Bộ Ngoại giao Pakistan ngày 6/6 ra tuyên bố cho biết đường lối đối ngoại của tân Thủ tướng Nawaz Sharif đặt trọng tâm trước mắt vào quan hệ với các nước láng giềng.
Trong đường lối chỉ đạo chính sách đối ngoại gửi các cơ quan đại diện ngoại giao của Pakistan ở nước ngoài, Thủ tướng Sharif khẳng định “nếu khu vực không có hòa bình thì nỗ lực tăng trưởng và phát triển của Pakistan sẽ không thành công.”
Ông Sharif nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự đồng thuận khu vực ủng hộ một chính phủ ổn định và hòa bình ở Afghanistan, đặc biệt là tiến trình hòa bình và hòa giải ở Afghanistan, do người Afghanistan tự quyết định và dẫn dắt.
Đối với Ấn Độ, Pakistan theo đuổi giữ quan hệ song phương bình thường, tích cực tìm các giải pháp cho những vấn đề tồn tại, trong đó có vấn đề Kashmir.
Ông Sharif xác định "Trung Quốc là một người bạn lớn và một đối tác kinh tế quan trọng" và Pakistan sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ chiến lược với nước này, cũng như tiếp tục tăng cường quan hệ với Nga - một đối tác quan trọng và một cường quốc trong khu vực.
Tân Thủ tướng Pakistan cũng bày tỏ mong muốn làm sâu sắc quan hệ với các nước ở khu vực Trung Đông, tiếp tục theo đuổi mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Về quan hệ với Mỹ, ông Sharif cho rằng Washington và Islamabad có chung lợi ích trong nhiều lĩnh vực. Do đó, Islamabad “sẽ xây dựng sự đồng thuận và nỗ lực giảm thiểu tối đa cũng như loại bỏ những bất đồng nếu có.”
Đối với châu Âu, bất chấp những vấn đề kinh tế mà châu lục này đang gặp phải, ông Sharif khẳng định “lục địa già” vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các vấn đề toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của Pakistan. Do đó, Islamabad sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương với từng quốc gia trong châu lục cũng như quan hệ đa phương với Liên minh châu Âu.
Về lĩnh vực chống khủng bố, tân Thủ tướng Sharif cho biết chính phủ của ông sẽ phát triển một chiến lược toàn diện và đồng thuận quốc gia thông qua việc tham vấn với tất cả các đảng phái chính trị, lực lượng an ninh, truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự nhằm đối phó với chủ nghĩa khủng bố.
Ông Sharif nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho các nhóm cực đoan, bên cạnh việc tìm kiếm sự hợp tác của cộng đồng quốc tế và khu vực trong lĩnh vực này./.
Trong đường lối chỉ đạo chính sách đối ngoại gửi các cơ quan đại diện ngoại giao của Pakistan ở nước ngoài, Thủ tướng Sharif khẳng định “nếu khu vực không có hòa bình thì nỗ lực tăng trưởng và phát triển của Pakistan sẽ không thành công.”
Ông Sharif nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy sự đồng thuận khu vực ủng hộ một chính phủ ổn định và hòa bình ở Afghanistan, đặc biệt là tiến trình hòa bình và hòa giải ở Afghanistan, do người Afghanistan tự quyết định và dẫn dắt.
Đối với Ấn Độ, Pakistan theo đuổi giữ quan hệ song phương bình thường, tích cực tìm các giải pháp cho những vấn đề tồn tại, trong đó có vấn đề Kashmir.
Ông Sharif xác định "Trung Quốc là một người bạn lớn và một đối tác kinh tế quan trọng" và Pakistan sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ chiến lược với nước này, cũng như tiếp tục tăng cường quan hệ với Nga - một đối tác quan trọng và một cường quốc trong khu vực.
Tân Thủ tướng Pakistan cũng bày tỏ mong muốn làm sâu sắc quan hệ với các nước ở khu vực Trung Đông, tiếp tục theo đuổi mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với Arập Xêút, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran.
Về quan hệ với Mỹ, ông Sharif cho rằng Washington và Islamabad có chung lợi ích trong nhiều lĩnh vực. Do đó, Islamabad “sẽ xây dựng sự đồng thuận và nỗ lực giảm thiểu tối đa cũng như loại bỏ những bất đồng nếu có.”
Đối với châu Âu, bất chấp những vấn đề kinh tế mà châu lục này đang gặp phải, ông Sharif khẳng định “lục địa già” vẫn đóng vai trò quan trọng đối với các vấn đề toàn cầu và là đối tác thương mại lớn nhất của Pakistan. Do đó, Islamabad sẽ tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương với từng quốc gia trong châu lục cũng như quan hệ đa phương với Liên minh châu Âu.
Về lĩnh vực chống khủng bố, tân Thủ tướng Sharif cho biết chính phủ của ông sẽ phát triển một chiến lược toàn diện và đồng thuận quốc gia thông qua việc tham vấn với tất cả các đảng phái chính trị, lực lượng an ninh, truyền thông và các tổ chức xã hội dân sự nhằm đối phó với chủ nghĩa khủng bố.
Ông Sharif nhấn mạnh sự cần thiết phải ngăn chặn các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho các nhóm cực đoan, bên cạnh việc tìm kiếm sự hợp tác của cộng đồng quốc tế và khu vực trong lĩnh vực này./.
(TTXVN)