Tầm nhìn chiến lược của Đảng trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950

Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 đã khẳng định tầm nhìn chiến lược, những quyết sách sáng tạo, hiệu quả của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
Tầm nhìn chiến lược của Đảng trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 ảnh 1Tháng 6/1950, Bác Hồ cùng Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch lớn đánh địch trên tuyến biên giới Việt-Trung với mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. (Nguồn: TTXVN)

Cùng với thắng lợi của quân và dân cả nước trên khắp các chiến trường, Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 là sự kiện lịch sử có vị trí đặc biệt quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới, mang tính bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược từ giai đoạn cầm cự, phòng ngự sang giai đoạn giành, giữ và nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ, liên tục tiến công địch và đánh tiêu diệt với quy mô lớn, đẩy quân địch ngày càng lún sâu vào thế bị động đối phó, cuối cùng chịu thất bại nặng nề.

Chiến thắng Biên giới Thu Đông 1950 đã khẳng định tầm nhìn chiến lược, những quyết sách sáng tạo, hiệu quả của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý trong lãnh đạo, chỉ đạo chiến đấu và nghệ thuật quân sự chuyển hình thái kháng chiến của ta từ chiến tranh du kích lên chiến tranh chính quy.

Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông 1947, quân và dân Việt Nam tiếp tục giành nhiều thắng lợi quan trọng. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng gặp những khó khăn mới.

Tháng 6/1949, được Mỹ trợ giúp, thực dân Pháp ráo riết thực hiện Kế hoạch Revers. Với quyết tâm đập tan mưu đồ của thực dân Pháp, đẩy mạnh sự phát triển của cuộc kháng chiến, Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Chiến dịch Biên giới.

Chiến dịch diễn ra qua ba đợt, từ 16/9-14/10/1950. Chiến dịch do Bộ Tổng Tư lệnh trực tiếp tổ chức, chỉ huy. Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp được chỉ định làm Bí thư Đảng ủy mặt trận, Chỉ huy trưởng kiêm Chính ủy Chiến dịch.

Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, Tổng Tham mưu trưởng làm Tham mưu trưởng Chiến dịch. Đây cũng là Chiến dịch duy nhất Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mặt trận, cùng Bộ Chỉ huy trực tiếp chỉ đạo.

[Chiến thắng Biên giới Thu-Đông 1950 - Tầm nhìn chiến lược của Đảng]

Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, ý chí tự lực, tự cường, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, vận dụng phương pháp tác chiến đầy mưu trí, sáng tạo, trải qua 29 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, ta đã giành được thắng lợi to lớn, không chỉ tiêu diệt một bộ phận sinh lực quan trọng, tinh nhuệ của địch, mà còn giải phóng một vùng đất rộng lớn, khai thông biên giới Việt Nam-Trung Quốc, nối liền liên lạc giữa cách mạng Việt Nam với phong trào hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.

Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, khẳng định  thắng lợi của Chiến dịch Biên giới 1950 đã chứng minh tính đúng đắn của đường lối kháng chiến mà Đảng ta đã vạch ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Với chiến thắng này, thế bao vây cả trong lẫn ngoài của địch đối với ta bị phá vỡ, mở ra bước ngoặt cơ bản, chuyển cuộc kháng chiến của ta từ hình thái chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy, kết hợp chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích ở trình độ cao hơn.

Kế hoạch Revers của thực dân Pháp được xây dựng với mục đích củng cố tuyến biên giới Việt-Trung, phong tỏa bờ biển Việt Nam; củng cố tuyến hành lang Đông-Tây; chiếm giữ đồng bằng Bắc bộ; củng cố khu phòng thủ tứ giác: Lạng Sơn, Móng Cái, Hà Nội, Hải Phòng để cô lập bao vây, tiêu diệt ta.

Nhiều chuyên gia nhận định rằng, bằng Chiến thắng Biên giới, ta đã làm phá sản kế hoạch quân sự, chính trị của thực dân Pháp, đập tan vòng vây biên giới, chọc thủng hành lang Đông Tây, cơ bản làm sụp đổ kế hoạch Revers.

Thất bại ở Chiến dịch Biên giới 1950 là "chưa từng có trong lịch sử chiến tranh xâm lược" của thực dân Pháp.

Tầm nhìn chiến lược của Đảng trong Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 ảnh 2Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)

Khẳng định Chiến thắng Biên Giới Thu Đông 1950 là kết tinh của những nỗ lực phi thường của quân và dân ta, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng nhấn mạnh chiến thắng là thành quả từ quá trình "chiến đấu trong vòng vây" của địch đầy hy sinh, gian khổ, là nguồn cổ vũ, động viên to lớn đối với quân và dân ta, là sự kiện lịch sử đánh dấu bước nhảy vọt, tạo chuyển biến quan trọng về cục diện chiến lược trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đại tá, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hoàng Xuân Nhiên (nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử nghệ thuật quân sự, Học viện Quốc phòng) cho rằng, Chiến dịch Biên giới đã cung cấp nhiều kinh nghiệm phong phú về nghệ thuật tác chiến cho Quân đội ta trên bước đường trưởng thành từ tác chiến du kích lên chính quy.

Cùng quan điểm với Đại tá Hoàng Xuân Nhiên, Đại tá, Thạc sĩ Nguyễn Khắc Bình (Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam) đánh giá, Chiến thắng Biên giới 1950 đã cho thấy bước phát triển nhảy vọt của nghệ thuật chiến dịch Việt Nam.

Nghệ thuật này được thể hiện từ định hướng chọn mục tiêu mở đầu chiến dịch, bảo đảm đánh thắng trận đầu, trận then chốt khơi ngòi thu hút viện binh địch, đến việc chọn đúng phương châm tác chiến chiến dịch "đánh điểm để diệt viện;" tập trung ưu thế binh hỏa lực trong các trận then chốt, giành và giữ quyền chủ động trong suốt quá trình chuẩn bị và thực hành chiến dịch.

Bước phát triển nghệ thuật chiến dịch của ta từ Chiến dịch Biên giới Thu - Đông 1950 đã tạo bước đệm nhảy vọt trên chặng đường dài, quá độ từ tác chiến du kích phân tán lên tác chiến tập trung, từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn của bộ đội ta trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

Bước trưởng thành vượt bậc trong quá trình tổ chức, chỉ đạo chiến tranh

Theo Đại tướng Lương Cường, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhân tố quyết định thắng lợi của Chiến dịch, có ý nghĩa bước ngoặt chính là tầm nhìn chiến lược, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Trung ương Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, được thể hiện trên một số nội dung cơ bản như nhận định chính xác tình hình, kịp thời hạ quyết tâm mở Chiến dịch, tạo bước ngoặt cho sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc phát triển; kịp thời, chính xác chuyển hướng chiến lược tiến công; tập trung lực lượng lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Quân đội, tổ chức chỉ huy chặt chẽ, đoàn kết thống nhất cao.

Qua quá trình lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta đã đúc rút nhiều bài học kinh nghiệm, trưởng thành vượt bậc trong quá trình tổ chức, chỉ đạo chiến tranh, nhất là năng lực phân tích, dự báo tình hình và hạ quyết tâm quyết chiến chiến lược.

Đầu năm 1950, Đảng sáng suốt nhận định cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam phát triển đang có lợi cho ta, bất lợi cho Pháp về tương quan so sánh lực lượng trên chiến trường Đông Dương.

Từ đó, Trung ương Đảng xác định năm 1950 là năm bản lề giữa hai giai đoạn chiến lược, năm chuyển biến lớn, có ý nghĩa quyết định để quân và dân ta vượt qua giai đoạn cầm cự, chuyển sang giai đoạn tổng phản công, là cơ sở vững chắc để Đảng hạ quyết tâm chiến lược mở Chiến dịch Biên giới 1950 với niềm tin giành thắng lợi.

Sự chủ động xây dựng, quán triệt và tổ chức thực hiện sáng tạo phương châm tác chiến chiến lược vào thực tiễn chiến đấu có thể nói là nét nổi bật nhất trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với Chiến dịch này.

Trước đó, đầu năm 1949, tại Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu diễn ra từ ngày 14-18/1/1949, Đảng đã đề ra phương châm chiến lược: "Du kích chiến là cơ bản, vận động chiến là phụ trợ, nhưng cần mạnh bạo đẩy vận động chiến đi tới và khi đủ điều kiện thì kịp thời nâng vận động chiến lên địa vị quan trọng để tiến sang giai đoạn phản công."

Phương châm đã được quán triệt và gấp rút thực hiện bằng các giải pháp cụ thể: Xây dựng bộ đội, phát triển lực lượng dân quân, kiện toàn cơ quan chỉ huy, đào luyện cán bộ, xây dựng nền lý luận quân sự Việt Nam, chấn chỉnh công việc tuyên truyền các chiến công của bộ đội và dân quân...

Đồng thời, Đảng coi trọng đào tạo, rèn luyện cán bộ có năng lực chỉ huy điều khiển bộ đội tập trung và đánh vận động chiến. Đảng chỉ đạo quân và dân ta đánh mạnh và táo bạo hơn nữa vào hậu phương địch, các vị trí chiến lược, cắt các đường giao thông quan trọng, nhất là các trung tâm chính trị của quân xâm lược Pháp, từ chủ động chiến dịch đi đến chủ động chiến lược từng bộ phận một cách mạnh bạo hơn; nỗ lực chuẩn bị tổng phản công, chuẩn bị trong kế hoạch chiến lược, trong xây dựng bộ đội và chuẩn bị về tinh thần cho toàn quân, toàn dân...

Đây là những vấn đề hệ trọng đối với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, là cơ sở chỉ đạo hoạt động tác chiến trên chiến trường.

Khẳng định Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 đã mở ra một giai đoạn mới của sự nghiệp kháng chiến, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trịnh Thị Hồng Hạnh (Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cũng cho rằng Chiến thắng Biên giới xuất phát từ nhiều nguyên nhân, song quan trọng nhất là từ chủ trương đúng đắn, quyết tâm, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; sự nỗ lực vượt bậc của quân và dân ta trên Mặt trận Cao Bằng-Lạng Sơn nói riêng, cả nước nói chung để quyết tâm thành thắng lợi.

Việc lựa chọn địa bàn, kịp thời chuyển hướng chiến lược, chuyển mục tiêu tiến công mở màn chiến dịch là một trong những thành công lớn trong chỉ đạo chiến lược của Đảng đối với Chiến dịch Biên giới.

Ban đầu, Đảng chủ trương mở chiến dịch trên hướng Tây Bắc, chuẩn bị chiến trường hướng Đông Bắc, vì Tây Bắc được coi là nơi yếu nhất, sơ hở nhất của địch. Tuy nhiên, nắm bắt sự phát triển của tình hình, Đảng kịp thời chuyển hướng chiến lược từ Tây Bắc sang Đông Bắc.

Hướng Đông Bắc, từ chỗ được coi là hướng quan trọng, trở thành hướng chiến lược. Ngược lại, Tây Bắc từ chỗ được xác định là hướng chiến lược, trở thành hướng phối hợp.

Quyết sách này thể hiện rõ tài thao lược, nghệ thuật nắm bắt và tận dụng thời cơ chiến lược của Đảng. Sự chuyển hướng chiến lược sang Đông Bắc trực tiếp làm phá sản kế hoạch Revers của thực dân Pháp.

Bên cạnh đường lối đúng đắn của Đảng, tinh thần đại đoàn kết toàn dân chính là cội nguồn sức mạnh làm nên Chiến thắng Biên giới. Nhận định về khía cạnh này, Thạc sĩ Hoàng Thanh Hải (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc đã được kế thừa, phát huy lên một tầm cao mới.

Quân và dân ta đã đồng tâm hiệp lực đánh giặc trên khắp các chiến trường để phối hợp, chia lửa với Chiến dịch Biên giới, từ đồng bằng Bắc Bộ, Thái Nguyên, Liên khu 3, Bình-Trị-Thiên, Liên khu 5, khu vực Nam Bộ...; động viên, phát huy cao độ tinh thần yêu nước, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân phục vụ Chiến dịch.

Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 là một trong những chiến dịch điển hình về tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta, để lại nhiều bài học kinh nghiệm có giá trị về lý luận, thực tiễn tổ chức chiến dịch.

Đó là bài học về sự lãnh đạo của Đảng, về nghệ thuật chỉ đạo điều hành chiến tranh và phát huy sức mạnh chiến tranh nhân dân, về huy động tiềm lực và khối đại đoàn kết dân tộc để tạo thành sức mạnh tổng hợp.

Trong đó, bài học về nghệ thuật lãnh đạo, chỉ đạo chiến lược tài tình, sắc bén của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là bài học lớn, sâu sắc nhất, bao trùm và chủ đạo nhất. Nhờ có tầm nhìn chiến lược và sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, nhạy bén, Đảng ta đã đánh giá đúng thực lực kẻ thù, đề ra chủ trương, phương châm tác chiến chiến lược kịp thời, chính xác, động viên cao độ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; tập trung mọi nguồn lực cho tiến công địch trên một hướng xác định, trong thời điểm quyết định, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh theo hướng có lợi cho ta./.

Tháng 6/1950, Bác Hồ cùng Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch lớn đánh địch trên tuyến biên giới Việt-Trung với mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. (Nguồn: TTXVN)
Tháng 6/1950, Bác Hồ cùng Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương mở chiến dịch lớn đánh địch trên tuyến biên giới Việt-Trung với mục đích: tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch; giải phóng một phần biên giới, mở đường giao thông với các nước xã hội chủ nghĩa; mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc. (Nguồn: TTXVN)
Theo kế hoạch tác chiến ban đầu, ta định tập trung lực lượng tiêu diệt địch ở Cao Bằng, đồng thời đánh địch lên ứng cứu, chi viện. Nhưng sau đó cân nhắc lại, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương đánh Đông Khê trước, mở màn cho chiến dịch, vừa bảo đảm chắc thắng, vừa tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thuận lợi. Chủ trương này được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Biên giới (1950). (Nguồn: TTXVN)
Theo kế hoạch tác chiến ban đầu, ta định tập trung lực lượng tiêu diệt địch ở Cao Bằng, đồng thời đánh địch lên ứng cứu, chi viện. Nhưng sau đó cân nhắc lại, Bộ Chỉ huy chiến dịch chủ trương đánh Đông Khê trước, mở màn cho chiến dịch, vừa bảo đảm chắc thắng, vừa tạo điều kiện cho chiến dịch phát triển thuận lợi. Chủ trương này được Chủ tịch Hồ Chí Minh phê chuẩn. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến Chiến dịch Biên giới (1950). (Nguồn: TTXVN)
Với quyết tâm giành thắng lợi cho chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược quan trọng này, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghiên cứu tình hình, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, chỉ đạo các ngành ở Trung ương và địa phương đem hết sức mình phục vụ tiền tuyến và thực hiện sự phối hợp chiến trường trên toàn quốc để bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng. Trong ảnh: Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Với quyết tâm giành thắng lợi cho chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược quan trọng này, Thường vụ Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trực tiếp nghiên cứu tình hình, phê chuẩn kế hoạch tác chiến, chỉ đạo các ngành ở Trung ương và địa phương đem hết sức mình phục vụ tiền tuyến và thực hiện sự phối hợp chiến trường trên toàn quốc để bảo đảm cho chiến dịch toàn thắng. Trong ảnh: Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến cho Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự cho Chiến dịch biên giới năm 1950. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)
Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch quân sự cho Chiến dịch biên giới năm 1950. (Ảnh: Đinh Đăng Định/TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Bác Hồ thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Bác Hồ thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn kế hoạch tác chiến với các sỹ quan quân đội trong chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh bàn kế hoạch tác chiến với các sỹ quan quân đội trong chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết chỉ thị ngay trước lều cỏ trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp viết chỉ thị ngay trước lều cỏ trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Có Bác Hồ đi chiến dịch, mọi người như được tăng thêm sức mạnh, ai nấy đều hăng hái, tin tưởng, quyết tâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Có Bác Hồ đi chiến dịch, mọi người như được tăng thêm sức mạnh, ai nấy đều hăng hái, tin tưởng, quyết tâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Có Bác Hồ đi chiến dịch, mọi người như được tăng thêm sức mạnh, ai nấy đều hăng hái, tin tưởng, quyết tâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp các chiến sỹ bộ đội trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Có Bác Hồ đi chiến dịch, mọi người như được tăng thêm sức mạnh, ai nấy đều hăng hái, tin tưởng, quyết tâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp các chiến sỹ bộ đội trên đường đi Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Có Bác Hồ đi chiến dịch, mọi người như được tăng thêm sức mạnh, ai nấy đều hăng hái, tin tưởng, quyết tâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Có Bác Hồ đi chiến dịch, mọi người như được tăng thêm sức mạnh, ai nấy đều hăng hái, tin tưởng, quyết tâm. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch Biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm cán bộ, chiến sỹ tham gia chiến dịch Biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Bác Hồ đến thăm cán bộ, chiến sỹ tham gia chiến dịch Biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trải qua 29 ngày chiến đấu quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi rất to lớn trong Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng thị trấn Đông Khê. (Nguồn: TTXVN)
Trải qua 29 ngày chiến đấu quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi rất to lớn trong Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng thị trấn Đông Khê. (Nguồn: TTXVN)
Trải qua 29 ngày chiến đấu quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi rất to lớn trong Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng thị trấn Đông Khê. (Nguồn: TTXVN)
Trải qua 29 ngày chiến đấu quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi rất to lớn trong Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng thị trấn Đông Khê. (Nguồn: TTXVN)
Phút nghỉ ngơi của bộ đội ta giữa hai trận đánh trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Phút nghỉ ngơi của bộ đội ta giữa hai trận đánh trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Ban chỉ huy một đơn vị bộ đội ta đang bàn bạc bổ sung kế hoạch tác chiến và nhận định tình hình chiến trường trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Ban chỉ huy một đơn vị bộ đội ta đang bàn bạc bổ sung kế hoạch tác chiến và nhận định tình hình chiến trường trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Các vị trí của Pháp tại Đông Khê bị trúng pháo của bộ đội ta trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Các vị trí của Pháp tại Đông Khê bị trúng pháo của bộ đội ta trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trong Chiến dịch biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (có 8 tiểu đoàn Âu-Phi, chiếm 41% lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương), diệt và bắt 8.296 tên, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của địch. Trong ảnh: Lính Pháp ở mặt trận Đông Khê ra hàng trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trong Chiến dịch biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (có 8 tiểu đoàn Âu-Phi, chiếm 41% lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương), diệt và bắt 8.296 tên, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của địch. Trong ảnh: Lính Pháp ở mặt trận Đông Khê ra hàng trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Bị quân ta bao vây chặt chẽ, quân Pháp đã phải dùng máy bay để tiếp tế cho binh lính ở Đông Khê (1950). (Nguồn: TTXVN)
Bị quân ta bao vây chặt chẽ, quân Pháp đã phải dùng máy bay để tiếp tế cho binh lính ở Đông Khê (1950). (Nguồn: TTXVN)
Các chiến sỹ thông tin liên lạc làm việc không kể ngày đêm đảm bảo liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Các chiến sỹ thông tin liên lạc làm việc không kể ngày đêm đảm bảo liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Các vị trí của địch tại Đông Khê bị trúng pháo của bộ đội ta trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Các vị trí của địch tại Đông Khê bị trúng pháo của bộ đội ta trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Số lượng lớn pháo binh và công binh của Bộ Tổng Tư lệnh được tập trung cho Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Pháo của ta đang bắn vào các vị trí của địch ở Đông Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Số lượng lớn pháo binh và công binh của Bộ Tổng Tư lệnh được tập trung cho Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Pháo của ta đang bắn vào các vị trí của địch ở Đông Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch biên giới 1950 khẩn trương hành quân vào chiến dịch. (Nguồn: TTXVN)
Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Các đơn vị bộ đội tham gia Chiến dịch biên giới 1950 khẩn trương hành quân vào chiến dịch. (Nguồn: TTXVN)
Bộ đội ta vận chuyển nhiều loại vũ khí vào mặt trận để tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Bộ đội ta vận chuyển nhiều loại vũ khí vào mặt trận để tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Số lượng lớn pháo binh và công binh của Bộ Tổng Tư lệnh được tập trung cho Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Phát huy truyền thống 'Chân đồng, vai sắt,' các chiến sỹ pháo binh đã mang trên vai những vũ khí, khí tài pháo nặng hàng tấn vào mặt trận biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Số lượng lớn pháo binh và công binh của Bộ Tổng Tư lệnh được tập trung cho Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Phát huy truyền thống 'Chân đồng, vai sắt,' các chiến sỹ pháo binh đã mang trên vai những vũ khí, khí tài pháo nặng hàng tấn vào mặt trận biên giới năm 1950. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Trong ảnh: Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950 làm lễ xuất phát, lên đường ra mặt trận. (Nguồn: TTXVN)
Ban chỉ huy của một đơn vị bộ đội đang nghiên cứu kế hoạch tác chiến trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Ban chỉ huy của một đơn vị bộ đội đang nghiên cứu kế hoạch tác chiến trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Tiểu đoàn 374 tham gia Chiến dịch biên giới 1950 phấn khởi lên đường. (Nguồn: TTXVN)
Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Tổng Tư lệnh quyết định sử dụng nhiều đơn vị mạnh tham gia chiến dịch. Với tổng số lực lượng tương đương hai đại đoàn, Chiến dịch biên giới đã vượt tất cả các chiến dịch trước đây về quy mô sử dụng lực lượng. Trong ảnh: Tiểu đoàn 374 tham gia Chiến dịch biên giới 1950 phấn khởi lên đường. (Nguồn: TTXVN)
Lá cờ tặng tiểu đoàn 374, một trong những đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Lá cờ tặng tiểu đoàn 374, một trong những đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới tổ chức sinh hoạt chính trị, luyện tập quân sự và tích cực chuẩn bị cho chiến dịch, nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch. (Nguồn: TTXVN)
Các đơn vị tham gia Chiến dịch biên giới tổ chức sinh hoạt chính trị, luyện tập quân sự và tích cực chuẩn bị cho chiến dịch, nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch. (Nguồn: TTXVN)
Các đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới tổ chức sinh hoạt chính trị, luyện tập quân sự và tích cực chuẩn bị cho chiến dịch, nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch. (Nguồn: TTXVN)
Các đơn vị tham gia chiến dịch Biên giới tổ chức sinh hoạt chính trị, luyện tập quân sự và tích cực chuẩn bị cho chiến dịch, nêu cao quyết tâm tiêu diệt địch. (Nguồn: TTXVN)
Các chiến sỹ thông tin liên lạc làm việc không kể ngày đêm, đảm bảo liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Các chiến sỹ thông tin liên lạc làm việc không kể ngày đêm, đảm bảo liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, góp phần xứng đáng vào chiến thắng chung của Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Liên khu Việt Bắc là địa phương chính động viên sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Với khẩu hiệu 'Tất cả cho chiến dịch toàn thắng, Đảng bộ, chính quyền Liên khu đã huy động hơn 120 nghìn dân công thuộc các dân tộc ở Việt Bắc tham gia phục vụ tiền tuyến. Trong ảnh: Lực lượng dân quân phục vụ trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Liên khu Việt Bắc là địa phương chính động viên sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Với khẩu hiệu 'Tất cả cho chiến dịch toàn thắng, Đảng bộ, chính quyền Liên khu đã huy động hơn 120 nghìn dân công thuộc các dân tộc ở Việt Bắc tham gia phục vụ tiền tuyến. Trong ảnh: Lực lượng dân quân phục vụ trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Tù binh địch được bộ đội ta băng bó, cứu chữa tại mặt trận biên giới. (Nguồn: TTXVN)
Tù binh địch được bộ đội ta băng bó, cứu chữa tại mặt trận biên giới. (Nguồn: TTXVN)
Cứu chữa thương binh tại mặt trận biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Cứu chữa thương binh tại mặt trận biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trong Chiến dịch biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (có 8 tiểu đoàn Âu-Phi, chiếm 41% lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương), diệt và bắt 8.296 tên, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của địch. Trong ảnh: Quân địch ở Thất Khê ra hàng bộ đội ta trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trong Chiến dịch biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (có 8 tiểu đoàn Âu-Phi, chiếm 41% lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương), diệt và bắt 8.296 tên, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của địch. Trong ảnh: Quân địch ở Thất Khê ra hàng bộ đội ta trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trong Chiến dịch biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (có 8 tiểu đoàn Âu-Phi, chiếm 41% lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương), diệt và bắt 8.296 tên, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của địch. Trong ảnh: Vũ khí, khí tài của địch bị bộ đội ta thu được tại mặt trận Đông Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trong Chiến dịch biên giới, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 10 tiểu đoàn địch (có 8 tiểu đoàn Âu-Phi, chiếm 41% lực lượng cơ động chiến lược của Pháp ở Đông Dương), diệt và bắt 8.296 tên, thu hơn 3.000 tấn vũ khí và đồ dùng quân sự, xóa sổ Liên khu biên giới Đông Bắc của địch. Trong ảnh: Vũ khí, khí tài của địch bị bộ đội ta thu được tại mặt trận Đông Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 14/10/1950, Chiến dịch biên giới kết thúc. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng Thất Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 14/10/1950, Chiến dịch biên giới kết thúc. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng Thất Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 14/10/1950, Chiến dịch biên giới kết thúc. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm thị trấn Thất Khê sau ngày giải phóng. (Nguồn: TTXVN)
Ngày 14/10/1950, Chiến dịch biên giới kết thúc. Trong ảnh: Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm thị trấn Thất Khê sau ngày giải phóng. (Nguồn: TTXVN)
Trải qua 29 ngày chiến đấu quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi rất to lớn trong Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng Thất Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Trải qua 29 ngày chiến đấu quyết liệt, mưu trí, dũng cảm, quân và dân ta đã giành được thắng lợi rất to lớn trong Chiến dịch biên giới. Trong ảnh: Bộ đội ta tiến vào giải phóng Thất Khê trong Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Hạ tuần tháng 8/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lên đường ra mặt trận cùng Bộ Chỉ huy chiến dịch trực tiếp chỉ đạo chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, Người ân cần thăm hỏi, nắm thêm tình hình, động viên bộ đội, dân công. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ tham gia Chiến dịch biên giới 1950. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông để quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu là nguồn động viên to lớn, làm nức lòng quân và dân ra sức thi đua giết giặc lập công, đưa Chiến dịch đến toàn thắng. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông để quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến trận đánh các cứ điểm địch ở Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới. Hình ảnh vị lãnh tụ tối cao của Đảng, của dân tộc không ngại khó khăn, nguy hiểm ra mặt trận trực tiếp chỉ đạo cuộc chiến đấu là nguồn động viên to lớn, làm nức lòng quân và dân ra sức thi đua giết giặc lập công, đưa Chiến dịch đến toàn thắng. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn chiến dịch. Mặc dù địch chống cự hết sức quyết liệt và tình huống chiến đấu diễn ra rất gay go, phức tạp, song bộ đội ta vẫn dũng cảm chiến đấu, tổ chức nhiều đợt xung phong, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Sau 54 giờ chiến đấu, sáng ngày 18/9, bộ đội ta chiếm toàn bộ cụm cứ điểm Đông Khê. Trong ảnh: Bộ đội xung kích tấn công lô cốt địch tại mặt trận Đông Khê. (Nguồn: TTXVN)
Sáng sớm ngày 16/9/1950, ta bắt đầu nổ súng đánh cụm cứ điểm Đông Khê, mở màn chiến dịch. Mặc dù địch chống cự hết sức quyết liệt và tình huống chiến đấu diễn ra rất gay go, phức tạp, song bộ đội ta vẫn dũng cảm chiến đấu, tổ chức nhiều đợt xung phong, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Sau 54 giờ chiến đấu, sáng ngày 18/9, bộ đội ta chiếm toàn bộ cụm cứ điểm Đông Khê. Trong ảnh: Bộ đội xung kích tấn công lô cốt địch tại mặt trận Đông Khê. (Nguồn: TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục