Cách đây một năm, Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ nhất ở Mỹ đã dự báo về làn sóng chuyển dịch sự giàu có từ các nước phương Tây, vốn bị sa lầy trong suy thoái và nợ nần sang châu Á và các thị trường mới nổi đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh.
Cho đến nay, những dự báo này đã trở thành hiện thực. Ngày 24/8, Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ hai tập hợp các nhà kinh tế nổi tiếng thế giới - gồm Mike Larson ở Bắc Mỹ, Claus Vogt ở châu Âu, Tony Sagami ở châu Á, Rudy Martin ở Nam Mỹ và Ron Rowland, chuyên gia hàng đầu thế giới về Quỹ buôn bán chứng khoán quốc tế (ETF) - đã đưa ra tám dự báo về nền kinh tế thế giới trong năm 2010.
Thứ nhất, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc hội Mỹ bị tê liệt không thể thông qua được gói kích thích kinh tế lớn mới và không thể ngăn chặn được nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép.
Điều này có nghĩa là kinh tế Mỹ vừa phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 lại tiếp tục rơi vào cuộc suy thoái mới. Các nhà kinh tế tham dự Diễn đàn đều thống nhất quan điểm rằng kinh tế Mỹ đang phải chứng kiến những tin tức xấu.
GDP giảm mạnh, chỉ số công nghiệp chủ chốt giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, số nhà ở bán ra giảm đến mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ qua và tín dụng ngân hàng giảm mạnh. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách liên bang có thể lên tới 1.500 tỷ USD trong năm 2010 và 1.300 tỷ USD năm 2011.
Tình hình kinh tế ảm đạm này đòi hỏi Chính phủ Mỹ phải đưa ra một gói kích thích kinh tế mới nhưng khả năng chính quyền Obama và Quốc hội thống nhất được gói kích thích kinh tế lớn và mới này rất khó khăn.
Thứ hai, toàn bộ gánh nặng chống suy thoái và bù đắp thâm hụt ngân sách lớn nói trên rơi vào các ngân hàng Trung ương. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và những người đồng nhiệm châu Âu sẽ khởi động một đợt in tiền mới lớn hơn đợt in tiền chống khủng hoảng kinh tế 2008-2009.
Cả Mỹ và châu Âu đều đã khởi động các máy in tiền tuy những đồng tiền mới này không đem thịnh vượng đến cho Mỹ và châu Âu nhưng nó tạo nên sự thịnh vượng giả tạo. Phần lớn số tiền in ra này sẽ chảy sang các nước hiện đang tăng trưởng nhanh và thực chất.
Thứ ba, cuộc khủng hoảng nợ quốc gia sẽ bùng phát trở lại ở cường độ cao hơn trước, đầu tiên ở Đông Âu, sau đó đến Mỹ và Anh. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết nợ quốc gia của Mỹ thậm chí còn xấu hơn cả những nước vốn đã sa lầy trong nợ nần như Tây Ban Nha, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Thứ tư, nợ chính phủ của Mỹ sẽ tồi tệ hơn so với của Hy Lạp - nước vừa thoát vỡ nợ nhờ sự bảo lãnh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh châu Âu (EU). Dự báo, gánh nặng nợ nần của Mỹ sẽ lên tới 400% GDP, gấp 3 lần của Hy Lạp hiện nay. Suy thoái sâu hơn ở Mỹ và châu Âu, việc in tiền nhiều hơn để bù đắp thâm hụt ngân sách, sự giảm giá mạnh của đồng USD và đồng euro cùng với sự thịnh vượng giả tạo sẽ đẩy gánh nặng nợ nần của Mỹ tăng cao.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ gấp ít nhất 4 lần tăng trưởng của Mỹ và Tây Âu trong nhiều năm tới. Trung Quốc hiện có lượng vàng và dự trữ ngoại tệ trị giá 5.000 tỷ USD, trừ đi khoản nợ nước ngoài 374 tỷ USD vẫn còn 4.600 tỷ USD để đầu tư vào nền kinh tế.
Trong khi đó, nếu tính đến số nợ nước ngoài của Mỹ, trừ đi dự trữ ngoại tệ của Mỹ thì hiện nước này vẫn nợ tới 1.600 tỷ USD. Trung Quốc đang ngồi trên núi tiền lớn nhất thế giới trong khi Mỹ đang lao xuống dốc trở thành con nợ lớn nhất toàn cầu.
Thứ sáu, trong 12 tháng tới, các nhà đầu tư vào Indonesia sẽ kiếm được nhiều tiền hơn các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Giới đầu tư nước ngoài đang gặt hái được nhiều ở Indonesia. Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng 20% trong năm nay.
Đồng nội tệ của nước này đã tăng giá 5%. Đầu tư nước ngoài vào Indonesia kể từ đầu năm 2010 đến nay tăng 51% so với cùng kỳ năm 2009. Xu hướng này đang được mở rộng, vì giới đầu tư đã thu được lợi lớn khi đầu tư vào Indonesia.
Thứ bảy, trong khi các nền kinh tế châu Á tăng trưởng tốt hơn Mỹ và châu Âu, các nền kinh tế Brazil và Chile còn tăng tốt hơn châu Á. Hai nền kinh tế Brazil và Chile đang tăng trưởng mạnh, nhờ sự năng động, sáng suốt và tầm nhìn của giới lãnh đạo, cũng như nhu cầu mạnh mẽ ở trong nước.
Hơn 50% dân số Brazil trước đây đói nghèo nay đã mở tài khoản ngân hàng và sử dụng thẻ tín dụng. Brazil trước đây nhập khẩu năng lượng nhưng nay nước này đã hoàn toàn tự túc được nguồn năng lượng. Kinh tế Chile hiện đã được xếp vào các nền kinh tế phát triển. Chile sản xuất đồng nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới, gấp 5 lần Mỹ.
Người dân Chile hiện chi tiêu nhiều hơn và trong khi ngân hàng Mỹ đang phải hoạt động chật vật thì lợi nhuận của ngành ngân hàng Chile tăng tới 57% trong năm 2010. Bức tranh kinh tế thế giới hiện nay rõ ràng là tin xấu đối với Mỹ và châu Âu, nhưng lại là tin tốt đối với châu Á và Nam Mỹ.
Thứ tám, nhiều của cải trên thế giới sẽ được tạo ra bởi các quỹ buôn bán chứng khoán quốc tế (ETF). So với mức thấp của tháng 3/2009, ETF của Chile tăng 104%, ETF của Australia tăng 105%, Brazil 114%, Singapore 127%, Hàn Quốc 130%, Thái Lan 143% và Ấn Độ 158%./.
Cho đến nay, những dự báo này đã trở thành hiện thực. Ngày 24/8, Diễn đàn toàn cầu Weiss lần thứ hai tập hợp các nhà kinh tế nổi tiếng thế giới - gồm Mike Larson ở Bắc Mỹ, Claus Vogt ở châu Âu, Tony Sagami ở châu Á, Rudy Martin ở Nam Mỹ và Ron Rowland, chuyên gia hàng đầu thế giới về Quỹ buôn bán chứng khoán quốc tế (ETF) - đã đưa ra tám dự báo về nền kinh tế thế giới trong năm 2010.
Thứ nhất, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc hội Mỹ bị tê liệt không thể thông qua được gói kích thích kinh tế lớn mới và không thể ngăn chặn được nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái kép.
Điều này có nghĩa là kinh tế Mỹ vừa phục hồi từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008-2009 lại tiếp tục rơi vào cuộc suy thoái mới. Các nhà kinh tế tham dự Diễn đàn đều thống nhất quan điểm rằng kinh tế Mỹ đang phải chứng kiến những tin tức xấu.
GDP giảm mạnh, chỉ số công nghiệp chủ chốt giảm xuống mức thấp nhất trong 7 tháng, số nhà ở bán ra giảm đến mức thấp nhất trong gần nửa thế kỷ qua và tín dụng ngân hàng giảm mạnh. Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân sách liên bang có thể lên tới 1.500 tỷ USD trong năm 2010 và 1.300 tỷ USD năm 2011.
Tình hình kinh tế ảm đạm này đòi hỏi Chính phủ Mỹ phải đưa ra một gói kích thích kinh tế mới nhưng khả năng chính quyền Obama và Quốc hội thống nhất được gói kích thích kinh tế lớn và mới này rất khó khăn.
Thứ hai, toàn bộ gánh nặng chống suy thoái và bù đắp thâm hụt ngân sách lớn nói trên rơi vào các ngân hàng Trung ương. Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke và những người đồng nhiệm châu Âu sẽ khởi động một đợt in tiền mới lớn hơn đợt in tiền chống khủng hoảng kinh tế 2008-2009.
Cả Mỹ và châu Âu đều đã khởi động các máy in tiền tuy những đồng tiền mới này không đem thịnh vượng đến cho Mỹ và châu Âu nhưng nó tạo nên sự thịnh vượng giả tạo. Phần lớn số tiền in ra này sẽ chảy sang các nước hiện đang tăng trưởng nhanh và thực chất.
Thứ ba, cuộc khủng hoảng nợ quốc gia sẽ bùng phát trở lại ở cường độ cao hơn trước, đầu tiên ở Đông Âu, sau đó đến Mỹ và Anh. Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho biết nợ quốc gia của Mỹ thậm chí còn xấu hơn cả những nước vốn đã sa lầy trong nợ nần như Tây Ban Nha, Ireland, Italy, Bồ Đào Nha và Hy Lạp.
Thứ tư, nợ chính phủ của Mỹ sẽ tồi tệ hơn so với của Hy Lạp - nước vừa thoát vỡ nợ nhờ sự bảo lãnh của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Liên minh châu Âu (EU). Dự báo, gánh nặng nợ nần của Mỹ sẽ lên tới 400% GDP, gấp 3 lần của Hy Lạp hiện nay. Suy thoái sâu hơn ở Mỹ và châu Âu, việc in tiền nhiều hơn để bù đắp thâm hụt ngân sách, sự giảm giá mạnh của đồng USD và đồng euro cùng với sự thịnh vượng giả tạo sẽ đẩy gánh nặng nợ nần của Mỹ tăng cao.
Thứ năm, tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ gấp ít nhất 4 lần tăng trưởng của Mỹ và Tây Âu trong nhiều năm tới. Trung Quốc hiện có lượng vàng và dự trữ ngoại tệ trị giá 5.000 tỷ USD, trừ đi khoản nợ nước ngoài 374 tỷ USD vẫn còn 4.600 tỷ USD để đầu tư vào nền kinh tế.
Trong khi đó, nếu tính đến số nợ nước ngoài của Mỹ, trừ đi dự trữ ngoại tệ của Mỹ thì hiện nước này vẫn nợ tới 1.600 tỷ USD. Trung Quốc đang ngồi trên núi tiền lớn nhất thế giới trong khi Mỹ đang lao xuống dốc trở thành con nợ lớn nhất toàn cầu.
Thứ sáu, trong 12 tháng tới, các nhà đầu tư vào Indonesia sẽ kiếm được nhiều tiền hơn các nhà đầu tư vào Trung Quốc. Giới đầu tư nước ngoài đang gặt hái được nhiều ở Indonesia. Thị trường chứng khoán Indonesia đã tăng 20% trong năm nay.
Đồng nội tệ của nước này đã tăng giá 5%. Đầu tư nước ngoài vào Indonesia kể từ đầu năm 2010 đến nay tăng 51% so với cùng kỳ năm 2009. Xu hướng này đang được mở rộng, vì giới đầu tư đã thu được lợi lớn khi đầu tư vào Indonesia.
Thứ bảy, trong khi các nền kinh tế châu Á tăng trưởng tốt hơn Mỹ và châu Âu, các nền kinh tế Brazil và Chile còn tăng tốt hơn châu Á. Hai nền kinh tế Brazil và Chile đang tăng trưởng mạnh, nhờ sự năng động, sáng suốt và tầm nhìn của giới lãnh đạo, cũng như nhu cầu mạnh mẽ ở trong nước.
Hơn 50% dân số Brazil trước đây đói nghèo nay đã mở tài khoản ngân hàng và sử dụng thẻ tín dụng. Brazil trước đây nhập khẩu năng lượng nhưng nay nước này đã hoàn toàn tự túc được nguồn năng lượng. Kinh tế Chile hiện đã được xếp vào các nền kinh tế phát triển. Chile sản xuất đồng nhiều hơn bất cứ nước nào trên thế giới, gấp 5 lần Mỹ.
Người dân Chile hiện chi tiêu nhiều hơn và trong khi ngân hàng Mỹ đang phải hoạt động chật vật thì lợi nhuận của ngành ngân hàng Chile tăng tới 57% trong năm 2010. Bức tranh kinh tế thế giới hiện nay rõ ràng là tin xấu đối với Mỹ và châu Âu, nhưng lại là tin tốt đối với châu Á và Nam Mỹ.
Thứ tám, nhiều của cải trên thế giới sẽ được tạo ra bởi các quỹ buôn bán chứng khoán quốc tế (ETF). So với mức thấp của tháng 3/2009, ETF của Chile tăng 104%, ETF của Australia tăng 105%, Brazil 114%, Singapore 127%, Hàn Quốc 130%, Thái Lan 143% và Ấn Độ 158%./.
(TTXVN/Vietnam+)