Nhà khách thủy đình sẽ là nơi đầu tiên bạn gặp khi đặt chân đến chùa Tam Chúc. Ghé địa điểm này mua vé lên thuyền và tham quan nội thất, tranh ảnh về chùa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đi thuyền để di chuyển qua đình Tam Chúc là một trải nghiệm tâm linh vô cùng thú vị. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bãi gửi xe sẽ cách cổng chùa khoảng 5km, nên bạn có 2 sự lưa chọn là đi vào chùa bằng thuyền hoặc xe điện.(Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Du khách thích thú vừa trải nghiệm đi thuyền trên đầm vừa nghe hướng dẫn viên giới thiệu về sự tích và kiến trúc chùa Tam Chúc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Bánh kẹo, hoa quả, trà nước cũng sẽ được phục vụ trên suốt hành trình. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Dù mới đưa vào hoạt động chưa bao lâu nhưng đi thuyền khám phá chùa Tam Chúc được rất đông du khách lựa chọn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Phong cảnh thiên nhiên hữu tình và mờ ảo trong sương sớm trên hồ Lục Nhạc khiến nơi đây được ví như Hạ Long thu nhỏ của Hà Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Quang cảnh hồ Tam Chúc nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây vẫn giữ được sự cân bằng hệ sinh thái nên cứ đến mùa là rất nhiều loài chim tìm về cư trú. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Tam Chúc là một khu du lịch quốc gia ở Việt Nam, có điểm nhấn là chùa Tam Chúc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Toàn khu vực rộng 5.100 ha, bao gồm hệ thống các công trình văn hóa thể thao được xây dựng mới gắn với hồ Tam Chúc nằm ở thị trấn Ba Sao và xã Khả Phong, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình Tam Chúc nhìn từ trên cao, nằm trên hòn đảo nhỏ với một lối đi vào bằng đường bộ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình Tam Chúc hiện nay là công trình kiến trúc được phục dựng giữa lòng hồ Tam Chúc, mang kiến trúc đặc trưng của đình làng Bắc Bộ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Đình làng Tam Chúc xưa thờ Hoàng hậu nhà Đinh Dương Thị Nguyệt, Đinh Tiên Hoàng Đế và thần Bạch Mã. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Sự tích cho biết rằng khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân, đã đến vùng Kim Bảng ngày nay chiêu mộ binh mã, tích trữ lương thảo đã tiến đến đền thần Linh Lang Bạch Mã cầu đảo. Khi lên ngôi Hoàng đế, Đinh Tiên Hoàng lệnh cho dân Kim Bảng lập đền thờ Thần Linh Lang Bạch Mã. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Giếng cổ trong không gian đình làng Tam Chúc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nơi đây trở thành một tích mang đậm dấu ấn văn hóa Bắc Bộ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Khi Đinh Tiên Hoàng mất, Hoàng hậu Dương Thị Nguyệt cùng công chúa Ngọc Nương đã trở về quê hương Đặng Xá giúp dân Kim Bảng dựng chùa, trồng cấy và ổn định cuộc sống. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Sau này khi Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đã truyền chỉ cho thiên hạ cứ nơi nào vua Đinh Tiên Hoàng đã lập đồn trại… thì đều được rước sắc về lập đền thờ cúng. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Riêng tại Hà Nam có đền Lăng ở Thanh Liêm, miếu Thượng ở Đồng Lạc, đình Lạc Nhuế ở xã Đồng Hóa, đền Đặng Xá ở xã Văn Xá, Kim Bảng, đền Ung Liêm ở Phủ Lý, đình Yến ở xã Thanh Hà... là những di tích thờ Vua Đinh. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Nay ngôi đình trở thành di tích được du khách thập phương tìm về. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, gắn với truyền thuyết 'Tiền Lục nhạc - hậu Thất Tinh.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thuyền đưa du khách cập bến lên tham quan quần thể chùa Tam Chúc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Toàn cảnh quần thể chùa Tam Chúc nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa Tam Chúc mới hiện nay được xây dựng với các hạng mục cổng Tam Quan, Vườn cột kinh, điện Quan Âm, điện Pháp Chủ, điện Tam Thế và Tháp Ngọc. Chùa nằm ở phía Tây và nhìn ra hồ Tam Chúc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Vườn cột kinh đồ sộ nằm ngay sau cổng Tam quan. Đây là là những cột kinh nguyên phục dựng giống Bảo vật quốc gia cột kinh chùa Nhất Trụ ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình. Giữa khoảng sân từ Tam quan tới điện Quan Âm có 32 cột kinh được bằng đá xanh Thanh Hóa, cao 13,5m, rộng khoảng 2m, mỗi cột nặng khoảng 200 tấn. Những lời Phật dạy được khắc lên những cột kinh này để nhắc nhở thế hệ hiện tại cũng như mai sau tu nhân tích đức. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa gắn với truyền thuyết 'Tiền Lục nhạc-hậu Thất Tinh.' Theo đó, trên dãy núi 99 ngọn nằm ở phía Tây Nam hướng về chùa Hương có 7 ngọn núi gần làng Tam Chúc. Tích xưa kể lại cả bảy ngọn núi này đều xuất hiện một đốm sáng lớn tựa như 7 ngôi sao, sáng suốt đêm ngày. Ánh sáng lung linh từ trên cao rọi xuống một vùng rộng lớn. Dân làng gọi đó là núi 'Thất Tinh' và ngôi chùa ở đây được gọi là chùa 'Thất Tinh.' (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Sau đó, có người đến núi Thất Tinh đục đẽo, hòng lấy đi 7 ngôi sao đặc biệt đó. Họ chất củi thành đống lớn và đốt nhiều ngày khiến cho 4 ngôi sao bị mờ dần đi, cuối cùng chỉ còn lại 3 ngôi sao. Vì thế, chùa Thất Tinh sau này được đổi thành chùa Ba Sao và thị trấn Ba Sao (Kim Bảng) cũng được lấy tên gọi từ tích ấy. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa Tam Chúc thờ những vị quốc sư có công phát triển Phật giáo Việt Nam như: Sư Tổ Đạt ma; Thiền sư Khuông Việt; thiền sư Đỗ Pháp Thuận; Thiền sư Nguyễn Minh Không; Hòa thượng Thích Thanh Tứ. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Theo thượng tọa Thích Minh Quang, Phó Chánh văn phòng Trung ương hội Phật giáo Việt Nam: 'Quốc sư Nguyễn Minh Không thời Lý (1066-1141) đi theo men theo núi từ Ninh Bình đến Mỹ Đức (Hà Nội) tìm cây thuốc cứu dân độ thế. Ngài đi đến đâu thấy có hang động đẹp thì lại xây chùa bái Phật. Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cùng doanh nghiệp Xuân Trường đã xây dựng tuyến du lịch tâm linh Con đường Phật giáo dài hơn 100km bằng việc kết nối 3 quần thể di tích và danh lam thắng cảnh chùa Hương, chùa Tam Chúc, chùa Bái Đính theo con đường hành hương của Quốc sư Nguyễn Minh Không.' Dưới thời Lý, Quốc sư Nguyễn Minh Không đã về Hà Nam mở rộng chùa Tam Chúc và hành đạo cứu người. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa Tam Chúc có 3 chính điện là: Điện Tam Thế, điện Pháp Chủ và điện Quan Âm. Mỗi điện sẽ thờ phụng một vị Phật mang ý nghĩa thiêng liêng riêng. Điểm chung duy nhất là cả 3 điện điều có 4 bức phù điêu được tạc thủ công bằng đá lấy từ miệng núi lửa của đất nước Indonesia. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Mỗi tấm phù điêu mang một câu chuyện về cuộc đời Đức Phật. Các Bảo điện được dẫn lối bởi những bậc thang cao phía 2 bên. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Những phiến đá sau khi lấy ra từ miệng núi lửa cũng được tạc tại Indonesia, rồi chuyển về chùa Tam Chúc và ráp lại thành bức tường. Quan sát kỹ bằng mắt thường cũng có thể nhìn rõ những dấu tích của nham thạch. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Phía dưới mỗi bức tường đều có chú thích bằng 3 thứ tiếng. Nếu không có hướng dẫn viên đi cùng du khách có thể kiểm tra mã trên tấm phù điêu để tìm hiểu điển tích. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một góc kỷ niệm dành cho các du khách, Phật tử về chiêm bái chùa. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Một buổi lễ thuyết pháp và cầu an của Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, Thượng tọa Thích Minh Quang. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Buổi lễ được diễn ra ở Điện Tam Thế. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, Thượng tọa Thích Minh Quang làm lễ trước khi thuyết pháp. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Điện Tam Thế là tòa lớn nhất trong quần thể chùa Tam Chúc. Bước qua hàng cửa gỗ chạm lộng tinh xảo, phía trước là ba pho Tam Thế đại diện cho quá khứ, hiện tại và vị lai. Trên các bức tường của điện Tam Thế là những bức phù điêu về cõi Niết Bàn. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thượng tọa Thích Minh Quang chia sẻ về quá trình xây dựng nên ngôi chùa lớn nhất Việt Nam. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, Thượng tọa Thích Minh Quang. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Các du khách và Phật tử được tham gia buổi lễ cầu an cùng Phó Trụ trì chùa Tam Chúc, Thượng tọa Thích Minh Quang. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Cùng cầu nguyện an lành cho tất cả được bình an vượt qua đại dịch COVID-19. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Thượng tọa Thích Minh Quang chủ trì nghi lễ cầu an. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Toàn cảnh quần thể khu du lịch tâm linh Tam Chúc nhìn từ trên cao. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
Chùa Tam Chúc cổ được xây dựng từ thời nhà Đinh, ngự ở vị thế cao nhất trong quần thể Tam Chúc. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
(Vietnam+)