Tại sao có quá nhiều tranh chấp lãnh thổ ở châu Á

Các cuộc đụng độ và đối đầu trực diện giữa binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalayas hồi tháng 5 vừa qua có thể là đáng chú ý nhất vì chúng gây tổn thất sinh mạng cho cả hai bên.
Tại sao có quá nhiều tranh chấp lãnh thổ ở châu Á ảnh 1Binh sĩ Ấn Độ tuần tra tại khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ ở bang Arunachal Pradesh. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Theo trang mạng thenational.ae, di sản thuộc địa và trước thuộc địa dù có là gì đi nữa, cỗ máy tăng trưởng thế giới vẫn cần tiếp tục vận hành. Các cuộc tranh chấp biên giới ở châu Á vẫn đều đặn tạo ra tin tức.

Các cuộc đụng độ và đối đầu trực diện giữa binh sỹ Ấn Độ và Trung Quốc ở dãy Himalayas hồi tháng 5 vừa qua có thể là đáng chú ý nhất vì chúng gây tổn thất sinh mạng cho cả hai bên.

Cuộc khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ về các yêu sách của Bắc Kinh trên Biển Đông cũng đã leo thang, cùng với sự hiện diện của hải quân hai nước ở khu vực này.

Các nhà phân tích như Michael Vatikiotis, tác giả cuốn sách “Máu và Tơ lụa: Sức mạnh và Xung đột ở Đông Nam Á Hiện đại,” cảnh báo rằng một vụ va chạm bất ngờ “có thể dễ dàng dẫn đến một cuộc xung đột không thể ngăn chặn, với những động lực chính trị ở cả Bắc Kinh và Washington."

Gần đây nhất, một vụ cãi vã dai dẳng giữa Philippines và Malaysia đã được Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin Jr khơi lại khi ông viết trên Twitter: “Sabah không nằm ở Malaysia nếu bạn muốn có bất cứ quan hệ gì với Philippines."

Điều này đề cập đến bang của Malaysia ở phía đông bắc đảo Borneo và khiến Ngoại trưởng Malaysia Hishammuddin Hussein phản ứng: “Đây là một tuyên bố vô trách nhiệm ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Sabah hiện và sẽ luôn là một phần của Malaysia.”

[Chính sách của Ấn Độ thách thức Pakistan và Trung Quốc]

Sau đó, ông Locsin nói rằng ông sẽ triệu tập đại sứ Malaysia để phản đối và tiếp tục đưa ra những lời nhận xét đầy khiêu khích. Đây có thể dường như là một cuộc tranh chấp bí hiếm và có phần khó hiểu. Tuy nhiên, lịch sử của nó sẽ là lời giải đáng giá bởi một số điểm chính đã được tìm thấy trong các cuộc tranh cãi lãnh thổ khác ở châu Á.

Đầu tiên, chúng ta cần trở lại thời kỳ thuộc địa và thậm chí trước thuộc địa khi các quốc gia hiện nay không tồn tại hoặc tồn tại ở dưới nhiều dạng rất khác nhau. Trong thế kỷ XIX, Vương quốc Sulu trải dài từ Tây Philippines đến một phần thuộc bang Sabah của Malaysia ngày nay.

Tại sao có quá nhiều tranh chấp lãnh thổ ở châu Á ảnh 2Binh sỹ Armenia tại khu vực gần biên giới Armenia-Azerbaijan ngày 15/7/2020. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phần lãnh thổ thuộc bang Sabah đã được công ty North Borneo của Anh quản lý năm 1878, một giao dịch mà Philippines, với tư cách là quốc gia kế thừa vương quốc này, coi như một hợp đồng thuê, trong khi Malaysia giải thích tài liệu liên quan đó là một nhượng quyền.

Dù như thế nào đi chăng nữa, từ ngữ được dịch sang tiếng Anh cho thấy rõ rằng đây là “sự sở hữu vĩnh viễn,” và một phái bộ của Liên hợp quốc đã nhận thấy rằng đa số người dân địa phương lúc đó nằm dưới thuộc địa của Anh đã ủng hộ việc gia nhập quốc gia Malaysia mới khi nó được thành lập năm 1963.

Tuy nhiên, Philippines chưa bao giờ công nhận điều này, ban đầu phá vỡ quan hệ ngoại giao với nước láng giềng mới này và năm 1967 họ đã lên kế hoạch gây bất ổn và chiếm Sabah nhưng kế hoạch này sau đó bị hủy bỏ.

Mối quan hệ giữa hai nước được phục hồi và ấm lên trong hàng chục thập kỷ qua. Như người phát ngôn của Tổng thống Philippines là ông Harry Roque nói hồi tuần trước: “Vấn đề này sẽ không làm ảnh hưởng đến quan hệ song phương. Nó đã không ảnh hưởng trong những năm gần đây và chúng tôi sẽ tiếp tục có mối quan hệ song phương mạnh mẽ với Malaysia bất chấp vấn đề Sabah.”

Ông Roque đã cố gắng khắc phục rắc rối mà ông Locsin gây ra. Tuy nhiên, ông đồng thời tái khẳng định yêu sách một cách dứt khoát và bất kể ai có quyền lực ở Philippines sẽ không bao giờ từ bỏ nó. Sẽ thật dễ dàng để xem xét vấn đề vừa không liên quan vừa vô lý, với ít nhất 5 người tuyên bố cai trị một vương quốc không còn tồn tại nữa. Thế nhưng, nó vẫn là một công cụ của chủ nghĩa dân túy dễ dãi kích động quần chúng ở Philippines.

Năm 2013, điều này đã dẫn đến một nhóm phiến quân 200 người tự xưng là "Lực lượng an ninh hoàng gia của Vương quốc Sulu và Bắc Borneo" đóng tại quận Lahad Datu, bang Sabah, và dẫn đến một cuộc đối đầu với gần 60 kẻ xâm lược khiến và trong cuộc đụng độ đó 10 nhân viên an ninh Malaysia thiệt mạng.

Nhiều ví dụ khác về tranh chấp đất đai hay hải đảo ở châu Á cũng bị sa lầy tương tự trong bối cảnh lịch sử mà chính chúng bị tranh chấp, chẳng hạn như yêu sách của Trung Quốc và Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku, Nhật Bản và Nga tại quần đảo Kuril, giữa Armenia và Azerbaijan ở khu vực Nagorno-Karabakh, và như đã nhắc ở trên giữa Trung Quốc và Ấn Độ ở Arunachal Pradesh và Ladakh.

Mặc dù những nỗ lực giải quyết tranh chấp đã được thực hiện trong quá khứ, nhưng hầu hết những tranh chấp này là “cứng đầu,” vì - như ở Philippines - tổn thất chính trị cho bất kỳ lãnh đạo nào cố gắng thỏa hiệp hoặc nhường đất là quá cao.

Có một lối thoát mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã gợi ý trong bài phát biểu của mình tại Ladakh hồi tháng trước.  Ông nói: “Kỷ nguyên của chủ nghĩa bành trướng đã qua và giờ đây là kỷ nguyên của sự phát triển.”

Phát triển chung ở các khu vực tranh chấp là một cách để giải quyết tranh chấp và mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đây là điều Malaysia và Thái Lan đã làm từ lâu đối với hơn 7.000 km2 ở Vịnh Thái Lan, nơi họ cùng nhau khai thác dưới đáy biển bất chấp những yêu sách chồng chéo - điều mà họ đã không từ bỏ.

Điều này đã thành công đến mức chính cuộc tranh chấp này đã trở thành một câu chuyện không còn quan trọng. Nhưng cả hai nước đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và hành vi của họ đúng với phương châm bất thành văn của hiệp hội “đồng thuận bác bỏ mà không gây khó chịu.” Nhưng đây là một cách tiếp cận có liên quan khắp lục địa này.

Cũng có thể đúng khi một số bất đồng có nguồn gốc trong các hành động của những người theo chủ nghĩa đế quốc, những người từ xa xưa không đủ kiến thức hoặc quan tâm đến các vùng đất mà đường ranh giới của chúng là do họ vẽ ra.

Nhưng nó không sử dụng nhiều để đổ lỗi cho Henry McMahon, người đã đề xuất tuyến đường phân định ranh giới giữa Tây Tạng và Ấn Độ trong Công ước Simla năm 1914. McMahon đã mất lâu rồi. Tranh chấp vẫn tồn tại và các lãnh đạo hiện này phải giải quyết nó.

Vì nếu châu Á vẫn là cỗ máy tăng trưởng của thế giới, thì khu vực này không thể lãng phí thêm thời gian để tự bị chia rẽ. Có một số tranh luận rằng điều đó có thể không bao giờ được giải quyết. Nhận ra điều đó và tìm cách giải quyết có thể là câu trả lời cho khá nhiều vấn đề./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục