Ngày 18/8, thị trường chứng khoán tiếp tục chứng kiến một phiên giao dịch hoảng loạn, VN-Index rơi trên 8 điểm về mốc 455 điểm.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, một trong những lý do tác động đến tâm lý thị trường ngày hôm nay là thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa ra quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng cho ngày cho ngày 18/8 là 18.932 đồng/USD (tăng tương đương 2%). Như vậy tính từ đầu năm tới nay sau hai lần điều chỉnh, mức tỷ giá bình quân đã tăng 5,5% (so với mức 17.941 đồng/USD hồi đầu năm).
Tuy nhiên trên thực tế, sự tăng giá USD lần này là nhằm mục đích kiềm chế nhập siêu, ổn định phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm.
Nhận định dưới góc độ điều hành chính sách, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, xu hướng cung cầu ngoại tệ trên thị trường đang có xu hướng tăng, quyết định nới lỏng tỷ giá USD là điều tất yếu.
“Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã chủ động đưa ra chính sách linh hoạt trong điều hành ổn định kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm, tránh trước những cú sốc bất ngờ do 'nước đến chân mới nhảy',” ông Cao Sĩ Kiêm nói.
Đánh giá sự ảnh hưởng của quyết định trên lên nền kinh tế trong hiện tại, ông Cao Sĩ Kiêm phân tích, USD tăng giá sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc kiềm chế lạm phát, bởi một yếu tố quan trọng là hàng tồn kho trong nước đang ở mức cao khoảng 36%, đảm bảo cho một lượng cung hàng ra thị trường.
“Chỉ số CPI trong năm nay sẽ kiểm soát quanh mức 8%. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu đang cho thấy khả năng tăng nhanh về cuối năm, hỗ trợ tích cực cho hoạt động tăng trưởng, khả năng GDP đạt 6,5% là nằm trong tầm tay,” ông Cao Sĩ Kiêm dự báo.
Một yếu tố khác, ông Nguyễn Thế Anh, Kinh tế trưởng, Công ty Chứng khoán Thăng Long cũng chỉ ra, sự biến động tăng giá USD đã được dự báo trước, hoàn toàn không bất ngờ và tỷ lệ điều chỉnh đã nằm trong mức kỳ vọng của giới đầu tư.
Về yếu tố dòng tiền, thì việc điều chỉnh tỷ giá sẽ tạo ra một lượng cung tiền mới từ việc các nhà đầu cơ ngoại tệ chính thức chốt lời. Đây là điểm tốt cho thị trường chứng khoán, khi mà kênh đầu tư bất động sản đang èo uột.
Câu chuyện đặt ra, một thông tin tốt sao lại tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán?
Lý giải điều này, ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư SD chỉ ra rằng, diễn biến giao dịch trong phiên cho thấy nhà đầu tư đã quyết định bán ra nhiều hơn khiến thị trường giảm mạnh.
Tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân đang rất bất ổn, mọi thông tin đưa ra trong lúc này đều trở thành những cái cớ để họ bán. Thậm chí kể cả thông tin tốt thì họ cũng lợi dụng để tháo chạy dễ hơn.
Thị trường đang trong giai đoạn mất lòng tin hoàn toàn, các nhà đầu tư cá nhân không cần biết thị trường sẽ đi về đâu và mọi quyết định của họ đang bị cảm xúc chi phối.
“Do đó, dư âm của thông tin thay đổi tỷ giá USD sẽ còn tác động đến thị trường trong một vài phiên nữa,” ông Duẩn nhận định./.
Theo đánh giá của giới chuyên gia, một trong những lý do tác động đến tâm lý thị trường ngày hôm nay là thông tin Ngân hàng Nhà nước vừa ra quyết định điều chỉnh tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa đồng Việt Nam và USD áp dụng cho ngày cho ngày 18/8 là 18.932 đồng/USD (tăng tương đương 2%). Như vậy tính từ đầu năm tới nay sau hai lần điều chỉnh, mức tỷ giá bình quân đã tăng 5,5% (so với mức 17.941 đồng/USD hồi đầu năm).
Tuy nhiên trên thực tế, sự tăng giá USD lần này là nhằm mục đích kiềm chế nhập siêu, ổn định phát triển kinh tế từ nay đến cuối năm.
Nhận định dưới góc độ điều hành chính sách, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho rằng, xu hướng cung cầu ngoại tệ trên thị trường đang có xu hướng tăng, quyết định nới lỏng tỷ giá USD là điều tất yếu.
“Điều này cho thấy Ngân hàng Nhà nước đã chủ động đưa ra chính sách linh hoạt trong điều hành ổn định kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm, tránh trước những cú sốc bất ngờ do 'nước đến chân mới nhảy',” ông Cao Sĩ Kiêm nói.
Đánh giá sự ảnh hưởng của quyết định trên lên nền kinh tế trong hiện tại, ông Cao Sĩ Kiêm phân tích, USD tăng giá sẽ không ảnh hưởng lớn đến việc kiềm chế lạm phát, bởi một yếu tố quan trọng là hàng tồn kho trong nước đang ở mức cao khoảng 36%, đảm bảo cho một lượng cung hàng ra thị trường.
“Chỉ số CPI trong năm nay sẽ kiểm soát quanh mức 8%. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu đang cho thấy khả năng tăng nhanh về cuối năm, hỗ trợ tích cực cho hoạt động tăng trưởng, khả năng GDP đạt 6,5% là nằm trong tầm tay,” ông Cao Sĩ Kiêm dự báo.
Một yếu tố khác, ông Nguyễn Thế Anh, Kinh tế trưởng, Công ty Chứng khoán Thăng Long cũng chỉ ra, sự biến động tăng giá USD đã được dự báo trước, hoàn toàn không bất ngờ và tỷ lệ điều chỉnh đã nằm trong mức kỳ vọng của giới đầu tư.
Về yếu tố dòng tiền, thì việc điều chỉnh tỷ giá sẽ tạo ra một lượng cung tiền mới từ việc các nhà đầu cơ ngoại tệ chính thức chốt lời. Đây là điểm tốt cho thị trường chứng khoán, khi mà kênh đầu tư bất động sản đang èo uột.
Câu chuyện đặt ra, một thông tin tốt sao lại tác động tiêu cực lên thị trường chứng khoán?
Lý giải điều này, ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư SD chỉ ra rằng, diễn biến giao dịch trong phiên cho thấy nhà đầu tư đã quyết định bán ra nhiều hơn khiến thị trường giảm mạnh.
Tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân đang rất bất ổn, mọi thông tin đưa ra trong lúc này đều trở thành những cái cớ để họ bán. Thậm chí kể cả thông tin tốt thì họ cũng lợi dụng để tháo chạy dễ hơn.
Thị trường đang trong giai đoạn mất lòng tin hoàn toàn, các nhà đầu tư cá nhân không cần biết thị trường sẽ đi về đâu và mọi quyết định của họ đang bị cảm xúc chi phối.
“Do đó, dư âm của thông tin thay đổi tỷ giá USD sẽ còn tác động đến thị trường trong một vài phiên nữa,” ông Duẩn nhận định./.
Hạnh Nguyễn (Vietnam+)