Việc Hồng y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng Mỹ Latin đầu tiên trong lịch sử đã khiến các nhà phân tích sửng sốt bởi họ kỳ vọng một sự lựa chọn mang tính bảo thủ hơn. Bergoglio, nguyên Tổng giám mục Buenos Aires, không nằm trong nhóm các ứng cử viên hàng đầu sẽ thay thế cho Giáo hoàng Benedict XVI đã về hưu và việc ngài được lựa chọn đã phát tín hiệu mạnh mẽ tới một khu vực có đông giáo dân Công giáo nhất thế giới, nơi đã yêu cầu phải có một vị trí xứng đáng trong Giáo hội. Bergoglio được bầu sau 5 vòng bỏ phiếu cho thấy có khả năng ngài đã phải ganh đua với các ứng cử viên khác, đáng chú ý là Hồng y Angelo Scola của Italy và Marc Ouellet của Canada. Bergoglio, 76 tuổi, được đánh giá cao ở quê nhà Argentina, nơi ông nổi tiếng vì khiêm nhường, thể hiện qua việc ngài lựa chọn tên Giáo hoàng là Francis I. Ngài là Giáo hoàng đầu tiên chọn tên Thánh Francis vùng Assisi, người sáng lập dòng Francisco trong thế kỷ 13 và là biểu tượng của chủ nghĩa khổ hạnh. Bergoglio cũng nổi tiếng với Vatican và từng là ứng cử viên nặng ký trong cuộc bầu cử Giáo hoàng 2005, thời điểm Benedict đắc cử. Chuyên gia Vatican Bruno Bartoloni nói rằng việc Bergoglio đắc cử cho thấy các Hồng y đã lựa chọn "một giải pháp dễ dàng," khi họ phải lựa chọn nhiều gương mặt sáng giá. Bergoglio là một người "chắc chắn, thực tế, hiệu quả, người có thể làm được thứ gì đó mang tính bền vững, như việc cải cách Giáo triều Roma (Curia, bộ máy hoạt động trong Vatican)" - ông nói với AFP - "Trên phương diện xã hội, ông có thể là người hết sức cởi mở, trong khi cũng có thể khá bảo thủ trên một số vấn đề đạo đức."
Ông mô tả sự tương phản này là yếu tố điển hình thường thấy trong các Hồng y được Benedict và người tiền nhiệm John Paul II bổ nhiệm. Tính tình ấm áp, dễ gần của Bergoglio cũng là một tài sản lớn sau 8 năm cầm quyền của Benedict, người có xu hướng sống thu mình và tương phản hẳn với vị thế gần như ngôi sao ca nhạc của người tiền nhiệm John Paul II. Tất nhiên, còn phải kể tới cơn khát của Giáo hội trong việc tìm thấy một người có thể châm ngòi trở lại cho niềm tin vào Công giáo, đặc biệt là trong nhóm thanh niên.
Tuổi tác là một bất lợi
Cuộc bầu Giáo hoàng mới diễn ra sau khi Benedict đột ngột từ chức hồi tháng trước và trở thành Giáo hoàng đầu tiên tình nguyện thoái vị sau 700 năm qua. Trong khi một số nhà phân tích rằng sự kiện của Benedict có thể khiến các Hồng y bầu một Giáo hoàng trẻ hơn, những người khác lại cho rằng các Giáo hoàng cao tuổi giờ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc xin từ chức. Mỹ Latin đã đối diện với sự cạnh tranh tăng lên từ các nhóm Phúc âm, được xem là một sự thay thế cho Giáo hội hiện đang phải đương đầu với hàng loạt cáo buộc lạm dụng tình dục liên quan tới các vị linh mục. Ngoài ra còn phải kể tới những đấu đá nội bộ và các nhà phân tích nói rằng không phải ngẫu nhiên khi trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách Giáo hoàng, ông đã đề cập tới vấn đề mở ra làn sóng "cảm hóa theo Công giáo" mới. "Giáo hội phải vượt qua trở ngại, những điều xấu xa, sự quản lý tồi, vốn đã cản trở mục tiêu tìm tới với Chúa" - chuyên gia Sandro Magister của tờ L'Espresso nói. Ông tin rằng một Giáo triều Roma "lộn xộn, mất phương hướng phải trở nên nhanh nhẹn hơn" để phục vụ Giáo hoàng thay vì làm cản trở hoạt động liên lạc giữa ngài và các Tổng giám mục khác.
Tuổi tác là một bất lợi
Cuộc bầu Giáo hoàng mới diễn ra sau khi Benedict đột ngột từ chức hồi tháng trước và trở thành Giáo hoàng đầu tiên tình nguyện thoái vị sau 700 năm qua. Trong khi một số nhà phân tích rằng sự kiện của Benedict có thể khiến các Hồng y bầu một Giáo hoàng trẻ hơn, những người khác lại cho rằng các Giáo hoàng cao tuổi giờ sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc xin từ chức. Mỹ Latin đã đối diện với sự cạnh tranh tăng lên từ các nhóm Phúc âm, được xem là một sự thay thế cho Giáo hội hiện đang phải đương đầu với hàng loạt cáo buộc lạm dụng tình dục liên quan tới các vị linh mục. Ngoài ra còn phải kể tới những đấu đá nội bộ và các nhà phân tích nói rằng không phải ngẫu nhiên khi trong bài phát biểu đầu tiên với tư cách Giáo hoàng, ông đã đề cập tới vấn đề mở ra làn sóng "cảm hóa theo Công giáo" mới. "Giáo hội phải vượt qua trở ngại, những điều xấu xa, sự quản lý tồi, vốn đã cản trở mục tiêu tìm tới với Chúa" - chuyên gia Sandro Magister của tờ L'Espresso nói. Ông tin rằng một Giáo triều Roma "lộn xộn, mất phương hướng phải trở nên nhanh nhẹn hơn" để phục vụ Giáo hoàng thay vì làm cản trở hoạt động liên lạc giữa ngài và các Tổng giám mục khác.
Giáo dân Buenos Aires ăn mừng sự kiện hồng y Bergolio được bầu là Giáo hoàng (Nguồn: AFP)
Một số nhà phân tích đã cho rằng hoạt động từ chức mang tính lịch sử của Benedict có thể sẽ buộc các Hồng y phải đưa ra một quyết định bất thường, phải chọn một người ở cách xa Tòa thánh. Điều này đã làm tăng hy vọng cho Philippines, với Tổng giám mục Manila được yêu mến, ông Luis Antonio Tagle. Hy vọng cũng nhen lên ở châu Phi với Hồng y Wilfrid Napier của Nam Phi, Tổng giám mục Durban. Nhưng Hồng y Odilo Scherer của Brazil mới được xem là hy vọng tốt nhất của khu vực Mỹ Latin trong việc trở thành Giáo hoàng đầu tiên tới từ khu vực này. 2/3 các Giáo hoàng bầu Bergoglio tới từ châu Âu và Bắc Mỹ. Các chuyên gia phân tích đều dự đoán rằng họ sẽ có một sự lựa chọn an toàn trong mật nghị lần này./.
Linh Vũ (Vietnam+)