Các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra nguyên nhân khiến các bệnh nhân tiểu đường rất khó giảm cân ngay cả khi đã kiêng khem ngặt nghèo.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu y học Garvan ở Sydney cho biết họ đã phát hiện một hóa chất được gọi là Neuropeptide (NPY) khuyến khích sự thèm ăn, đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát liệu cơ thể đốt cháy hay tích trữ năng lượng.
Nghiên cứu cho thấy khi cơ thể nhận ít năng lượng hay đang trong giai đoạn ăn kiêng, NPY tăng cao báo hiệu cho cơ thể rằng nó đang trong trạng thái đói. Ngay lập tức, cơ thể bắt đầu tích trữ càng nhiều năng lượng càng tốt. Trong nhiều trường hợp, năng lượng bổ sung được tích trữ thành chất béo.
Các chuyên gia khẳng định phát hiện trên có thể giúp giới chuyên môn tìm ra phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát trọng lượng cơ thể. Trên thực tế, các bữa ăn kiêng nghiêm ngặt đều không có tác dụng và việc giảm cân cần được tiến hành từ từ, trong thời gian dài./.
Các chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu y học Garvan ở Sydney cho biết họ đã phát hiện một hóa chất được gọi là Neuropeptide (NPY) khuyến khích sự thèm ăn, đóng vai trò chủ đạo trong việc kiểm soát liệu cơ thể đốt cháy hay tích trữ năng lượng.
Nghiên cứu cho thấy khi cơ thể nhận ít năng lượng hay đang trong giai đoạn ăn kiêng, NPY tăng cao báo hiệu cho cơ thể rằng nó đang trong trạng thái đói. Ngay lập tức, cơ thể bắt đầu tích trữ càng nhiều năng lượng càng tốt. Trong nhiều trường hợp, năng lượng bổ sung được tích trữ thành chất béo.
Các chuyên gia khẳng định phát hiện trên có thể giúp giới chuyên môn tìm ra phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát trọng lượng cơ thể. Trên thực tế, các bữa ăn kiêng nghiêm ngặt đều không có tác dụng và việc giảm cân cần được tiến hành từ từ, trong thời gian dài./.
Đỗ Vân/Sydney (Vietnam+)