Chương trình giao lưu-nghệ thuật “Vang mãi bản hùng ca” tổ chức tại Nhà hát LớnHà Nội tối 16/12 phần nào tái hiện những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của dân tộctrong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
Chương trình do Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương), Báo Nhà báovà Công luận, Đài truyền hình Việt Nam, Công ty Truyền thông Thiên Sơn, Công tyTruyền thông Thủ Đô phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân độinhân dân Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tham dự chương trình.
Ông Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Tạp chí Tuyên giáo, Trưởng ban tổ chức chươngtrình nhấn mạnh: 68 năm xây dựng, phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làmnên những mốc son chói lọi gắn với kháng chiến chống kẻ thù xâm lược của dân tộcđể làm nên “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu,” đại thắng mùa Xuân năm 1975 thốngnhất đất nước. Chiến tranh đã qua, song đã để lại cho chúng ta mất mát lớn vớigần 1,3 triệu liệt sỹ đã hy sinh, trong đó vẫn còn gần 300.000 liệt sỹ chưatìm được hài cốt, hơn 300 nghìn liệt sỹ khác vẫn phải nằm trong những ngôi mộ vôdanh.
Lần thứ tư tổ chức, "Vang mãi bản anh hùng ca" là sự tri ân với các anh hùng,liệt sỹ, là nén tâm nhang thắp lên những liệt sĩ vô danh. Với kết cấu 3 phần(Thành cổ máu và hoa; bản hùng ca “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không” và thaylời tri ân), chương trình đưa người xem quay lại những thời khắc lịch sử của cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, 12 ngày đêm “HàNội-Điện Biên Phủ trên không” đầy gian khổ, hy sinh của quân và dân Việt Nam.
Khán giả được chia sẻ những hồi ức quý báu về những năm tháng hào hùng của dântộc với Thiếu tướng Cao Xuân Khuông, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Tiểuđoàn trưởng Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị (đơn vị được giao nhiệmvụ bảo vệ Thành cổ trong suốt 81 ngày đêm và lập nhiều chiến xuất sắc), đượcthay mặt quân và dân Quảng Trị ra Hà Nội báo cáo kinh nghiệm, bài học từ cuộcchiến đấu bảo vệ Thành cổ với Quân ủy Trung ương và Lãnh đạo Bộ Quốc phòng; Đạitá Nguyễn Hải Như, nguyên Tham mưu trưởng Ban chỉ huy Thành cổ Quảng Trị, nguyênTham mưu trưởng Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 B; Trung tướng Phạm Xuân Mậu, nguyênPhó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, người có mặt liên tục trongsuốt 12 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội; Trung tướng Phạm Tuân - Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Anh hùng Liên Xô, nguyên Thượng úy,B Trưởng bay của Trung đoàn Không quân 921, đã dùng máy bay Mig 21 bắn rơi máybay B 52 của Mỹ.
Sự góp mặt của nhiều nhóm nhạc, vũ đoàn, ca sĩ nổi tiếng và những tác phẩm bấthủ như “Giai điệu Tổ quốc,” “Dòng sông thiêng,” “Hà Nội - Điện Biên Phủ,” “Tổquốc gọi tên mình”…đã mang lại một không gian âm nhạc không thể nào quên chokhán giả.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, chương trình dành gần 3 tỷ đồng để xây dựngKhu tưởng niệm liệt sỹ của Trung đoàn 27 tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị; xây tặng 4 nhà tình nghĩa, 70 sổ tiết kiệm, 300 suất quà chothân nhân liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nạn nhân chất độc da cam, thương binhnặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn./.
Chương trình do Tạp chí Tuyên giáo (Ban Tuyên giáo Trung ương), Báo Nhà báovà Công luận, Đài truyền hình Việt Nam, Công ty Truyền thông Thiên Sơn, Công tyTruyền thông Thủ Đô phối hợp tổ chức nhân kỷ niệm 68 năm ngày thành lập Quân độinhân dân Việt Nam.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tham dự chương trình.
Ông Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Tạp chí Tuyên giáo, Trưởng ban tổ chức chươngtrình nhấn mạnh: 68 năm xây dựng, phát triển, Quân đội nhân dân Việt Nam đã làmnên những mốc son chói lọi gắn với kháng chiến chống kẻ thù xâm lược của dân tộcđể làm nên “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu,” đại thắng mùa Xuân năm 1975 thốngnhất đất nước. Chiến tranh đã qua, song đã để lại cho chúng ta mất mát lớn vớigần 1,3 triệu liệt sỹ đã hy sinh, trong đó vẫn còn gần 300.000 liệt sỹ chưatìm được hài cốt, hơn 300 nghìn liệt sỹ khác vẫn phải nằm trong những ngôi mộ vôdanh.
Lần thứ tư tổ chức, "Vang mãi bản anh hùng ca" là sự tri ân với các anh hùng,liệt sỹ, là nén tâm nhang thắp lên những liệt sĩ vô danh. Với kết cấu 3 phần(Thành cổ máu và hoa; bản hùng ca “Hà Nội - Điện Biên phủ trên không” và thaylời tri ân), chương trình đưa người xem quay lại những thời khắc lịch sử của cuộc chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ Thành cổ Quảng Trị, 12 ngày đêm “HàNội-Điện Biên Phủ trên không” đầy gian khổ, hy sinh của quân và dân Việt Nam.
Khán giả được chia sẻ những hồi ức quý báu về những năm tháng hào hùng của dântộc với Thiếu tướng Cao Xuân Khuông, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4, nguyên Tiểuđoàn trưởng Tiểu đoàn 8 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị (đơn vị được giao nhiệmvụ bảo vệ Thành cổ trong suốt 81 ngày đêm và lập nhiều chiến xuất sắc), đượcthay mặt quân và dân Quảng Trị ra Hà Nội báo cáo kinh nghiệm, bài học từ cuộcchiến đấu bảo vệ Thành cổ với Quân ủy Trung ương và Lãnh đạo Bộ Quốc phòng; Đạitá Nguyễn Hải Như, nguyên Tham mưu trưởng Ban chỉ huy Thành cổ Quảng Trị, nguyênTham mưu trưởng Trung đoàn 48, Sư đoàn 320 B; Trung tướng Phạm Xuân Mậu, nguyênPhó Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân, người có mặt liên tục trongsuốt 12 ngày đêm chiến đấu bảo vệ Hà Nội; Trung tướng Phạm Tuân - Anh hùng lựclượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động, Anh hùng Liên Xô, nguyên Thượng úy,B Trưởng bay của Trung đoàn Không quân 921, đã dùng máy bay Mig 21 bắn rơi máybay B 52 của Mỹ.
Sự góp mặt của nhiều nhóm nhạc, vũ đoàn, ca sĩ nổi tiếng và những tác phẩm bấthủ như “Giai điệu Tổ quốc,” “Dòng sông thiêng,” “Hà Nội - Điện Biên Phủ,” “Tổquốc gọi tên mình”…đã mang lại một không gian âm nhạc không thể nào quên chokhán giả.
Với đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, chương trình dành gần 3 tỷ đồng để xây dựngKhu tưởng niệm liệt sỹ của Trung đoàn 27 tại xã Triệu Long, huyện Triệu Phong,tỉnh Quảng Trị; xây tặng 4 nhà tình nghĩa, 70 sổ tiết kiệm, 300 suất quà chothân nhân liệt sỹ, Mẹ Việt Nam Anh hùng, nạn nhân chất độc da cam, thương binhnặng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn./.
Mỹ Bình (TTXVN)