Lễ hội “Làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội” sẽ diễn ra từ ngày 16-21/9 tại công viên Bách Thảo, Hà Nội.
Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như triển lãm, hội thi sản phẩm thủ công, lễ dâng hương vinh danh các vị tổ nghề vùng đất Thăng Long-Hà Nội; hội chợ; hội thảo; ẩm thực làng Việt.
Triển lãm sẽ tái hiện một số khu trưng bày nghề của các làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội xưa và nay.
Khu trưng bày các làng nghề giới thiệu về 5 làng gồm gốm Bát Tràng, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc, mỹ nghệ Sơn Đồng, mây tre đan Phú Vinh theo tiêu chí giới thiệu bản sắc, sản phẩm nghề, công cụ làm nghề, thao diễn nghề.
Lễ hội sẽ tạo dựng các phố nghề: Hàng Nón, Hàng Đồng, Hàng Mã, Lãn Ông, Hàng Quạt. Mỗi dãy phố được tạo dựng có độ dài 50m với biển tên phố treo trên cột điện, có nhà mô phỏng nhà cổ Hà Nội và các nghệ nhân thao diễn nghề trong đó.
Ngoài không gian làng nghề, phố nghề Thăng Long, ban tổ chức còn kết hợp với các tỉnh đại diện cho các vùng miền, tạo dựng 9 không gian đặc trưng văn hóa nghề truyền thống tiêu biểu của cả nước với các nét kiến trúc, văn hóa, bản sắc của từng vùng.
Sẽ có không gian Hà Nội 36 phố phường bằng nghệ thuật sắp đặt hoa của các nghệ nhân Hà Nội; không gian văn hóa làng nghề vùng núi Tây Bắc phác họa ruộng bậc thang, nhà sàn, dệt thổ cẩm, làm nhạc cụ, seo giấy, nhuộm vải...
Ban tổ chức cũng trưng bày một số tác phẩm nghệ thuật của nghệ nhân Hà Nội đã xác lập kỷ lục.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có hai hội thảo liên quan đến các làng nghề truyền thống là phát triển ngành mây tre đan Việt Nam, bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.
Lễ hội là sự kiện chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, các địa phương đại diện các vùng nghề toàn quốc tổ chức./.
Lễ hội sẽ có nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như triển lãm, hội thi sản phẩm thủ công, lễ dâng hương vinh danh các vị tổ nghề vùng đất Thăng Long-Hà Nội; hội chợ; hội thảo; ẩm thực làng Việt.
Triển lãm sẽ tái hiện một số khu trưng bày nghề của các làng nghề, phố nghề Thăng Long-Hà Nội xưa và nay.
Khu trưng bày các làng nghề giới thiệu về 5 làng gồm gốm Bát Tràng, dát vàng quỳ Kiêu Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc, mỹ nghệ Sơn Đồng, mây tre đan Phú Vinh theo tiêu chí giới thiệu bản sắc, sản phẩm nghề, công cụ làm nghề, thao diễn nghề.
Lễ hội sẽ tạo dựng các phố nghề: Hàng Nón, Hàng Đồng, Hàng Mã, Lãn Ông, Hàng Quạt. Mỗi dãy phố được tạo dựng có độ dài 50m với biển tên phố treo trên cột điện, có nhà mô phỏng nhà cổ Hà Nội và các nghệ nhân thao diễn nghề trong đó.
Ngoài không gian làng nghề, phố nghề Thăng Long, ban tổ chức còn kết hợp với các tỉnh đại diện cho các vùng miền, tạo dựng 9 không gian đặc trưng văn hóa nghề truyền thống tiêu biểu của cả nước với các nét kiến trúc, văn hóa, bản sắc của từng vùng.
Sẽ có không gian Hà Nội 36 phố phường bằng nghệ thuật sắp đặt hoa của các nghệ nhân Hà Nội; không gian văn hóa làng nghề vùng núi Tây Bắc phác họa ruộng bậc thang, nhà sàn, dệt thổ cẩm, làm nhạc cụ, seo giấy, nhuộm vải...
Ban tổ chức cũng trưng bày một số tác phẩm nghệ thuật của nghệ nhân Hà Nội đã xác lập kỷ lục.
Trong khuôn khổ lễ hội còn có hai hội thảo liên quan đến các làng nghề truyền thống là phát triển ngành mây tre đan Việt Nam, bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam.
Lễ hội là sự kiện chào mừng 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Hiệp hội Xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, các địa phương đại diện các vùng nghề toàn quốc tổ chức./.
Thanh Giang (TTXVN/Vietnam+)