Cuộc đời và sự nghiệp của nhà khoa học Alexandre Yersin, một người con của nước Pháp nhưng lại gắn bó phần lớn cuộc đời mình với Việt Nam, được tái hiện sinh động trong tập sách “Dịch hạch và Thổ tả” của Patrick Deville.
Để viết được cuốn sách này, nhà văn đã thực hiện lại toàn bộ cuộc hành trình trên thực địa mà Alexandre Yersin đã đi qua trong những năm sống và làm việc tại Đông Dương. Cùng với đó, nguồn tư liệu phong phú về Yersin được lưu trữ tại Học viện Lưu giữ Pasteur cũng đã giúp tác giả dựng lại chân dung nhà khoa học lỗi lạc Yersin, người phát hiện ra vi trùng dịch hạch, một cách sinh động, chân thực.
“Tuy nhiên, đó không phải là một cuốn tiểu sử mà là một cuốn tiểu thuyết được viết theo lối du ký,” nhà văn Deville khẳng định trong buổi giao lưu với khán giả tại Hà Nội chiều nay, 25/2.
Cuộc đời Yersin được tái hiện trong bối cảnh Đông Dương thời thuộc Pháp với hai chủ đề cơ bản: Khát vọng khám phá những miền đất bí ẩn và niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Trong các thư tịch được lưu trữ lại, Yersin từng viết: “Sống mà không đi thì không phải là sống.”
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho hay: “Với lối tự sự từ ngôi thứ ba và việc tạo ra một nhân vật bóng ma của tương lai,… Deville đã dựng lại chân dung một Yersin giản dị nhưng rất uyên bác.”
“Cuộc đời Yersin tồn tại một mâu thuẫn: Mặc dù là một người mang quốc tịch Pháp nhưng trước đây, ông được biết đến ở Việt Nam với tên gọi thân mật ‘Ông Năm’ nhiều hơn là ở Pháp,” nhà văn Deville chia sẻ thêm.
Năm 1891, Yersin đặt chân đến bờ biển Nha Trang. Sau đó, ông đã gắn bó với mảnh đất Việt Nam này suốt hơn 50 năm còn lại của cuộc đời mình.
Nhà khoa học Yersin là người đầu tiên tìm ra căn bệnh dịch hạch do trực khuẩn ở chuột gây ra tại Hồng Kông vào năm 1894. Căn bệnh này từng bùng phát ở châu Âu vào thời kỳ cổ đại và nhân loại từng bất lực trước sự tàn sát ghê rợn của nó. Thành công này đã đưa Yersin trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại, hàng đầu của thế giới.
Ông là một trong những người có công đầu trong việc sáng lập trường Đại học Y Hà Nội (1902), thành lập Viện Pasteur tại Nha Trang.
Tuổi thơ mồ côi cha, khát vọng của người mẹ cùng hành trình khám phá những miền đất, các chặng đường lao vào vùng đất chết, vào các nhà xác trong đêm để lấy bệnh phẩm,… được kể lại một cách linh hoạt theo lối du ký nhưng vẫn rất tôn trọng sự thật. Nó không đơn thuần là việc liệt kê lại các sự kiện.
Nhà văn đã kết hợp trong đó ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ khoa học với một văn phong biến hóa linh hoạt. “Trước khi cuốn sách hoàn thiện ra đời, tôi đã thử nghiệm qua nhiều thể loại, bút pháp khác nhau. Tôi muốn cuốn sách đến gần hơn với bạn đọc,” nhà văn Deville bày tỏ.
Cuốn sách đã lọt vào chung khảo giải Goncourt và nhận giải thưởng Femina năm 2012, hai giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp. Cuốn sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt trong năm 2013, nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của Yersin, 120 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt và tôn vinh năm “Pháp tại Việt Nam 2013.”./.
Để viết được cuốn sách này, nhà văn đã thực hiện lại toàn bộ cuộc hành trình trên thực địa mà Alexandre Yersin đã đi qua trong những năm sống và làm việc tại Đông Dương. Cùng với đó, nguồn tư liệu phong phú về Yersin được lưu trữ tại Học viện Lưu giữ Pasteur cũng đã giúp tác giả dựng lại chân dung nhà khoa học lỗi lạc Yersin, người phát hiện ra vi trùng dịch hạch, một cách sinh động, chân thực.
“Tuy nhiên, đó không phải là một cuốn tiểu sử mà là một cuốn tiểu thuyết được viết theo lối du ký,” nhà văn Deville khẳng định trong buổi giao lưu với khán giả tại Hà Nội chiều nay, 25/2.
Cuộc đời Yersin được tái hiện trong bối cảnh Đông Dương thời thuộc Pháp với hai chủ đề cơ bản: Khát vọng khám phá những miền đất bí ẩn và niềm đam mê nghiên cứu khoa học. Trong các thư tịch được lưu trữ lại, Yersin từng viết: “Sống mà không đi thì không phải là sống.”
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội cho hay: “Với lối tự sự từ ngôi thứ ba và việc tạo ra một nhân vật bóng ma của tương lai,… Deville đã dựng lại chân dung một Yersin giản dị nhưng rất uyên bác.”
“Cuộc đời Yersin tồn tại một mâu thuẫn: Mặc dù là một người mang quốc tịch Pháp nhưng trước đây, ông được biết đến ở Việt Nam với tên gọi thân mật ‘Ông Năm’ nhiều hơn là ở Pháp,” nhà văn Deville chia sẻ thêm.
Năm 1891, Yersin đặt chân đến bờ biển Nha Trang. Sau đó, ông đã gắn bó với mảnh đất Việt Nam này suốt hơn 50 năm còn lại của cuộc đời mình.
Nhà khoa học Yersin là người đầu tiên tìm ra căn bệnh dịch hạch do trực khuẩn ở chuột gây ra tại Hồng Kông vào năm 1894. Căn bệnh này từng bùng phát ở châu Âu vào thời kỳ cổ đại và nhân loại từng bất lực trước sự tàn sát ghê rợn của nó. Thành công này đã đưa Yersin trở thành một trong những nhà khoa học vĩ đại, hàng đầu của thế giới.
Ông là một trong những người có công đầu trong việc sáng lập trường Đại học Y Hà Nội (1902), thành lập Viện Pasteur tại Nha Trang.
Tuổi thơ mồ côi cha, khát vọng của người mẹ cùng hành trình khám phá những miền đất, các chặng đường lao vào vùng đất chết, vào các nhà xác trong đêm để lấy bệnh phẩm,… được kể lại một cách linh hoạt theo lối du ký nhưng vẫn rất tôn trọng sự thật. Nó không đơn thuần là việc liệt kê lại các sự kiện.
Nhà văn đã kết hợp trong đó ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ khoa học với một văn phong biến hóa linh hoạt. “Trước khi cuốn sách hoàn thiện ra đời, tôi đã thử nghiệm qua nhiều thể loại, bút pháp khác nhau. Tôi muốn cuốn sách đến gần hơn với bạn đọc,” nhà văn Deville bày tỏ.
Cuốn sách đã lọt vào chung khảo giải Goncourt và nhận giải thưởng Femina năm 2012, hai giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp. Cuốn sách sẽ được xuất bản bằng tiếng Việt trong năm 2013, nhân kỷ niệm 70 năm ngày mất của Yersin, 120 năm hình thành và phát triển thành phố Đà Lạt và tôn vinh năm “Pháp tại Việt Nam 2013.”./.
Phương Mai (Vietnam+)