Ông Nguyễn Kim Phương, giám đốc sở Công Thương tỉnh Bình Định cho biết sau một thời gian tạm lắng, từ cuối tháng 3 trở lại đây, nạn khai thác titan trái phép lại tái diễn phức tạp ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát (Bình Định).
Hiện nay, mỗi ngày có hơn 500 người dân địa phương tới đây khai thác titan tự do. Một số đối tượng buôn lậu đã thuê ôtô thu gom khoáng sản do người dân khai thác.
Hàng ngày có từ 2-3 xe môtô dẫn đường cho những chiếc xe ôtô trọng tải hạng nặng ngang nhiên chở titan xuống cảng Quy Nhơn để đưa lên tàu biển sau đó chở sang bán cho Trung Quốc.
Để khuyến khích người dân khai thác, các chủ đầu nậu trả tiền "tươi" với giá rất cao ngay sau khi chuyển khoáng sản lên tàu. Vì vậy, người dân đi khai thác titan lậu ngày càng nhiều hơn.
Điều đáng nói là việc khai thác titan lậu diễn ra một cách công khai, nhưng đến thời điểm này vẫn không có một cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nào vào cuộc để ngăn chặn.
Khu vực hiện đang được người dân khai thác titan lậu trước đây do công ty Biman quản lý, khai thác, nhưng do giấy phép hết hạn nên công ty này đã trả lại toàn bộ mặt bằng khu vực mỏ cho chính quyền địa phương quản lý.
Trước đó, vào những năm 2007-2009, khu vực này cũng từng là "điểm nóng" khai thác titan lậu, gây mất trật tự xã hội và hủy hoại môi trường, nguồn nước.
Tuy nhiên, do có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các cơ quan hữu trách nên tình trạng khai thác titan trái phép tại đây đã được ngăn chặn./.
Hiện nay, mỗi ngày có hơn 500 người dân địa phương tới đây khai thác titan tự do. Một số đối tượng buôn lậu đã thuê ôtô thu gom khoáng sản do người dân khai thác.
Hàng ngày có từ 2-3 xe môtô dẫn đường cho những chiếc xe ôtô trọng tải hạng nặng ngang nhiên chở titan xuống cảng Quy Nhơn để đưa lên tàu biển sau đó chở sang bán cho Trung Quốc.
Để khuyến khích người dân khai thác, các chủ đầu nậu trả tiền "tươi" với giá rất cao ngay sau khi chuyển khoáng sản lên tàu. Vì vậy, người dân đi khai thác titan lậu ngày càng nhiều hơn.
Điều đáng nói là việc khai thác titan lậu diễn ra một cách công khai, nhưng đến thời điểm này vẫn không có một cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nào vào cuộc để ngăn chặn.
Khu vực hiện đang được người dân khai thác titan lậu trước đây do công ty Biman quản lý, khai thác, nhưng do giấy phép hết hạn nên công ty này đã trả lại toàn bộ mặt bằng khu vực mỏ cho chính quyền địa phương quản lý.
Trước đó, vào những năm 2007-2009, khu vực này cũng từng là "điểm nóng" khai thác titan lậu, gây mất trật tự xã hội và hủy hoại môi trường, nguồn nước.
Tuy nhiên, do có sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền và các cơ quan hữu trách nên tình trạng khai thác titan trái phép tại đây đã được ngăn chặn./.
Viết Ý (TTXVN/Vietnam+)