Hiện tình trạng khai thác cây hoa phong lan trong các khu rừng đặc dụng trên địa bàn tỉnh Hà Giang đem bán đang tái diễn và có chiều hướng gia tăng phức tạp.
Trên các trục đường ở khu vực thị xã Hà Giang, cảnh người dân đạp xe đèo cây phong lan, người đi bộ gánh cây hoa phong lan đi bán lại tái xuất hiện trong gần 10 ngày nay.
Những cây phong lan mà người dân đem bán tại khu vực thị xã Hà Giang đều là những cây hoa tươi, đang ra nụ, hoặc đã nở hoa và rất phong phú về số loài như phi điệp, bách thảo...
Còn ở các chợ huyện vùng cao Hoàng Su Phì, Xín Mần, người dân đem hoa phong lan đã phơi khô đến bán cho người từ bên kia biên giới sang mua. Mỗi phiên chợ ít nhất cũng có từ 20 đến gần 100kg cây hoa phong lan khô được đưa sang biên giới.
Cây hoa phong lan bán tại khu vực thị xã được khai thác trong khu rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh (thuộc các xã Phương Tiến, Phương Độ, huyện Vị Xuyên) và rừng đặc dụng Phong Quang (thuộc các xã Minh Tân, Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên).
Người dân cho biết họ đã lên rừng ở độ cao trên 800 đến 1.500m (so với mực nước biển) để khai thác hoa đem bán. Việc khai thác phong lan giờ không dễ và nhiều như những năm trước đây, muốn lấy được cây hoa phải trèo lên cây cao để hái; những cây hoa bám trên những cành cây cao người không lên hái được thì phải chặt cho cành rơi xuống đất mới được lấy hoa...
Việc khai thác mang tính hủy diệt này đang làm cạn kiệt nguồn hoa trong các khu rừng đặc dụng, làm mất dần nguồn gen các loài phong lan quí hiếm, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và môi trường trong các khu rừng đặc dụng./.
Trên các trục đường ở khu vực thị xã Hà Giang, cảnh người dân đạp xe đèo cây phong lan, người đi bộ gánh cây hoa phong lan đi bán lại tái xuất hiện trong gần 10 ngày nay.
Những cây phong lan mà người dân đem bán tại khu vực thị xã Hà Giang đều là những cây hoa tươi, đang ra nụ, hoặc đã nở hoa và rất phong phú về số loài như phi điệp, bách thảo...
Còn ở các chợ huyện vùng cao Hoàng Su Phì, Xín Mần, người dân đem hoa phong lan đã phơi khô đến bán cho người từ bên kia biên giới sang mua. Mỗi phiên chợ ít nhất cũng có từ 20 đến gần 100kg cây hoa phong lan khô được đưa sang biên giới.
Cây hoa phong lan bán tại khu vực thị xã được khai thác trong khu rừng đặc dụng Tây Côn Lĩnh (thuộc các xã Phương Tiến, Phương Độ, huyện Vị Xuyên) và rừng đặc dụng Phong Quang (thuộc các xã Minh Tân, Thuận Hòa, huyện Vị Xuyên).
Người dân cho biết họ đã lên rừng ở độ cao trên 800 đến 1.500m (so với mực nước biển) để khai thác hoa đem bán. Việc khai thác phong lan giờ không dễ và nhiều như những năm trước đây, muốn lấy được cây hoa phải trèo lên cây cao để hái; những cây hoa bám trên những cành cây cao người không lên hái được thì phải chặt cho cành rơi xuống đất mới được lấy hoa...
Việc khai thác mang tính hủy diệt này đang làm cạn kiệt nguồn hoa trong các khu rừng đặc dụng, làm mất dần nguồn gen các loài phong lan quí hiếm, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và môi trường trong các khu rừng đặc dụng./.
Văn Phát (Vietnam+)