Ngày 1/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII.
Phát biểu ý kiến tại các cuộc tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến xây dựng, trách nhiệm và trí tuệ của cử tri.
Báo cáo với cử tri về tình hình thực hiện trách nhiệm đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết đã cùng các đại biểu Quốc hội khác làm tròn nhiệm vụ tiếp xúc cử tri, nắm bắt, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; tích cực, chủ động và trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chung của Quốc hội và của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội; chịu sự giám sát của cử tri.
Ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng, những băn khoăn trăn trở thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, gợi mở nhiều vấn đề cần tập trung làm tốt trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, còn không ít khó khăn, thách thức, cần triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các mục tiêu nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng, nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2, lần thứ 3, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, thông qua các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình cụ thể, tránh tùy tiện, chắp vá, tránh tình trạng nhiều việc đề ra từ lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Cùng với duy trì đà tăng trưởng kinh tế, Tổng Bí thư cho rằng cần quan tâm hơn nữa việc giải quyết thấu đáo các vấn đề xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công bằng xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, lâu dài, phù hợp với bản chất xã hội chủ nghĩa của Nhà nước Việt Nam. Hàng loạt vấn đề cần quan tâm giải quyết tốt như lao động, việc làm, tiền lương, trường học, bệnh viện, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo...
Tổng Bí thư nêu rõ, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện cho tốt các Nghị quyết, chương trình, đề án đã đề ra; phải thể chế hóa, phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, vấn đề giữ đất nông nghiệp..., Tổng Bí thư nhất trí cho rằng, cần tiến hành thận trọng, chặt chẽ, toàn diện, hài hòa, với cách nhìn biện chứng, có trước có sau, tránh phát sinh những vấn đề không đáng có.
Nhấn mạnh phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Tổng Bí thư đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, cùng đồng bào cả nước phát huy trí tuệ, lòng yêu nước, đồng tâm nhất trí vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội.
Tổng Bí thư cũng đã trao đổi, làm rõ nhiều vấn đề cử tri nêu và nhất trí cho rằng, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; làm tốt hơn nữa công tác hướng dẫn thực thi luật, bảo đảm để các luật đã được ban hành sớm đi vào thực tế cuộc sống; quan tâm sâu sát việc duy trì, bảo vệ không gian văn hóa thiêng liêng tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Tại các buổi tiếp xúc, đa số ý kiến cử tri đều bày tỏ vui mừng, phần khởi về kết quả Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Các phiên họp của Quốc hội đã diễn ra trong khí dân chủ, thẳng thắn, cách thức điều hành phiên họp tiếp tục được cải tiến, tính tranh luận, thảo luận, giải trình, tiếp thu rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự quan tâm, theo dõi thường xuyên của cử tri và nhân dân cả nước.
Với một khối lượng công việc rất lớn, Kỳ họp đã hoàn thành các nội dung, chương trình làm việc đề ra, tập trung xem xét, quyết định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; công tác xây dựng pháp luật; thông qua chương trình giám sát của Quốc hội và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
Vui mừng phấn khởi về những kết quả phát triển kinh tế-xã hội đã đạt được trong bối cảnh tình hình trong nước, cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn, cử tri cũng bày tỏ sự đồng lòng nhất trí về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý, điều hành của Nhà nước.
Về vấn đề biển Đông, cử tri bày tỏ đồng tình với cách giải quyết đúng đắn, mềm dẻo của Đảng, Nhà nước, kiên định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, dựa trên luật pháp quốc tế, thông qua giải pháp hòa bình, thương lượng.
Các cử tri đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhiều cử tri đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội; công khai, làm rõ kết quả phát hành và sử dụng trái phiếu xây dựng trường học vùng sâu, vùng xa; hiệu quả đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tỷ lệ giải quyết việc làm trong tổng số lao động thất nghiệp...
Có ý kiến đề nghị làm rõ giá trị tăng trưởng GDP đã tính đến yếu tố trượt giá của tiền đồng chưa; hay việc thực hiện quyết định cấm lưu hành xe ba bánh, cần tính đến điều kiện thực tế tại nhiều khu vực dân cư hiện nay chưa phù hợp cho ôtô, trong khi nhân dân có nhu cầu lưu thông, vận chuyển thường xuyên; đồng thời cần nghiên cứu sản xuất phương tiện thay thế, tránh nhập khẩu.
Nhiều cử tri đề nghị cần giám sát chặt chẽ việc bảo vệ tài nguyên rừng, biển, bảo vệ đất nông nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí, thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quản lý điều hành giá cả những mặt hàng thiết yếu, cần thận trọng khi điều chỉnh giá vì liên quan đến an sinh xã hội, ảnh hưởng sát sườn đến đời sống của nhân dân.
Cử tri cũng nêu nhiều vấn đề cần đặc biệt quan tâm như: khoảng cách giàu – nghèo gia tăng, giải quyết khiếu kiện, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường công tác quản lý đô thị, có biện pháp thiết thực bảo vệ môi trường sinh thái.../.
Phát biểu ý kiến tại các cuộc tiếp xúc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ghi nhận và đánh giá cao các ý kiến xây dựng, trách nhiệm và trí tuệ của cử tri.
Báo cáo với cử tri về tình hình thực hiện trách nhiệm đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết đã cùng các đại biểu Quốc hội khác làm tròn nhiệm vụ tiếp xúc cử tri, nắm bắt, giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri; tích cực, chủ động và trách nhiệm trong việc tham gia các hoạt động chung của Quốc hội và của Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội; chịu sự giám sát của cử tri.
Ghi nhận nhiều ý kiến xác đáng, những băn khoăn trăn trở thể hiện tâm huyết, trách nhiệm của cử tri, gợi mở nhiều vấn đề cần tập trung làm tốt trong thời gian tới, Tổng Bí thư nhấn mạnh trong bối cảnh tình hình hiện nay, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, còn không ít khó khăn, thách thức, cần triển khai mạnh mẽ, quyết liệt các mục tiêu nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết XI của Đảng, nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 2, lần thứ 3, các nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, thông qua các chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình cụ thể, tránh tùy tiện, chắp vá, tránh tình trạng nhiều việc đề ra từ lâu nhưng chưa được giải quyết triệt để.
Cùng với duy trì đà tăng trưởng kinh tế, Tổng Bí thư cho rằng cần quan tâm hơn nữa việc giải quyết thấu đáo các vấn đề xã hội, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, công bằng xã hội, bảo đảm phát triển bền vững, lâu dài, phù hợp với bản chất xã hội chủ nghĩa của Nhà nước Việt Nam. Hàng loạt vấn đề cần quan tâm giải quyết tốt như lao động, việc làm, tiền lương, trường học, bệnh viện, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, thu hẹp khoảng cách giàu-nghèo...
Tổng Bí thư nêu rõ, vấn đề có ý nghĩa quyết định là phải tổ chức, chỉ đạo thực hiện cho tốt các Nghị quyết, chương trình, đề án đã đề ra; phải thể chế hóa, phân công, phân nhiệm rõ ràng, bố trí cán bộ có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về vấn đề tái cơ cấu nền kinh tế, tái cơ cấu ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước, vấn đề giữ đất nông nghiệp..., Tổng Bí thư nhất trí cho rằng, cần tiến hành thận trọng, chặt chẽ, toàn diện, hài hòa, với cách nhìn biện chứng, có trước có sau, tránh phát sinh những vấn đề không đáng có.
Nhấn mạnh phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, Tổng Bí thư đề nghị mỗi cán bộ, đảng viên phát huy tinh thần tiên phong, gương mẫu, cùng đồng bào cả nước phát huy trí tuệ, lòng yêu nước, đồng tâm nhất trí vượt qua thách thức, tranh thủ thời cơ, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và các nghị quyết của Quốc hội.
Tổng Bí thư cũng đã trao đổi, làm rõ nhiều vấn đề cử tri nêu và nhất trí cho rằng, cần triển khai quyết liệt, hiệu quả hơn công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng; làm tốt hơn nữa công tác hướng dẫn thực thi luật, bảo đảm để các luật đã được ban hành sớm đi vào thực tế cuộc sống; quan tâm sâu sát việc duy trì, bảo vệ không gian văn hóa thiêng liêng tại khu vực Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh...
Tại các buổi tiếp xúc, đa số ý kiến cử tri đều bày tỏ vui mừng, phần khởi về kết quả Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII. Các phiên họp của Quốc hội đã diễn ra trong khí dân chủ, thẳng thắn, cách thức điều hành phiên họp tiếp tục được cải tiến, tính tranh luận, thảo luận, giải trình, tiếp thu rõ ràng, mạch lạc, thu hút sự quan tâm, theo dõi thường xuyên của cử tri và nhân dân cả nước.
Với một khối lượng công việc rất lớn, Kỳ họp đã hoàn thành các nội dung, chương trình làm việc đề ra, tập trung xem xét, quyết định phương hướng nhiệm vụ, mục tiêu, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội; công tác xây dựng pháp luật; thông qua chương trình giám sát của Quốc hội và quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước.
Vui mừng phấn khởi về những kết quả phát triển kinh tế-xã hội đã đạt được trong bối cảnh tình hình trong nước, cũng như thế giới gặp nhiều khó khăn, cử tri cũng bày tỏ sự đồng lòng nhất trí về phương hướng nhiệm vụ sắp tới, tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, công tác quản lý, điều hành của Nhà nước.
Về vấn đề biển Đông, cử tri bày tỏ đồng tình với cách giải quyết đúng đắn, mềm dẻo của Đảng, Nhà nước, kiên định chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc, dựa trên luật pháp quốc tế, thông qua giải pháp hòa bình, thương lượng.
Các cử tri đã nêu nhiều ý kiến, kiến nghị với Đảng, Quốc hội, Chính phủ. Nhiều cử tri đề nghị Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế-xã hội; công khai, làm rõ kết quả phát hành và sử dụng trái phiếu xây dựng trường học vùng sâu, vùng xa; hiệu quả đầu tư cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; tỷ lệ giải quyết việc làm trong tổng số lao động thất nghiệp...
Có ý kiến đề nghị làm rõ giá trị tăng trưởng GDP đã tính đến yếu tố trượt giá của tiền đồng chưa; hay việc thực hiện quyết định cấm lưu hành xe ba bánh, cần tính đến điều kiện thực tế tại nhiều khu vực dân cư hiện nay chưa phù hợp cho ôtô, trong khi nhân dân có nhu cầu lưu thông, vận chuyển thường xuyên; đồng thời cần nghiên cứu sản xuất phương tiện thay thế, tránh nhập khẩu.
Nhiều cử tri đề nghị cần giám sát chặt chẽ việc bảo vệ tài nguyên rừng, biển, bảo vệ đất nông nghiệp; thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng lãng phí, thiết thực học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quản lý điều hành giá cả những mặt hàng thiết yếu, cần thận trọng khi điều chỉnh giá vì liên quan đến an sinh xã hội, ảnh hưởng sát sườn đến đời sống của nhân dân.
Cử tri cũng nêu nhiều vấn đề cần đặc biệt quan tâm như: khoảng cách giàu – nghèo gia tăng, giải quyết khiếu kiện, giảm thiểu ùn tắc và tai nạn giao thông, tăng cường công tác quản lý đô thị, có biện pháp thiết thực bảo vệ môi trường sinh thái.../.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN/Vietnam+)