Một trong những cách tiếp cận để giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay là khuyến khích người dân tham gia vào lĩnh vực tài chính vi mô.
Giảm nghèo bền vững
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều tổ chức lớn đã có những hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ người nghèo được hưởng dịch vụ tiết kiệm và tín dụng để thay đổi cuộc sống. Quỹ Citi của Citibank chuyên hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao cơ hội kinh tế cho người dân, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông qua sự hỗ trợ của Quỹ này, các tổ chức tài chính vi mô có cơ hội nâng cao năng lực trong việc tiếp cận người nghèo, người thu nhập thấp và có thêm khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và các sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho cộng đồng.
Quỹ Citi tập trung những khoản tài trợ của mình cho 3 lĩnh vực chính là giáo dục tài chính, giáo dục cho thế hệ trẻ, hỗ trợ cộng đồng và doanh nhân.
Một mạng lưới tài chính vi mô có tên gọi M7, bao gồm 7 tổ chức, đang được triển khai tại các huyện Mai Sơn (Điện Biên), Uông Bí, Đông Triều (Quảng Ninh), Can Lộc (Hà Tĩnh) và Ninh Phước (Ninh Thuận). Đây là hoạt động tín dụng cung cấp dịch vụ cho vay mà không đòi hỏi tài sản thế chấp.
Đa số người nghèo ở Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp với đặc trưng là năng suất lao động tương đối thấp vì ít được tiếp cận với các nguồn vốn, đất đai và kiến thức. Vì vậy, phát triển hệ thống tài chính nông thôn, tài chính vi mô bền vững sẽ có những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tại huyện Uông Bí, tổ chức tài chính vi mô nằm trong mạng lưới M7 với tên gọi "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển" đã thu hút sự tham gia của trên 7.000 thành viên là phụ nữ. Tham gia tổ chức này, chị em không chỉ được vay vốn làm kinh tế với lãi suất thấp mà còn được hướng dẫn cách tiết kiệm tín dụng, làm kinh tế cải thiện thu nhập.
Trong số đó, hiện đã có gần 1000 thành viên thoát nghèo. Bà Lê Thị Hải Yến, Giám đốc quỹ, cho rằng chương trình thực sự là địa điểm tin cậy cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Nhiều chị em từ hai bàn tay trắng, nhờ tham gia chương trình, đến nay đã trở thành các hộ khá giả ở thôn.
Cho người nghèo chiếc cần câu
Vốn vay tuy không lớn như của các ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng bởi những khoản vay này đến được với những người nghèo và nghèo nhất.
Nếu coi hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của các ngân hàng là biển, là sông, thì tài chính vi mô giống như các con mương, con lạch, đưa tài chính đến từng cánh đồng, dịch vụ tài chính đến tận nhà người dân.
Đặc biệt, chương trình tài chính vi mô chủ yếu tập trung vào phụ nữ, do vậy sẽ góp phần thực hiện bình đẳng giới, tạo cơ hội để phụ nữ thể hiện mình.
Dưới hình thức trả góp nhiều lần, những món vay rất nhỏ từ mô hình tài chính vi mô tưởng như “gió vào nhà trống” đã giúp không ít người nghèo khởi nghiệp, bước từng bước vững chắc.
Với 1,5 triệu đồng khởi nghiệp vay từ "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển," gia đình chị Nông Thị Thúy Kim, phường Vang Danh, thị xã Uông Bí, Quảng Ninh đã thoát nghèo.
Chị Kim cho biết: "Trước khi vay vốn tài chính vi mô, hai vợ chồng tôi chỉ đi cửu vạn bốc, xếp than, một ngày chỉ kiếm được khoảng 20.000 đồng sống qua ngày và nuôi 3 con nhỏ."
Năm 2002, thấy gia đình của chị đói khổ quá, hàng xóm mách chị Kim tìm đến vay tiền của tín dụng vi mô. "Hồi đó, nếu không có tín dụng vi mô thì chúng tôi cũng không thể vay tiền ở đâu được, bởi vì chúng tôi không có tài sản thế chấp.," chị Kim nói. "Nhờ có tín dụng vi mô, gia đình tôi đã có nghề làm đậu phụ. Hiện nay, một ngày, trừ chi phí sản xuất, chúng tôi cũng kiếm được khoảng 80.000 đồng, cuộc sống ổn định hơn trước kia rất nhiều".
Cũng với 1,5 triệu đồng khởi nghiệp được vay từ vốn tài chính vi mô, gia đình chị Nguyễn Thị Phong ở xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giờ đã có một mô hình vườn-ao-chuồng với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Chị Phong cho biết: "Tôi được vay nhiều đợt, mỗi đợt vài triệu, cứ trả hết lại vay tiếp. Nhờ vậy, tôi có vốn mua giống nuôi cá, nuôi lợn, dần dần vốn lớn tôi cũng làm ăn lớn hơn. Nguồn vốn này thực sự giúp tôi và nhiều chị em phụ nữ nghèo khác cải thiện thu nhập, nó giống như cho chúng tôi một chiếc cần câu cá vậy".
Để khuyến khích người nghèo vay vốn kinh doanh thoát nghèo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam và Quỹ Citi phối hợp tổ chức giải thưởng doanh nhân vi mô Citi-Việt Nam. Sẽ có 60 doanh nhân vi mô xuất sắc - những người đã vượt nghèo nhờ khởi sự kinh doanh nhỏ thành công với vốn vay vi mô và 30 cán bộ tín dụng tiêu biểu sẽ được trao giải vào tháng 12 tới./.
Giảm nghèo bền vững
Hiện nay, ở Việt Nam, nhiều tổ chức lớn đã có những hoạt động tích cực nhằm hỗ trợ người nghèo được hưởng dịch vụ tiết kiệm và tín dụng để thay đổi cuộc sống. Quỹ Citi của Citibank chuyên hỗ trợ các tổ chức tài chính vi mô ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, nhằm nâng cao cơ hội kinh tế cho người dân, nhất là các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
Thông qua sự hỗ trợ của Quỹ này, các tổ chức tài chính vi mô có cơ hội nâng cao năng lực trong việc tiếp cận người nghèo, người thu nhập thấp và có thêm khả năng cung cấp các loại hình dịch vụ và các sản phẩm tài chính cho cộng đồng người nghèo nhằm giúp họ cải thiện đời sống, phát triển kinh tế và đóng góp cho cộng đồng.
Quỹ Citi tập trung những khoản tài trợ của mình cho 3 lĩnh vực chính là giáo dục tài chính, giáo dục cho thế hệ trẻ, hỗ trợ cộng đồng và doanh nhân.
Một mạng lưới tài chính vi mô có tên gọi M7, bao gồm 7 tổ chức, đang được triển khai tại các huyện Mai Sơn (Điện Biên), Uông Bí, Đông Triều (Quảng Ninh), Can Lộc (Hà Tĩnh) và Ninh Phước (Ninh Thuận). Đây là hoạt động tín dụng cung cấp dịch vụ cho vay mà không đòi hỏi tài sản thế chấp.
Đa số người nghèo ở Việt Nam sống dựa vào nông nghiệp với đặc trưng là năng suất lao động tương đối thấp vì ít được tiếp cận với các nguồn vốn, đất đai và kiến thức. Vì vậy, phát triển hệ thống tài chính nông thôn, tài chính vi mô bền vững sẽ có những tác động đáng kể đến sự tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo bền vững.
Tại huyện Uông Bí, tổ chức tài chính vi mô nằm trong mạng lưới M7 với tên gọi "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển" đã thu hút sự tham gia của trên 7.000 thành viên là phụ nữ. Tham gia tổ chức này, chị em không chỉ được vay vốn làm kinh tế với lãi suất thấp mà còn được hướng dẫn cách tiết kiệm tín dụng, làm kinh tế cải thiện thu nhập.
Trong số đó, hiện đã có gần 1000 thành viên thoát nghèo. Bà Lê Thị Hải Yến, Giám đốc quỹ, cho rằng chương trình thực sự là địa điểm tin cậy cho người nghèo vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập. Nhiều chị em từ hai bàn tay trắng, nhờ tham gia chương trình, đến nay đã trở thành các hộ khá giả ở thôn.
Cho người nghèo chiếc cần câu
Vốn vay tuy không lớn như của các ngân hàng thương mại hay ngân hàng chính sách, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng bởi những khoản vay này đến được với những người nghèo và nghèo nhất.
Nếu coi hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính của các ngân hàng là biển, là sông, thì tài chính vi mô giống như các con mương, con lạch, đưa tài chính đến từng cánh đồng, dịch vụ tài chính đến tận nhà người dân.
Đặc biệt, chương trình tài chính vi mô chủ yếu tập trung vào phụ nữ, do vậy sẽ góp phần thực hiện bình đẳng giới, tạo cơ hội để phụ nữ thể hiện mình.
Dưới hình thức trả góp nhiều lần, những món vay rất nhỏ từ mô hình tài chính vi mô tưởng như “gió vào nhà trống” đã giúp không ít người nghèo khởi nghiệp, bước từng bước vững chắc.
Với 1,5 triệu đồng khởi nghiệp vay từ "Quỹ khuyến khích phụ nữ phát triển," gia đình chị Nông Thị Thúy Kim, phường Vang Danh, thị xã Uông Bí, Quảng Ninh đã thoát nghèo.
Chị Kim cho biết: "Trước khi vay vốn tài chính vi mô, hai vợ chồng tôi chỉ đi cửu vạn bốc, xếp than, một ngày chỉ kiếm được khoảng 20.000 đồng sống qua ngày và nuôi 3 con nhỏ."
Năm 2002, thấy gia đình của chị đói khổ quá, hàng xóm mách chị Kim tìm đến vay tiền của tín dụng vi mô. "Hồi đó, nếu không có tín dụng vi mô thì chúng tôi cũng không thể vay tiền ở đâu được, bởi vì chúng tôi không có tài sản thế chấp.," chị Kim nói. "Nhờ có tín dụng vi mô, gia đình tôi đã có nghề làm đậu phụ. Hiện nay, một ngày, trừ chi phí sản xuất, chúng tôi cũng kiếm được khoảng 80.000 đồng, cuộc sống ổn định hơn trước kia rất nhiều".
Cũng với 1,5 triệu đồng khởi nghiệp được vay từ vốn tài chính vi mô, gia đình chị Nguyễn Thị Phong ở xã Xuân Sơn, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh giờ đã có một mô hình vườn-ao-chuồng với mức thu nhập trên 100 triệu đồng/năm.
Chị Phong cho biết: "Tôi được vay nhiều đợt, mỗi đợt vài triệu, cứ trả hết lại vay tiếp. Nhờ vậy, tôi có vốn mua giống nuôi cá, nuôi lợn, dần dần vốn lớn tôi cũng làm ăn lớn hơn. Nguồn vốn này thực sự giúp tôi và nhiều chị em phụ nữ nghèo khác cải thiện thu nhập, nó giống như cho chúng tôi một chiếc cần câu cá vậy".
Để khuyến khích người nghèo vay vốn kinh doanh thoát nghèo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam và Quỹ Citi phối hợp tổ chức giải thưởng doanh nhân vi mô Citi-Việt Nam. Sẽ có 60 doanh nhân vi mô xuất sắc - những người đã vượt nghèo nhờ khởi sự kinh doanh nhỏ thành công với vốn vay vi mô và 30 cán bộ tín dụng tiêu biểu sẽ được trao giải vào tháng 12 tới./.
(TTXVN/Vietnam+)