Ngày 18/4, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có buổi làm việc với các cơ quan chức năng và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật liệu xanh, để đánh giá dự án tái chế xỉ thép thành các vật liệu có ích trong xây dựng, trồng trọt, lọc nước... của công ty này.
Đây là dự án tái chế xỉ thép thành các sản phẩm có ích đầu tiên tại Việt Nam.
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ thép tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật liệu xanh làm chủ đầu tư đã được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp phép từ tháng 7/2011, sau 10 tháng thi công hiện đang được chạy thử.
Nhà máy đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và đánh giá đảm bảo đủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Nhà máy có công suất xử lý 1.000 tấn xỉ thép/ngày đủ đáp ứng cho việc xử lý toàn bộ số xỉ thép được thải ra từ quá trình sản xuất của ba nhà máy thép đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại lọc toàn bộ sắt còn sót, tách chất nhiễm từ, nghiền nhỏ để làm nguyên liệu cho các sản phẩm trong vật liệu xây dựng như làm đường, chống xói lở, gạch, cải tạo đất, lọc nước và không khí... có giá thành rẻ hơn những vật liệu tương đương đang được sử dụng và nhất là không gây ô nhiễm môi trường.
Những năm qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rất lúng túng trong việc xử lý số xỉ thép do ba nhà máy sản xuất thép trên địa bàn thải ra.
Các công ty sản xuất thép phải chi phí để thuê đơn vị đem chôn lấp, tỉnh mất đất bố trí chỗ chôn lấp và tư nhân mua trộm xỉ thép để san lấp gây ô nhiễm môi trường.
Huyện Tân Thành đã bố trí một bãi đổ xỉ thép tạm cho các nhà máy hoạt động nhưng tình trạng bãi tạm tồn tại kéo dài nhiều tháng qua gây bức xúc trong dư luận.
Theo kế hoạch, năm 2012 sẽ có thêm hai nhà máy sản xuất thép gồm Pomina 3, Fuco đi vào hoạt động, số xỉ thép thải ra môi trường sẽ tăng gấp ba lần và tới năm 2014 có thêm hai nhà máy khác là Vinakyoe, Possco SS Vina thì số xỉ thép sẽ tăng lên gấp năm lần hiện tại, gây áp lực lớn cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu./.
Đây là dự án tái chế xỉ thép thành các sản phẩm có ích đầu tiên tại Việt Nam.
Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng từ xỉ thép tại khu công nghiệp Phú Mỹ 1, huyện Tân Thành (Bà Rịa-Vũng Tàu), do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Vật liệu xanh làm chủ đầu tư đã được Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp phép từ tháng 7/2011, sau 10 tháng thi công hiện đang được chạy thử.
Nhà máy đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và đánh giá đảm bảo đủ các tiêu chí về bảo vệ môi trường. Nhà máy có công suất xử lý 1.000 tấn xỉ thép/ngày đủ đáp ứng cho việc xử lý toàn bộ số xỉ thép được thải ra từ quá trình sản xuất của ba nhà máy thép đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại lọc toàn bộ sắt còn sót, tách chất nhiễm từ, nghiền nhỏ để làm nguyên liệu cho các sản phẩm trong vật liệu xây dựng như làm đường, chống xói lở, gạch, cải tạo đất, lọc nước và không khí... có giá thành rẻ hơn những vật liệu tương đương đang được sử dụng và nhất là không gây ô nhiễm môi trường.
Những năm qua, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu rất lúng túng trong việc xử lý số xỉ thép do ba nhà máy sản xuất thép trên địa bàn thải ra.
Các công ty sản xuất thép phải chi phí để thuê đơn vị đem chôn lấp, tỉnh mất đất bố trí chỗ chôn lấp và tư nhân mua trộm xỉ thép để san lấp gây ô nhiễm môi trường.
Huyện Tân Thành đã bố trí một bãi đổ xỉ thép tạm cho các nhà máy hoạt động nhưng tình trạng bãi tạm tồn tại kéo dài nhiều tháng qua gây bức xúc trong dư luận.
Theo kế hoạch, năm 2012 sẽ có thêm hai nhà máy sản xuất thép gồm Pomina 3, Fuco đi vào hoạt động, số xỉ thép thải ra môi trường sẽ tăng gấp ba lần và tới năm 2014 có thêm hai nhà máy khác là Vinakyoe, Possco SS Vina thì số xỉ thép sẽ tăng lên gấp năm lần hiện tại, gây áp lực lớn cho tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu./.
Đoàn Mạnh Dương (TTXVN)