Đề tài tái chế vỏ trấu thành vật liệu chất đốt của tác giả Nguyễn Văn Nghị (Phú Yên) đã đoạt giải nhất Giải thưởng Sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 11, vừa được công bố vào đầu tháng 5/2012.
Củi trấu là một dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp, thay thế được than đá, dầu DO, FO... , giảm chi phí xử lý môi trường, tăng tuổi thọ của thiết bị và thu nhập cho nông dân. Cơ sở sản xuất của tác giả đã cung cấp cho thị trường mỗi ngày gần 10 tấn củi, với các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp ở Phú Yên, Đà Nẵng, Khánh Hòa như Tổng công ty Khánh Việt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phong Cát, An Hưng, Hoàng Long Vina, May mặc Hòa Khánh... Cơ sở đã giải quyết việc làm cho 30 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 3,6 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Tỉnh Phú Yên có gần 54.000 ha sản xuất lúa, hàng năm thải ra hơn 1 triệu tấn trấu, một phần làm chất đốt theo kiểu truyền thống, một số đốt để lấy tro bón cho cây trồng, số còn lại thải ra kênh mương hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp "Sản xuất vật liệu chất đốt bằng việc tái chế vỏ trấu" đã tận dụng được trấu sản xuất ra loại chất đốt kinh tế và hầu như không ô nhiễm môi trường.
Thực tế trước đây đã có một số giải pháp đưa trấu vào thực nghiệm sản xuất ván, gỗ làm hàng trang trí nội thất, ván "ôkal" làm từ mùn cưa; đưa công nghệ "khí hóa trấu" vào các lò nung gạch cải tiến... nhưng mỗi giải pháp đều có những khó khăn nhất định nên chưa được ứng dụng phổ biến. Sản xuất củi từ vỏ trấu là một hướng đi khả thi nhất hiện nay để giải quyết lượng trấu dư thừa. Cứ 1,05 kg trấu sẽ cho ra 1 kg củi trấu thành phẩm dạng ống với giá thành giảm được khoảng 20%-25% so với than đá, than cám, dầu FO.
Tác giả Nguyễn Văn Nghị cho biết, xét về lâu dài, với việc sản xuất thành công củi trấu có thể sử dụng nhiệt lượng của nó để sản xuất điện năng, làm vật liệu xây dựng, sản xuất ôxit silic, nhờ khả năng đốt cháy mạnh và rẻ có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí bằng củi trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán mỗi kg củi trấu có thể tạo ra 0,125kW giờ điện và 4kW giờ nhiệt tùy theo công nghệ.
Giải pháp này nếu được áp dụng có thể chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Vỏ trấu nghiền mịn có thể trộn với các thành phần khác như mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thủy tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây dựng thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao.
Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Trung, Tây Nam Bộ thường bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% ôxit silic, chất được sử dụng khá nhiều trong xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh... Vấn đề tận dụng ôxit silic trong vỏ trấu đang được quan tâm với mục đích thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán lại cho nông dân tàn tro để cải tạo đất.
Sử dụng củi trấu cũng là yếu tố tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm về môi trường cho các khách hàng khó tính, hướng đến đảm bảo hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001./.
Củi trấu là một dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp, thay thế được than đá, dầu DO, FO... , giảm chi phí xử lý môi trường, tăng tuổi thọ của thiết bị và thu nhập cho nông dân. Cơ sở sản xuất của tác giả đã cung cấp cho thị trường mỗi ngày gần 10 tấn củi, với các hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho doanh nghiệp ở Phú Yên, Đà Nẵng, Khánh Hòa như Tổng công ty Khánh Việt, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phong Cát, An Hưng, Hoàng Long Vina, May mặc Hòa Khánh... Cơ sở đã giải quyết việc làm cho 30 lao động địa phương với mức lương bình quân từ 3,6 đến 5 triệu đồng/người/tháng.
Tỉnh Phú Yên có gần 54.000 ha sản xuất lúa, hàng năm thải ra hơn 1 triệu tấn trấu, một phần làm chất đốt theo kiểu truyền thống, một số đốt để lấy tro bón cho cây trồng, số còn lại thải ra kênh mương hoặc đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Giải pháp "Sản xuất vật liệu chất đốt bằng việc tái chế vỏ trấu" đã tận dụng được trấu sản xuất ra loại chất đốt kinh tế và hầu như không ô nhiễm môi trường.
Thực tế trước đây đã có một số giải pháp đưa trấu vào thực nghiệm sản xuất ván, gỗ làm hàng trang trí nội thất, ván "ôkal" làm từ mùn cưa; đưa công nghệ "khí hóa trấu" vào các lò nung gạch cải tiến... nhưng mỗi giải pháp đều có những khó khăn nhất định nên chưa được ứng dụng phổ biến. Sản xuất củi từ vỏ trấu là một hướng đi khả thi nhất hiện nay để giải quyết lượng trấu dư thừa. Cứ 1,05 kg trấu sẽ cho ra 1 kg củi trấu thành phẩm dạng ống với giá thành giảm được khoảng 20%-25% so với than đá, than cám, dầu FO.
Tác giả Nguyễn Văn Nghị cho biết, xét về lâu dài, với việc sản xuất thành công củi trấu có thể sử dụng nhiệt lượng của nó để sản xuất điện năng, làm vật liệu xây dựng, sản xuất ôxit silic, nhờ khả năng đốt cháy mạnh và rẻ có thể ứng dụng hơi nóng sinh ra khi đốt nóng không khí bằng củi trấu để làm quay tua bin phát điện. Theo tính toán mỗi kg củi trấu có thể tạo ra 0,125kW giờ điện và 4kW giờ nhiệt tùy theo công nghệ.
Giải pháp này nếu được áp dụng có thể chế tạo máy phát điện loại nhỏ cho các khu vực vùng sâu vùng xa. Vỏ trấu nghiền mịn có thể trộn với các thành phần khác như mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thủy tinh. Trọng lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây dựng thông thường khoảng 50% và có tính cách âm, cách nhiệt và không thấm nước cao.
Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền Trung, Tây Nam Bộ thường bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Tro của trấu sau khi đốt cháy có hơn 80% ôxit silic, chất được sử dụng khá nhiều trong xây dựng, thời trang, luyện thủy tinh... Vấn đề tận dụng ôxit silic trong vỏ trấu đang được quan tâm với mục đích thu được tối đa lượng silic với thời gian ngắn. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp sản xuất gạch và gốm đã bán lại cho nông dân tàn tro để cải tạo đất.
Sử dụng củi trấu cũng là yếu tố tích cực trong việc thể hiện trách nhiệm về môi trường cho các khách hàng khó tính, hướng đến đảm bảo hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001./.
Minh Nguyệt (TTXVN)