Tại Hợp tác xã thương mại và dịch vụ Phúc Lợi (xóm Hồng Thái 2, xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên), Trung tâm khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp-Sở Công Thương Thái Nguyên đã giới thiệu mô hình trình diễn kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, tái chế dầu phế liệu thành dầu đốt công nghiệp.
Mô hình có tổng kinh phí 31,3 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 255 triệu đồng, còn lại là vốn đầu tư của đơn vị thụ hưởng - Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Phúc Lợi.
Dây chuyền có công suất thiết kế 11,5 nghìn tấn sản phẩm/năm. Nguyên liệu là dầu thải công nghiệp sau khi được xử lý qua các công đoạn gồm phân loại, loại bỏ cặn bẩn và các tạp chất, xử lý phân tách, lắng đọng... sẽ thu được các sản phẩm là dầu gốc và dầu đốt công nghiệp.
Nguyên liệu là các loại rác thải công nghiệp dạng rắn như giấy, nhựa, bao bì, phế liệu... cũng sẽ được phân loại. Bộ phận chất thải nguy hại sẽ được xử lý tiêu hủy bằng công nghệ lò đốt, bộ phận khác sẽ được tái chế.
Khí thải lò đốt sau khi đi qua vùng bão hòa, tháp lọc và hệ thống lắng đọng được thải ra môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam. Các sản phẩm của mô hình có giá trị sử dụng cao, phục vụ chủ yếu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, giấy, nhựa, luyện kim...
Mô hình được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế-xã hội, nhất là những tác động tích cực tới môi trường, tính khả thi khi triển khai nhân rộng và tính bền vững của dây chuyền. Đây cũng là mô hình xử lý chất thải công nghiệp, tái chế dầu phế liệu thành dầu đốt công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên./.
Mô hình có tổng kinh phí 31,3 tỷ đồng, trong đó kinh phí khuyến công địa phương hỗ trợ là 255 triệu đồng, còn lại là vốn đầu tư của đơn vị thụ hưởng - Hợp tác xã Thương mại và Dịch vụ Phúc Lợi.
Dây chuyền có công suất thiết kế 11,5 nghìn tấn sản phẩm/năm. Nguyên liệu là dầu thải công nghiệp sau khi được xử lý qua các công đoạn gồm phân loại, loại bỏ cặn bẩn và các tạp chất, xử lý phân tách, lắng đọng... sẽ thu được các sản phẩm là dầu gốc và dầu đốt công nghiệp.
Nguyên liệu là các loại rác thải công nghiệp dạng rắn như giấy, nhựa, bao bì, phế liệu... cũng sẽ được phân loại. Bộ phận chất thải nguy hại sẽ được xử lý tiêu hủy bằng công nghệ lò đốt, bộ phận khác sẽ được tái chế.
Khí thải lò đốt sau khi đi qua vùng bão hòa, tháp lọc và hệ thống lắng đọng được thải ra môi trường, đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam. Các sản phẩm của mô hình có giá trị sử dụng cao, phục vụ chủ yếu cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng, giấy, nhựa, luyện kim...
Mô hình được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế-xã hội, nhất là những tác động tích cực tới môi trường, tính khả thi khi triển khai nhân rộng và tính bền vững của dây chuyền. Đây cũng là mô hình xử lý chất thải công nghiệp, tái chế dầu phế liệu thành dầu đốt công nghiệp đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên./.
Thu Hằng (TTXVN)