Tỉnh Gia Lai hiện có khoảng 77.000ha càphê kinh doanh; trong đó có gần 30.000ha cây trồng lâu năm và có tuổi thọ từ 10-20 năm.
Toàn bộ diện tích càphê này nằm rải rác trong dân và đang trong thời kỳ phát triển kém, cho năng suất thấp cần phải được cải tạo. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện chủ trương tái canh cây càphê nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa.
Công ty càphê Ia Grai là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thực hiện tái canh cây càphê trên tổng diện tích 100ha với kết quả ngoài mong đợi. Trong vụ thu bói đầu tiên của niên vụ 2011-2012, toàn bộ diện tích vườn càphê tái canh của đơn vị đều đạt năng suất cao. Bình quân mỗi hecta cho năng suất hơn 10 tấn quả tươi, cá biệt có những vườn cây đạt 18-20 tấn/ha.
Theo ông Nguyễn Đại Ngọc, Giám đốc công ty, sau vụ thu bói đầu này, vườn càphê tái canh sẽ tăng dần năng suất các vụ sau lên tới 13-14tấn/ha và khi đến thời kỳ kinh doanh ổn định (sau 5 năm) sẽ cho năng suất đạt đến 20 tấn/ha. Theo kế hoạch, trong năm 2012 công ty sẽ tiếp tục tái canh thêm 45ha càphê và giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Pia (huyện Ia Grai). Những năm tiếp theo sẽ nâng tổng diện tích càphê tái canh lên đến 220ha theo đúng kế hoạch và lộ trình.
Tuy nhiên, mặc dù chủ trương tái canh cây càphê nhằm "trẻ hóa" vườn cây là đúng hướng nhưng trong quá trình thực hiện người dân và các doanh nghiệp đều gặp khó bởi mức đầu tư quá lớn.
Để tái canh một hecta càphê trong thời gian 3 năm (1 năm trồng-2 năm chăm sóc) thì mức đầu tư lên tới hơn 140 triệu đồng; đó là chưa nói đến trong vòng 3 năm không có mức thu để trang trải cho cuộc sống gia đình, hoặc trả lương cho công nhân./.
Toàn bộ diện tích càphê này nằm rải rác trong dân và đang trong thời kỳ phát triển kém, cho năng suất thấp cần phải được cải tạo. Tỉnh Gia Lai đang thực hiện chủ trương tái canh cây càphê nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị hàng hóa.
Công ty càphê Ia Grai là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thực hiện tái canh cây càphê trên tổng diện tích 100ha với kết quả ngoài mong đợi. Trong vụ thu bói đầu tiên của niên vụ 2011-2012, toàn bộ diện tích vườn càphê tái canh của đơn vị đều đạt năng suất cao. Bình quân mỗi hecta cho năng suất hơn 10 tấn quả tươi, cá biệt có những vườn cây đạt 18-20 tấn/ha.
Theo ông Nguyễn Đại Ngọc, Giám đốc công ty, sau vụ thu bói đầu này, vườn càphê tái canh sẽ tăng dần năng suất các vụ sau lên tới 13-14tấn/ha và khi đến thời kỳ kinh doanh ổn định (sau 5 năm) sẽ cho năng suất đạt đến 20 tấn/ha. Theo kế hoạch, trong năm 2012 công ty sẽ tiếp tục tái canh thêm 45ha càphê và giao khoán cho đồng bào dân tộc thiểu số ở xã Ia Pia (huyện Ia Grai). Những năm tiếp theo sẽ nâng tổng diện tích càphê tái canh lên đến 220ha theo đúng kế hoạch và lộ trình.
Tuy nhiên, mặc dù chủ trương tái canh cây càphê nhằm "trẻ hóa" vườn cây là đúng hướng nhưng trong quá trình thực hiện người dân và các doanh nghiệp đều gặp khó bởi mức đầu tư quá lớn.
Để tái canh một hecta càphê trong thời gian 3 năm (1 năm trồng-2 năm chăm sóc) thì mức đầu tư lên tới hơn 140 triệu đồng; đó là chưa nói đến trong vòng 3 năm không có mức thu để trang trải cho cuộc sống gia đình, hoặc trả lương cho công nhân./.
Văn Thông (TTXVN/Vietnam+)