Lãng phí tiền tỷ, làm tắc mạch giao thông, gây ô nhiễm môi trường nguồn nước là những bất cập, "tác dụng ngược" của cống thủy lợi Cà Mau được đầu tư xây dựng trên kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp thuộc địa bàn các phường 4, phường 5 thành phố Cà Mau.
Sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp vào năm 2001, Cà Mau đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống cống thủy lợi gồm Tắc Vân, Cà Mau, Bạch Ngưu, Đường Xuồng, Thị Phụng, Ông Hương để ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Thới Bình và một phần thành phố Cà Mau, góp phần thực hiện chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau.
Tuy nhiên suốt thời gian dài, cống Cà Mau không ngăn được mặn, không giữ được ngọt, mặc dù khi nước mặn tràn về vào đầu mùa khô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều ra thông báo lịch vận hành điều tiết nước nhằm mục đích "làm chậm mặn" cho đồng đất.
Bởi muốn ngăn mặn và giữ ngọt triệt để cho một phần vùng ngọt hóa bắc Cà Mau, tỉnh cần có hệ thống đê sông, cống thủy lợi điều tiết nước, trạm bơm đồng bộ, không phụ thuộc vào hai tỉnh giáp ranh là Bạc Liêu và Kiên Giang.
Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi ở Cà Mau không đồng bộ và yếu kém; một số nhánh sông, kênh rạch liên thông với vùng bắc Cà Mau thuộc địa bàn hai tỉnh nói trên chưa xây dựng cống thủy lợi hoặc đã xây xong nhưng không đóng kín cửa do nông dân ở đây lấy nước mặn ra vào nuôi tôm.
Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau đang bỏ dở nửa chừng, chưa biết khi nào mới hoàn thành nên "một mình" cống Cà Mau đang xuống cấp nghiêm trọng không thể thực hiện vai trò ngăn mặn và giữ ngọt, lãng phí tiền tỷ đầu tư xây dựng cống.
Hệ lụy là nhiều năm qua, vùng ngọt hóa bắc Cà Mau bị xâm mặn, nước mặn tràn đồng, ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất.
Chẳng những không ngăn được mặn, giữ ngọt, cống Cà Mau còn làm tắc mạch giao thông trên kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, một trong những tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối Cà Mau với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Những ngày qua, hàng chục phương tiện thủy vận chuyển hàng hóa neo đậu kín khu vực cống Cà Mau, chờ mở cửa cống để đi qua, khiến cho nhiều thương lái, nhà sản xuất kinh doanh bất bình, gọi đây là "cửa cấm vận hàng hóa vào Cà Mau".
Theo đơn vị quản lý vận hành cống, việc không mở cửa cho tàu thuyền qua lại, giải tỏa ùn tắc giao thông là do "tuân thủ lịch điều tiết nước ngăn mặn, giữ ngọt" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, theo ông Tô Văn Trạng, trú tại phường 1, thành phố Cà Mau, việc đóng cống không phải ngăn mặn mà để thu phí hoạt động cầu kéo. Xuồng ghe nhỏ muốn qua cống phải thuê cầu kéo từ 5.000 đồng/lượt trở lên.
Những cư dân sinh sống hai bên bờ kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp cho biết thêm, khi chưa xây dựng cống Cà Mau, đoạn kênh này không bị ô nhiễm, nước trong xanh, tươi mát, có nước lớn, nước ròng.
Từ khi xây dựng cống đến nay, dòng chảy của đoạn kênh này mất đi, nước tù đọng vì cửa cống khép kín, không còn khả năng tự làm sạch, dẫn đến tình trạng ô nhiễm đoạn kênh dài hơn 3km này và nhiều đoạn sông khác chảy qua nội ô thành phố Cà Mau./.
Sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất ngư - nông - lâm nghiệp vào năm 2001, Cà Mau đầu tư hàng chục tỷ đồng xây dựng hệ thống cống thủy lợi gồm Tắc Vân, Cà Mau, Bạch Ngưu, Đường Xuồng, Thị Phụng, Ông Hương để ngăn mặn, giữ ngọt phục vụ các vùng sản xuất nông nghiệp của huyện Thới Bình và một phần thành phố Cà Mau, góp phần thực hiện chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau.
Tuy nhiên suốt thời gian dài, cống Cà Mau không ngăn được mặn, không giữ được ngọt, mặc dù khi nước mặn tràn về vào đầu mùa khô, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh đều ra thông báo lịch vận hành điều tiết nước nhằm mục đích "làm chậm mặn" cho đồng đất.
Bởi muốn ngăn mặn và giữ ngọt triệt để cho một phần vùng ngọt hóa bắc Cà Mau, tỉnh cần có hệ thống đê sông, cống thủy lợi điều tiết nước, trạm bơm đồng bộ, không phụ thuộc vào hai tỉnh giáp ranh là Bạc Liêu và Kiên Giang.
Tuy nhiên, hệ thống thủy lợi ở Cà Mau không đồng bộ và yếu kém; một số nhánh sông, kênh rạch liên thông với vùng bắc Cà Mau thuộc địa bàn hai tỉnh nói trên chưa xây dựng cống thủy lợi hoặc đã xây xong nhưng không đóng kín cửa do nông dân ở đây lấy nước mặn ra vào nuôi tôm.
Chương trình ngọt hóa bán đảo Cà Mau đang bỏ dở nửa chừng, chưa biết khi nào mới hoàn thành nên "một mình" cống Cà Mau đang xuống cấp nghiêm trọng không thể thực hiện vai trò ngăn mặn và giữ ngọt, lãng phí tiền tỷ đầu tư xây dựng cống.
Hệ lụy là nhiều năm qua, vùng ngọt hóa bắc Cà Mau bị xâm mặn, nước mặn tràn đồng, ảnh hưởng bất lợi cho sản xuất.
Chẳng những không ngăn được mặn, giữ ngọt, cống Cà Mau còn làm tắc mạch giao thông trên kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp, một trong những tuyến giao thông đường thủy huyết mạch nối Cà Mau với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.
Những ngày qua, hàng chục phương tiện thủy vận chuyển hàng hóa neo đậu kín khu vực cống Cà Mau, chờ mở cửa cống để đi qua, khiến cho nhiều thương lái, nhà sản xuất kinh doanh bất bình, gọi đây là "cửa cấm vận hàng hóa vào Cà Mau".
Theo đơn vị quản lý vận hành cống, việc không mở cửa cho tàu thuyền qua lại, giải tỏa ùn tắc giao thông là do "tuân thủ lịch điều tiết nước ngăn mặn, giữ ngọt" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Tuy nhiên, theo ông Tô Văn Trạng, trú tại phường 1, thành phố Cà Mau, việc đóng cống không phải ngăn mặn mà để thu phí hoạt động cầu kéo. Xuồng ghe nhỏ muốn qua cống phải thuê cầu kéo từ 5.000 đồng/lượt trở lên.
Những cư dân sinh sống hai bên bờ kênh xáng Quản Lộ - Phụng Hiệp cho biết thêm, khi chưa xây dựng cống Cà Mau, đoạn kênh này không bị ô nhiễm, nước trong xanh, tươi mát, có nước lớn, nước ròng.
Từ khi xây dựng cống đến nay, dòng chảy của đoạn kênh này mất đi, nước tù đọng vì cửa cống khép kín, không còn khả năng tự làm sạch, dẫn đến tình trạng ô nhiễm đoạn kênh dài hơn 3km này và nhiều đoạn sông khác chảy qua nội ô thành phố Cà Mau./.
(TTXVN/Vietnam+)