Tại tọa đàm "Bối cảnh quốc tế sau khủng hoảng tài chính thế giới và ảnh hưởng đến Việt Nam" tổ chức chiều 30/8, tại Hà Nội, các chuyên gia kinh tế trong nước và nước ngoài đã tập trung phân tích những tác động đa chiều của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế Việt Nam.
Trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/8, tổng số dự án đăng ký cấp mới đã đạt con số 658 với trị giá 10,79 tỷ USD, giảm khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường vốn cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam là chưa cao. FDI có nhiều tác động tích cực, nhưng tác động đó không tự nhiên xảy ra.
Lo ngại về nguồn vốn FDI trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chúng ta cần sàng lọc, giám sát chặt chẽ hơn về nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, nếu làm như vậy là trái với nguyên tắc của WTO.
Giáo sư-tiến sỹ Hansjorg Herr, trường Đại học Kinh tế-Luật Berlin cho rằng không phải mọi luồng vốn FDI đều là tích cực. Chúng có phần tạo nên bong bóng thị trường bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định - có thể liên tưởng đến diễn biến trước cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng được đặc trưng bởi các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại các nước sau đó lâm vào khủng khoảng. Do đó, đối với lĩnh vực bất động sản không nên cho phép có đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Một trong những giải pháp mà các chuyên gia kinh tế nước ngoài nhấn mạnh đến là cần thiết phải có sự chọn lọc FDI nhằm khuyến khích FDI mang tính tích cực và ngăn chặn những khoản đầu tư mang tính tiêu cực.
Chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng nhấn mạnh đến yếu tố giảm giá đồng USD. Ông cho rằng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp này đã nhập khẩu linh kiện để lắp ráp rồi bán tại thị trường nội địa.
Theo lý thuyết, giảm tỷ giá sẽ khuyến khích được xuất khẩu nhưng tại Việt Nam, tình trạng nhập siêu đang tăng cao. Do vậy, Việt Nam cần phải có một phương thuốc đa dạng, nhiều giải pháp và nên sử dụng giải pháp giảm giá đồng USD một cách thận trọng./.
Trong những năm gần đây, vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã tăng lên đáng kể. Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến 20/8, tổng số dự án đăng ký cấp mới đã đạt con số 658 với trị giá 10,79 tỷ USD, giảm khoảng 10% về số dự án nhưng tăng 41% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2009.
Tuy nhiên, việc mở cửa thị trường vốn cũng đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều áp lực, nhất là khi khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế Việt Nam là chưa cao. FDI có nhiều tác động tích cực, nhưng tác động đó không tự nhiên xảy ra.
Lo ngại về nguồn vốn FDI trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực bất động sản, tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng chúng ta cần sàng lọc, giám sát chặt chẽ hơn về nguồn vốn FDI. Tuy nhiên, nếu làm như vậy là trái với nguyên tắc của WTO.
Giáo sư-tiến sỹ Hansjorg Herr, trường Đại học Kinh tế-Luật Berlin cho rằng không phải mọi luồng vốn FDI đều là tích cực. Chúng có phần tạo nên bong bóng thị trường bất động sản và làm nền kinh tế mất ổn định - có thể liên tưởng đến diễn biến trước cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 cũng được đặc trưng bởi các dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực bất động sản tại các nước sau đó lâm vào khủng khoảng. Do đó, đối với lĩnh vực bất động sản không nên cho phép có đầu tư trực tiếp của nước ngoài.
Một trong những giải pháp mà các chuyên gia kinh tế nước ngoài nhấn mạnh đến là cần thiết phải có sự chọn lọc FDI nhằm khuyến khích FDI mang tính tích cực và ngăn chặn những khoản đầu tư mang tính tiêu cực.
Chuyên gia kinh tế, tiến sỹ Lê Đăng Doanh cũng nhấn mạnh đến yếu tố giảm giá đồng USD. Ông cho rằng hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, nhưng chủ yếu các doanh nghiệp này đã nhập khẩu linh kiện để lắp ráp rồi bán tại thị trường nội địa.
Theo lý thuyết, giảm tỷ giá sẽ khuyến khích được xuất khẩu nhưng tại Việt Nam, tình trạng nhập siêu đang tăng cao. Do vậy, Việt Nam cần phải có một phương thuốc đa dạng, nhiều giải pháp và nên sử dụng giải pháp giảm giá đồng USD một cách thận trọng./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)