Với điều kiện tự nhiên mang nét đặc thù, hệ động thực vật ở Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (Ea Kar-Đắk Lắk) rất phong phú. Đây là khu rừng đa dạng sinh học có đàn bò rừng và bò tót với số lượng nhiều nhất Đông Nam Á.
Tuy vậy, gần chục năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng buông lỏng, thông tin về công tác bảo vệ tài nguyên rừng bị bưng bít, đàn động vật hoang dã bị lâm tặc săn bắn nhiều, đã làm giảm số lượng đáng kể.
Cho đến thời điểm này, bò tót và bò rừng là những loại được ghi trong Sách Đỏ thế giới, không còn được phát hiện ở đây. Một số động vật quý hiếm khác như hổ, báo hoa mai trước đây có nhiều cá thể, nay đã biến mất.
Trước đây, trong những tháng đầu mùa mưa, khi cỏ non vừa mới mọc, nhiều người dân sinh sống vùng lân cận vẫn phát hiện bò rừng, bò tót kiếm ăn tại khu vực đồng cỏ vùng ven khu bảo tồn với số lượng đàn vài con, có khi phát hiện cả chục con. Thỉnh thoảng người dân và cán bộ kiểm lâm vẫn phát hiện được một số dấu vết của hổ, báo và gấu.
Suốt thời gian dài, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thường xuyên bị xâm hại, đàn động vật hoang dã bị săn bắn nhiều. Riêng bò rừng và bò tót là đối tượng bị tàn sát quá mức. Cạm bẫy cài đặt dày đặc trong rừng. Hàng ngày, thú rừng thường xuyên được săn bắn để cung cấp các loại thực phẩm đặc sản cho các huyện Krông Năng, Ea Kar, M’Đrắc và thị xã Buôn Hồ.
Nhiều lần kiểm lâm tổ chức truy quét lâm tặc và thu nhặt cạm bẫy, nhưng đều bất lực trước hành vi vi phạm lâm luật của nhiều đối tượng xấu. Không ít lần, lâm tặc hành hung cán bộ kiểm lâm. Trong đó có 3 lần dùng súng săn và súng hoa cải bắn trọng thương cán bộ kiểm lâm.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là cư dân sinh sống lân cận canh tác sát với vùng đệm khu bảo tồn gia tăng, tác động đến không gian sinh tồn của động vật hoang dã. Gần đây, khi xây dựng Nhà máy thủy điện Krông H’năng (64 MW) đã tạo lòng hồ gây ngập nước nhiều diện tích rừng và trảng cỏ là nơi bò rừng, bò tót, nai, lợn rừng thường đến đây kiếm ăn. Chưa kể các phương tiện vận hành gây ồn ào, làm cho các loại động vật hoang dã hoảng sợ bỏ đi nơi khác cư trú.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích 27.800ha (khi chưa xây dựng thủy điện Krông H’Năng) nằm ở phía đông bắc tỉnh Đắk Lắk, tiếp giáp với tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Vùng ven khu bảo tồn có nhiều con đường lớn đi qua, nên việc giao lưu đi lại thuận lợi, ảnh hưởng nhiều đến điều kiện sinh sống của các loài động vật hoang dã.
Do những vùng lân cận đã mất hết rừng, nên lâm tặc từ các tỉnh Gia Lai, Phú Yên và Đắk Lắk vẫn thường xuyên vào khu bảo tồn chặt trộm gỗ giáng hương, trắc, cẩm lai và săn trộm các loài động vật hoang dã.
Với lực lượng cán bộ quản lý bảo vệ rừng quá mỏng, áp lực dân cư đến sinh sống gần vùng đêm khu bảo tồn gia tăng, nên việc giữ rừng và bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm ở đây rất khó khăn./.
Tuy vậy, gần chục năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng buông lỏng, thông tin về công tác bảo vệ tài nguyên rừng bị bưng bít, đàn động vật hoang dã bị lâm tặc săn bắn nhiều, đã làm giảm số lượng đáng kể.
Cho đến thời điểm này, bò tót và bò rừng là những loại được ghi trong Sách Đỏ thế giới, không còn được phát hiện ở đây. Một số động vật quý hiếm khác như hổ, báo hoa mai trước đây có nhiều cá thể, nay đã biến mất.
Trước đây, trong những tháng đầu mùa mưa, khi cỏ non vừa mới mọc, nhiều người dân sinh sống vùng lân cận vẫn phát hiện bò rừng, bò tót kiếm ăn tại khu vực đồng cỏ vùng ven khu bảo tồn với số lượng đàn vài con, có khi phát hiện cả chục con. Thỉnh thoảng người dân và cán bộ kiểm lâm vẫn phát hiện được một số dấu vết của hổ, báo và gấu.
Suốt thời gian dài, Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô thường xuyên bị xâm hại, đàn động vật hoang dã bị săn bắn nhiều. Riêng bò rừng và bò tót là đối tượng bị tàn sát quá mức. Cạm bẫy cài đặt dày đặc trong rừng. Hàng ngày, thú rừng thường xuyên được săn bắn để cung cấp các loại thực phẩm đặc sản cho các huyện Krông Năng, Ea Kar, M’Đrắc và thị xã Buôn Hồ.
Nhiều lần kiểm lâm tổ chức truy quét lâm tặc và thu nhặt cạm bẫy, nhưng đều bất lực trước hành vi vi phạm lâm luật của nhiều đối tượng xấu. Không ít lần, lâm tặc hành hung cán bộ kiểm lâm. Trong đó có 3 lần dùng súng săn và súng hoa cải bắn trọng thương cán bộ kiểm lâm.
Khó khăn lớn nhất hiện nay là cư dân sinh sống lân cận canh tác sát với vùng đệm khu bảo tồn gia tăng, tác động đến không gian sinh tồn của động vật hoang dã. Gần đây, khi xây dựng Nhà máy thủy điện Krông H’năng (64 MW) đã tạo lòng hồ gây ngập nước nhiều diện tích rừng và trảng cỏ là nơi bò rừng, bò tót, nai, lợn rừng thường đến đây kiếm ăn. Chưa kể các phương tiện vận hành gây ồn ào, làm cho các loại động vật hoang dã hoảng sợ bỏ đi nơi khác cư trú.
Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô có diện tích 27.800ha (khi chưa xây dựng thủy điện Krông H’Năng) nằm ở phía đông bắc tỉnh Đắk Lắk, tiếp giáp với tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Vùng ven khu bảo tồn có nhiều con đường lớn đi qua, nên việc giao lưu đi lại thuận lợi, ảnh hưởng nhiều đến điều kiện sinh sống của các loài động vật hoang dã.
Do những vùng lân cận đã mất hết rừng, nên lâm tặc từ các tỉnh Gia Lai, Phú Yên và Đắk Lắk vẫn thường xuyên vào khu bảo tồn chặt trộm gỗ giáng hương, trắc, cẩm lai và săn trộm các loài động vật hoang dã.
Với lực lượng cán bộ quản lý bảo vệ rừng quá mỏng, áp lực dân cư đến sinh sống gần vùng đêm khu bảo tồn gia tăng, nên việc giữ rừng và bảo vệ các loài động vật hoang dã quý hiếm ở đây rất khó khăn./.
Nguyễn Tiên Tri (TTXVN/Vietnam+)