Sumitomo Corp., nhà nhập khẩu bột mì lớn nhất Nhật Bản, sẽ bắt đầu vận chuyển ngũ cốc từ Australia sang các thị trường khác ở châu Á trong năm nay và dự kiến sẽ tăng gấp đôi lượng bột mì xuất sang thị trường này vào năm 2013.
Hiroyasu Kurosaki, Giám đốc phụ trách hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và chất làm ngọt của Sumitomo, cho biết công ty này dự kiến mỗi năm xuất khẩu 700.000 tấn bột mì từ Australia sang các nước châu Á sau khi mua 50% cổ phần của công ty chuyên thu mua ngũ cốc Emerald Group Australia Pty Ltd, có trụ sở tại Melbourne, vào tháng trước.
Công ty Emerald có kế hoạch tăng cường thu mua bột mì, lúa mạch và hạt cải dầu của nông dân Australia từ 2,6 triệu tấn trong năm 2010 lên 5 triệu tấn trong vòng 3-4 năm tới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng ngũ cốc của nước này.
Hiện Sumitomo đang đàm phán với các khách hàng bên ngoài Nhật Bản về việc xuất khẩu bột mì từ Australia, trong đó các khách hàng tiềm năng là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan. Công ty không kỳ vọng bán bột mì sang Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất mặt hàng này, vì Bắc Kinh sẽ duy trì chính sách tự cung ứng.
Australia đã bãi bỏ hệ thống độc quyền xuất khẩu bột mì từ năm 2008 và cho phép các công ty, trong đó có tập đoàn Louis Dreyfus & Cie của Pháp, được quyền xuất khẩu bột mì thu mua tại nước này.
Chủ tịch tập đoàn Unipac Grain Ltd., có trụ sở tại Tokyo, cho biết việc bãi bỏ các quy định điều tiết thị trường bột mì của Australia đã tạo cơ hội cho các công ty thương mại của Nhật Bản.
Australia có vị trí địa lý tốt hơn các nhà xuất khẩu khác để cung ứng cho châu Á, một thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Ông Kurosaki nhấn mạnh sự gần gũi của Australia với các nhà nhập khẩu của châu Á đã góp phần cắt giảm chi phí vận chuyển, tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ Mỹ và Canada, hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất nhì thế giới.
Sumitomo là nhà buôn bán duy nhất của Nhật Bản sở hữu các cơ sở chứa và xuất khẩu ngũ cốc tại Australia, nước xuất khẩu bột mì lớn thứ tư thế giới. Hiện công ty này có tám cơ sở tại bang Victoria và New South Wales với sức chứa khoảng 1 triệu tấn ngũ cốc.
Năm ngoái, Sumitomo đã cung cấp cho thị trường Nhật Bản khoảng 700.000 tấn bột mì thu mua từ Australia, Mỹ và Canada.
Sumitomo không có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các kho chứa và cơ sở xuất khẩu ngũ cốc bên ngoài Australia, mặc dù phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung cấp khu vực Biển Đen. Trước đó, Sumitomo đã nghiên cứu khả năng cung cấp bột mì cho thị trường châu Á từ Nga và Ukraine nhưng kết luận rằng việc đầu tư như vậy là quá mạo hiểm.
Hiện các tập đoàn Sumitomo, Itochu Corp. và Marubeni Corp đang tìm cách mở rộng doanh số bán hàng ở nước ngoài trong bối cảnh hoạt động tiêu thụ thực phẩm tại Nhật Bản, nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, bị thu hẹp do dân số già và ngày càng giảm.
Mức thu nhập tăng và chế độ ăn kiêng ngày càng phổ biến đang làm tăng nhu cầu về bánh bích quy và mì sợi ở các nước còn lại của châu Á khi giá bột mì giảm do thặng dư toàn cầu./.
Hiroyasu Kurosaki, Giám đốc phụ trách hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và chất làm ngọt của Sumitomo, cho biết công ty này dự kiến mỗi năm xuất khẩu 700.000 tấn bột mì từ Australia sang các nước châu Á sau khi mua 50% cổ phần của công ty chuyên thu mua ngũ cốc Emerald Group Australia Pty Ltd, có trụ sở tại Melbourne, vào tháng trước.
Công ty Emerald có kế hoạch tăng cường thu mua bột mì, lúa mạch và hạt cải dầu của nông dân Australia từ 2,6 triệu tấn trong năm 2010 lên 5 triệu tấn trong vòng 3-4 năm tới, chiếm khoảng 15% tổng sản lượng ngũ cốc của nước này.
Hiện Sumitomo đang đàm phán với các khách hàng bên ngoài Nhật Bản về việc xuất khẩu bột mì từ Australia, trong đó các khách hàng tiềm năng là Việt Nam, Indonesia, Thái Lan, Philippines, Hàn Quốc và Đài Loan. Công ty không kỳ vọng bán bột mì sang Trung Quốc, quốc gia tiêu thụ lớn nhất mặt hàng này, vì Bắc Kinh sẽ duy trì chính sách tự cung ứng.
Australia đã bãi bỏ hệ thống độc quyền xuất khẩu bột mì từ năm 2008 và cho phép các công ty, trong đó có tập đoàn Louis Dreyfus & Cie của Pháp, được quyền xuất khẩu bột mì thu mua tại nước này.
Chủ tịch tập đoàn Unipac Grain Ltd., có trụ sở tại Tokyo, cho biết việc bãi bỏ các quy định điều tiết thị trường bột mì của Australia đã tạo cơ hội cho các công ty thương mại của Nhật Bản.
Australia có vị trí địa lý tốt hơn các nhà xuất khẩu khác để cung ứng cho châu Á, một thị trường phát triển nhanh nhất thế giới.
Ông Kurosaki nhấn mạnh sự gần gũi của Australia với các nhà nhập khẩu của châu Á đã góp phần cắt giảm chi phí vận chuyển, tạo lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ Mỹ và Canada, hai nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất nhì thế giới.
Sumitomo là nhà buôn bán duy nhất của Nhật Bản sở hữu các cơ sở chứa và xuất khẩu ngũ cốc tại Australia, nước xuất khẩu bột mì lớn thứ tư thế giới. Hiện công ty này có tám cơ sở tại bang Victoria và New South Wales với sức chứa khoảng 1 triệu tấn ngũ cốc.
Năm ngoái, Sumitomo đã cung cấp cho thị trường Nhật Bản khoảng 700.000 tấn bột mì thu mua từ Australia, Mỹ và Canada.
Sumitomo không có kế hoạch mở rộng đầu tư vào các kho chứa và cơ sở xuất khẩu ngũ cốc bên ngoài Australia, mặc dù phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà cung cấp khu vực Biển Đen. Trước đó, Sumitomo đã nghiên cứu khả năng cung cấp bột mì cho thị trường châu Á từ Nga và Ukraine nhưng kết luận rằng việc đầu tư như vậy là quá mạo hiểm.
Hiện các tập đoàn Sumitomo, Itochu Corp. và Marubeni Corp đang tìm cách mở rộng doanh số bán hàng ở nước ngoài trong bối cảnh hoạt động tiêu thụ thực phẩm tại Nhật Bản, nước nhập khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới, bị thu hẹp do dân số già và ngày càng giảm.
Mức thu nhập tăng và chế độ ăn kiêng ngày càng phổ biến đang làm tăng nhu cầu về bánh bích quy và mì sợi ở các nước còn lại của châu Á khi giá bột mì giảm do thặng dư toàn cầu./.
(TTXVN/Vietnam+)