Tổng thống Sudan Omar al-Bashir ngày 28/4 tuyên bố Sudan sẽ không công nhận Nam Sudan là nước mới khi khu vực này tuyên bố độc lập vào tháng 7/2011 nếu Nam Sudan tuyên bố chủ quyền đối với khu vực tranh chấp Abyei có nhiều dầu mỏ.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ tại một cuộc míttinh bầu cử ở khu vực Nam Kordofan, ông Bashir nói: "Nếu họ đưa Abyei vào hiến pháp của Nhà nước mới Nam Sudan, chúng ta sẽ không công nhận nhà nước mới này."
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề châu Phi Johnnie Carson cho rằng tuyên bố này của Tổng thống Bashir giống như "đổ thêm dầu vào lửa," càng khiến tình hình ở khu vực này thêm căng thẳng.
Ông Carson cho rằng Tổng thống Sudan Bashir và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir nên tiếp tục đàm phán để giải quyết bất đồng càng sớm càng tốt.
Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động cứu trợ tại hai bang miền Nam của Sudan do vấn đề an ninh khi cuộc khủng hoảng chính trị tại khu vực này ngày càng gia tăng trước thời điểm Nam Sudan tuyên bố độc lập.
Người phát ngôn WFP, ông Amor Almagro, cho biết một nhân viên WFP vừa thiệt mạng do vụ đấu súng giữa quân đội và phiến quân tại bang Jonglei. Đặc biệt, Quân Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA) của miền Nam cũng trưng dụng số lượng thực mà WFP định viện trợ cho các trường học tại bang Lakes, khiến tổ chức này phải tạm ngừng các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại đây.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của WFP, hiện khu vực này có khoảng 250.000 người, trong đó có 10.000 trẻ em, đang thiếu lương thực trầm trọng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, từ đầu năm 2011 đến nay, hơn 800 người đã bị chết và gần 100.000 dân bị ảnh hưởng nặng nề trong các vụ xung đột vũ trang tại 9 trong số 10 bang miền Nam Sudan.
Trước đó, ngày 27/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết gia hạn thời gian hoạt động của Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Sudan (UNMIS) đến ngày 9/7, thời điểm miền Nam Sudan chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập./.
Phát biểu trước hàng nghìn người ủng hộ tại một cuộc míttinh bầu cử ở khu vực Nam Kordofan, ông Bashir nói: "Nếu họ đưa Abyei vào hiến pháp của Nhà nước mới Nam Sudan, chúng ta sẽ không công nhận nhà nước mới này."
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách các vấn đề châu Phi Johnnie Carson cho rằng tuyên bố này của Tổng thống Bashir giống như "đổ thêm dầu vào lửa," càng khiến tình hình ở khu vực này thêm căng thẳng.
Ông Carson cho rằng Tổng thống Sudan Bashir và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir nên tiếp tục đàm phán để giải quyết bất đồng càng sớm càng tốt.
Trong khi đó, Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) của Liên hợp quốc đã quyết định ngừng tất cả các hoạt động cứu trợ tại hai bang miền Nam của Sudan do vấn đề an ninh khi cuộc khủng hoảng chính trị tại khu vực này ngày càng gia tăng trước thời điểm Nam Sudan tuyên bố độc lập.
Người phát ngôn WFP, ông Amor Almagro, cho biết một nhân viên WFP vừa thiệt mạng do vụ đấu súng giữa quân đội và phiến quân tại bang Jonglei. Đặc biệt, Quân Giải phóng Nhân dân Sudan (SPLA) của miền Nam cũng trưng dụng số lượng thực mà WFP định viện trợ cho các trường học tại bang Lakes, khiến tổ chức này phải tạm ngừng các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại đây.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của WFP, hiện khu vực này có khoảng 250.000 người, trong đó có 10.000 trẻ em, đang thiếu lương thực trầm trọng. Theo thống kê của Liên hợp quốc, từ đầu năm 2011 đến nay, hơn 800 người đã bị chết và gần 100.000 dân bị ảnh hưởng nặng nề trong các vụ xung đột vũ trang tại 9 trong số 10 bang miền Nam Sudan.
Trước đó, ngày 27/4, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã thông qua nghị quyết gia hạn thời gian hoạt động của Phái bộ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc tại Sudan (UNMIS) đến ngày 9/7, thời điểm miền Nam Sudan chính thức tuyên bố là một quốc gia độc lập./.
(TTXVN/Vietnam+)