Ngày 11/7, phát biểu nhân dịp khai trương Nhà máy đường White Nile, ở bang White Nile, miền Trung Sudan, Tổng thống nước này Omar al-Bashir tuyên bố ở Sudan không có cuộc cách mạng "Mùa xuân Arập," đồng thời xác nhận rằng các cuộc biểu tình chống biện pháp cải cách kinh tế mới đã giảm bớt.
Ông Omar nêu rõ ở Sudan không xuất hiện cuộc "cách mạng" giống như đã xảy ra ở Ai Cập và một số nước khác. Ông nói: "những đối tượng nào muốn lật đổ Chính phủ Sudan bằng sự tiếp tay của thế lực bên ngoài cần nhận thức rằng nhân dân Sudan luôn biết điều đó và đồng lòng đấu tranh chống các kẻ thù của dân tộc."
Trong khi đó, một nhân chứng giấu tên cho biết, ngày 11/7, tại thủ đô Khartoum đã nổ ra cuộc biểu tình của sinh viên tại Đại học Khartoum và cuộc biểu tình này được coi là lớn nhất kể từ khi tình hình bất ổn bùng phát do lạm phát tăng cao gần một tháng qua.
Những người biểu tình tự trang bị bằng gậy và gạch đá và đòi chấm dứt chế độ cầm quyền kéo dài 23 năm qua của ông Bashir. Lực lượng an ninh của chính phủ đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông và bắt giữ nhiều người tham gia biểu tình.
Một nhóm bảo vệ nhân quyền ở Sudan cho biết, đã có khoảng 2.000 người bị bắt giữ kể từ khi bùng phát phong trào biểu tình phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ như tăng thuế và ngừng trợ giá nhiên liệu mà tổng thống Omar công bố vào giữa tháng trước./.
Ông Omar nêu rõ ở Sudan không xuất hiện cuộc "cách mạng" giống như đã xảy ra ở Ai Cập và một số nước khác. Ông nói: "những đối tượng nào muốn lật đổ Chính phủ Sudan bằng sự tiếp tay của thế lực bên ngoài cần nhận thức rằng nhân dân Sudan luôn biết điều đó và đồng lòng đấu tranh chống các kẻ thù của dân tộc."
Trong khi đó, một nhân chứng giấu tên cho biết, ngày 11/7, tại thủ đô Khartoum đã nổ ra cuộc biểu tình của sinh viên tại Đại học Khartoum và cuộc biểu tình này được coi là lớn nhất kể từ khi tình hình bất ổn bùng phát do lạm phát tăng cao gần một tháng qua.
Những người biểu tình tự trang bị bằng gậy và gạch đá và đòi chấm dứt chế độ cầm quyền kéo dài 23 năm qua của ông Bashir. Lực lượng an ninh của chính phủ đã sử dụng hơi cay để giải tán đám đông và bắt giữ nhiều người tham gia biểu tình.
Một nhóm bảo vệ nhân quyền ở Sudan cho biết, đã có khoảng 2.000 người bị bắt giữ kể từ khi bùng phát phong trào biểu tình phản đối các biện pháp kinh tế khắc khổ như tăng thuế và ngừng trợ giá nhiên liệu mà tổng thống Omar công bố vào giữa tháng trước./.
(TTXVN)