Theo thông báo ngày 19/2 của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA), sức mua xe mới tại Liên minh châu Âu đã liên tục giảm trong 16 tháng liên tiếp, giảm 8,7% trong tháng 1/2013.
Đây là “mức thấp lịch sử” trong các tháng đầu năm kể từ khi ACEA tiến hành thống kê hệ thống mức tiêu thụ ôtô tại các nước châu Âu kể từ năm 1990.
Tuy nhiên theo thống kê của ACEA, tình hình sức mua có sự tương phản giữa các nước EU. Chẳng hạn, trong khi thị trường Anh và Ba Lan vẫn ghi nhận một sự tăng trưởng mạnh (lần lượt là +11,5 % và +8,8%) thì ngược lại, một loạt thị trường lớn khác lại cho thấy sự lao dốc như Italy (-17,6%), Pháp (-15,1%), Tây Ban Nha (-9,6%), Đức (-8,6%) và tệ nhất là Hà Lan (-31,2%).
Trong tháng 1/2013, thị trường ôtô lớn nhất EU là Đức đã tiêu thụ 190.090 xe mới, tiếp theo là Anh với 143.643 chiếc, Pháp 124.798 chiếc và Italy 113.525 chiếc. Tây Ban Nha có 49.671 xe mới được đăng ký trong khi Bỉ có 50.684 xe.
Tình hình theo đó cũng có sự tương phản giữa các nhà sản xuất. Cụ thể, chỉ có một số tập đoàn của Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục có sự tăng trưởng là Daimler-Mercedes (+3,7%), BMW (+6,6%), Honda (+10,3 %) và Mazda (+11,4%), Kia (+7,2%).
Tuy nhiên, vẫn có nhiều tập đoàn tiếp tục thụt lùi về doanh số trong tháng Một là Volkswagen (-5,2%), Renault (-5,6%), General Motors (-5,5%), Fiat (-12,3%), Toyota (-16,8%) và PSA Peugeot Citroën (-16,3%).
Ở góc độ nhãn hiệu, BMW có số lượng bán ra tăng cao nhất (+9,8%), tiếp đến là Dacia (+8,8%), Seat (+6%), Mercedes (+4,7%) và Opel (+4,5%). Ngược lại, một loạt nhãn hiệu tiếp tục có sự thụt lùi về doanh số bán ra như Peugeot (-16,6 %), Citroën (-15,9%), Toyota (- 14,6 %), Volkswagen (-12,1%), Renault (-10 %). Ford là nhãn hiệu lao dốc mạnh nhất, với doanh số giảm 25,5 %./
Đây là “mức thấp lịch sử” trong các tháng đầu năm kể từ khi ACEA tiến hành thống kê hệ thống mức tiêu thụ ôtô tại các nước châu Âu kể từ năm 1990.
Tuy nhiên theo thống kê của ACEA, tình hình sức mua có sự tương phản giữa các nước EU. Chẳng hạn, trong khi thị trường Anh và Ba Lan vẫn ghi nhận một sự tăng trưởng mạnh (lần lượt là +11,5 % và +8,8%) thì ngược lại, một loạt thị trường lớn khác lại cho thấy sự lao dốc như Italy (-17,6%), Pháp (-15,1%), Tây Ban Nha (-9,6%), Đức (-8,6%) và tệ nhất là Hà Lan (-31,2%).
Trong tháng 1/2013, thị trường ôtô lớn nhất EU là Đức đã tiêu thụ 190.090 xe mới, tiếp theo là Anh với 143.643 chiếc, Pháp 124.798 chiếc và Italy 113.525 chiếc. Tây Ban Nha có 49.671 xe mới được đăng ký trong khi Bỉ có 50.684 xe.
Tình hình theo đó cũng có sự tương phản giữa các nhà sản xuất. Cụ thể, chỉ có một số tập đoàn của Đức, Nhật Bản và Hàn Quốc tiếp tục có sự tăng trưởng là Daimler-Mercedes (+3,7%), BMW (+6,6%), Honda (+10,3 %) và Mazda (+11,4%), Kia (+7,2%).
Tuy nhiên, vẫn có nhiều tập đoàn tiếp tục thụt lùi về doanh số trong tháng Một là Volkswagen (-5,2%), Renault (-5,6%), General Motors (-5,5%), Fiat (-12,3%), Toyota (-16,8%) và PSA Peugeot Citroën (-16,3%).
Ở góc độ nhãn hiệu, BMW có số lượng bán ra tăng cao nhất (+9,8%), tiếp đến là Dacia (+8,8%), Seat (+6%), Mercedes (+4,7%) và Opel (+4,5%). Ngược lại, một loạt nhãn hiệu tiếp tục có sự thụt lùi về doanh số bán ra như Peugeot (-16,6 %), Citroën (-15,9%), Toyota (- 14,6 %), Volkswagen (-12,1%), Renault (-10 %). Ford là nhãn hiệu lao dốc mạnh nhất, với doanh số giảm 25,5 %./
Nguyễn Tuyên/Paris (Vietnam+)