Những ngày gần đến Lễ Vu Lan (Rằm tháng Bảy), không khí mua sắm đồ lễ để báo hiếu với tổ tiên, một tập tục quen thuộc của người Việt, rất sôi động. Nhiều người quan niệm “trần sao âm vậy” nên không tiếc tiền mua cho đúng với sở thích của người đã mất.
Thị trường thực phẩm chay khá “nóng”
Nhiều cửa hàng, siêu thị cho biết, sang tháng Bảy Âm lịch, thực phẩm chay được tiêu thụ khá mạnh; nhiều nơi phải nhập thêm 40 đến 50% lượng hàng, với các món phong phú và đa dạng như thịt bò hầm, thịt gà cắt lát, xúc xích sốt cà chua, cá rô sốt chua cay, lợn sữa quay... trông rất bắt mắt.
Bà Nguyễn Thị Minh, chủ cửa hàng bán đồ chay ở chợ Mơ cho biết, càng đến gần ngày lễ Vu lan, lượng người mua tăng gần gấp bốn lần ngày thường, nhiều hôm bà không có hàng mà bán. Theo bà Minh, đây là dịp để người dân mua đồ chay về cúng lễ nên lượng tiêu thụ tăng mạnh. So với các sản phẩm cùng loại được chế biến từ động vật, đồ chay rẻ hơn rất nhiều, như món ruốc tôm chỉ có 35.000 đồng một gói, xúc xích 9.600 đồng một gói, tôm sú chay, mực chay cũng chỉ có giá 14.000 đồng một gói, cá thu sốt tương 17.800 đồng một hộp.
Hàng mã cũng nhộn nhịp
Cùng với đồ chay, hàng mã cũng là sản phẩm được nhiều người chọn lựa. Dạo qua khu vực bán đồ hàng mã chợ Mơ, chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng) cho thấy, thị trường mặt hàng này cũng nhộn nhịp không kém đồ chay, người bán kẻ mua tấp nập.
Chị Trần Thị Thu, người bán hàng mã chợ Mơ, cho biết từ đầu tháng tới nay, nhiều nhà đã chọn ngày tổ chức làm lễ. Những loại hàng mà người tiêu dùng quen mua vẫn là quần áo, giày dép, nhà cửa, xe hơi bằng giấy. Chị Hồ Thanh Hương ở phố Kim Ngưu bày tỏ, mỗi năm mới có một ngày để báo hiếu, tốn kém mấy cũng phải làm.
Trong vai người mua hàng tại chợ Mơ, chúng tôi được biết mỗi gia đình khi mua mặt hàng này cũng mất từ 250.000 đến 300.000 đồng. Từ hàng mã quần áo, nhà cửa, xe cộ cho tất cả những người đã mất trong gia đình đến quần áo, ngựa ô cho quan thần linh... Người mua hàng chỉ việc thống kê ở nhà mình có những ai đã mất là người bán hàng có thể tư vấn ngay nên mua loại nào, giá cả bao nhiêu cho phù hợp túi tiền.
Để mua được hàng, chúng tôi phải đợi gần 40 phút mới đến lượt. Chủ cửa hàng cho biết hiện nay, chợ Mơ có khoảng 30 gian hàng kinh doanh mặt hàng này. Nhiều người trước đây nghỉ cả tháng, nay chỉ đợi đến ngày lễ Vu Lan mới ra bán hàng. Càng gần ngày lễ sức mua càng tăng, nhiều lúc họ không có thời gian để ăn trưa.
Phố hàng Mã, trung tâm cung cấp tiền vàng, quần áo, nhà xe... cho người cõi âm vào thời điểm này cũng rất nhộn nhịp. Chủ cửa hàng số nhà 54 hối hả giới thiệu: "Ôtô, nhà lầu, quần áo cho thần linh, thần tài, các vong hồn phiêu bạt... có tất, giá cả rất phải chăng. Chưa kể, năm nay, thị trường tiền tệ của người âm."
Ngoài tiền Việt, USD, gần đây còn xuất hiện thêm đồng euro, won (tiền Hàn Quốc)... có lẽ là liên quan đến người đi xuất khẩu lao động, đi làm dâu ở xứ Hàn. Cũng theo chủ cửa hàng này, những ngày đầu tháng hàng bán xem ra khá ế ẩm, nhưng càng gần ngày lễ Vu Lan thì người mua hàng tăng đột biến, nhiều hôm bán không ngớt tay. Giá mỗi bộ quần áo giấy từ 13.000-15.000 đồng, ngựa giá 30.000 đồng/con, xe máy giá 20.000 đồng/chiếc loại SH....
Năm nay, hàng mã giá rẻ hơn so với năm ngoái khoảng 10-15% vì phần lớn khách hàng đã chọn sang đồ chay về cúng lễ. Giá của các loại đồ dùng sang trọng mà người trần phải mơ ước như ô tô, nhà lầu... có giá khá rẻ, chỉ từ 50.000-120.000 đồng.
Cách đây ba hay bốn năm, giá một chiếc xe máy là 500.000 đồng, ô tô lên tới tiền triệu, nhưng người ta vẫn đua nhau mua thì nay giá rẻ hơn và cũng ít người mua so với trước đây.
Cũng theo nhiều chủ cửa hàng, mặc dù sức mua mặt hàng này có tăng nhưng việc tổ chức lễ Vu lan như thế nào phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh, tín ngưỡng của từng gia đình. Có nhiều gia đình chỉ mua một vài thứ gọi là tỏ lòng thành và họ tỏ lòng báo hiếu cụ thể thiết thực hơn đối với những người đang sống.
Cụ bà Mạc Thị Nhung, phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng cho biết mỗi dịp vào mùa lễ Vu Lan, con cháu bà lại tề tựu đông đủ, tổ chức một bữa cơm thân mật cùng nhau ôn lại truyền thống gia đình, từ đó răn dạy con cháu làm nhiều việc thiện, việc hiếu để mùa Vu Lan luôn mà mùa thực sự có nhiều ý nghĩa với gia đình./.
Thị trường thực phẩm chay khá “nóng”
Nhiều cửa hàng, siêu thị cho biết, sang tháng Bảy Âm lịch, thực phẩm chay được tiêu thụ khá mạnh; nhiều nơi phải nhập thêm 40 đến 50% lượng hàng, với các món phong phú và đa dạng như thịt bò hầm, thịt gà cắt lát, xúc xích sốt cà chua, cá rô sốt chua cay, lợn sữa quay... trông rất bắt mắt.
Bà Nguyễn Thị Minh, chủ cửa hàng bán đồ chay ở chợ Mơ cho biết, càng đến gần ngày lễ Vu lan, lượng người mua tăng gần gấp bốn lần ngày thường, nhiều hôm bà không có hàng mà bán. Theo bà Minh, đây là dịp để người dân mua đồ chay về cúng lễ nên lượng tiêu thụ tăng mạnh. So với các sản phẩm cùng loại được chế biến từ động vật, đồ chay rẻ hơn rất nhiều, như món ruốc tôm chỉ có 35.000 đồng một gói, xúc xích 9.600 đồng một gói, tôm sú chay, mực chay cũng chỉ có giá 14.000 đồng một gói, cá thu sốt tương 17.800 đồng một hộp.
Hàng mã cũng nhộn nhịp
Cùng với đồ chay, hàng mã cũng là sản phẩm được nhiều người chọn lựa. Dạo qua khu vực bán đồ hàng mã chợ Mơ, chợ Hôm (quận Hai Bà Trưng) cho thấy, thị trường mặt hàng này cũng nhộn nhịp không kém đồ chay, người bán kẻ mua tấp nập.
Chị Trần Thị Thu, người bán hàng mã chợ Mơ, cho biết từ đầu tháng tới nay, nhiều nhà đã chọn ngày tổ chức làm lễ. Những loại hàng mà người tiêu dùng quen mua vẫn là quần áo, giày dép, nhà cửa, xe hơi bằng giấy. Chị Hồ Thanh Hương ở phố Kim Ngưu bày tỏ, mỗi năm mới có một ngày để báo hiếu, tốn kém mấy cũng phải làm.
Trong vai người mua hàng tại chợ Mơ, chúng tôi được biết mỗi gia đình khi mua mặt hàng này cũng mất từ 250.000 đến 300.000 đồng. Từ hàng mã quần áo, nhà cửa, xe cộ cho tất cả những người đã mất trong gia đình đến quần áo, ngựa ô cho quan thần linh... Người mua hàng chỉ việc thống kê ở nhà mình có những ai đã mất là người bán hàng có thể tư vấn ngay nên mua loại nào, giá cả bao nhiêu cho phù hợp túi tiền.
Để mua được hàng, chúng tôi phải đợi gần 40 phút mới đến lượt. Chủ cửa hàng cho biết hiện nay, chợ Mơ có khoảng 30 gian hàng kinh doanh mặt hàng này. Nhiều người trước đây nghỉ cả tháng, nay chỉ đợi đến ngày lễ Vu Lan mới ra bán hàng. Càng gần ngày lễ sức mua càng tăng, nhiều lúc họ không có thời gian để ăn trưa.
Phố hàng Mã, trung tâm cung cấp tiền vàng, quần áo, nhà xe... cho người cõi âm vào thời điểm này cũng rất nhộn nhịp. Chủ cửa hàng số nhà 54 hối hả giới thiệu: "Ôtô, nhà lầu, quần áo cho thần linh, thần tài, các vong hồn phiêu bạt... có tất, giá cả rất phải chăng. Chưa kể, năm nay, thị trường tiền tệ của người âm."
Ngoài tiền Việt, USD, gần đây còn xuất hiện thêm đồng euro, won (tiền Hàn Quốc)... có lẽ là liên quan đến người đi xuất khẩu lao động, đi làm dâu ở xứ Hàn. Cũng theo chủ cửa hàng này, những ngày đầu tháng hàng bán xem ra khá ế ẩm, nhưng càng gần ngày lễ Vu Lan thì người mua hàng tăng đột biến, nhiều hôm bán không ngớt tay. Giá mỗi bộ quần áo giấy từ 13.000-15.000 đồng, ngựa giá 30.000 đồng/con, xe máy giá 20.000 đồng/chiếc loại SH....
Năm nay, hàng mã giá rẻ hơn so với năm ngoái khoảng 10-15% vì phần lớn khách hàng đã chọn sang đồ chay về cúng lễ. Giá của các loại đồ dùng sang trọng mà người trần phải mơ ước như ô tô, nhà lầu... có giá khá rẻ, chỉ từ 50.000-120.000 đồng.
Cách đây ba hay bốn năm, giá một chiếc xe máy là 500.000 đồng, ô tô lên tới tiền triệu, nhưng người ta vẫn đua nhau mua thì nay giá rẻ hơn và cũng ít người mua so với trước đây.
Cũng theo nhiều chủ cửa hàng, mặc dù sức mua mặt hàng này có tăng nhưng việc tổ chức lễ Vu lan như thế nào phụ thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh, tín ngưỡng của từng gia đình. Có nhiều gia đình chỉ mua một vài thứ gọi là tỏ lòng thành và họ tỏ lòng báo hiếu cụ thể thiết thực hơn đối với những người đang sống.
Cụ bà Mạc Thị Nhung, phố Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng cho biết mỗi dịp vào mùa lễ Vu Lan, con cháu bà lại tề tựu đông đủ, tổ chức một bữa cơm thân mật cùng nhau ôn lại truyền thống gia đình, từ đó răn dạy con cháu làm nhiều việc thiện, việc hiếu để mùa Vu Lan luôn mà mùa thực sự có nhiều ý nghĩa với gia đình./.
Đỗ Thảo Nguyên (TTXVN/Vietnam+)