Sức mạnh mềm của Australia: Cần diện mạo và sứ mệnh mới

Yêu cầu đánh giá quyền lực mềm của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) diễn ra vào thời điểm rộ lên quan điểm cho rằng quyền lực mềm là một công cụ của chính sách đối ngoại của nước này.
(Nguồn: AliExpress.com)

Yêu cầu đánh giá quyền lực mềm của Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia (DFAT) diễn ra vào thời điểm rộ lên quan điểm cho rằng quyền lực mềm là một công cụ của chính sách đối ngoại.

Cơ quan này hiện đối mặt với những thách thức mới, do đó, cần có một “diện mạo” và sứ mệnh mới để thực hiện sức mạnh mềm của mình.

Dưới đây là một số đề xuất về cách thức DFAT có thể tăng sức mạnh mềm của cơ quan này cũng như cho hình ảnh của Australia, được đăng trên trang mạng của Viện Nghiên cứu Lowy.

Trong quan hệ quốc tế chính thống, có quan hệ đồng minh, bạn bè và trung lập mà chúng ta có thể khôn khéo kết thân. Và cũng có những địch thủ, tồn tại thực sự hoặc trong lo sợ, mà chúng ta muốn đối đầu, kháng cự hoặc chế ngự.

Trong quyền lực mềm, không có đồng minh hay đối thủ thực sự nào. Chỉ có những đối tượng mà chúng ta muốn thuyết phục, thu hút, gây ấn tượng và cần tương tác. Những đối tượng này thường được coi là những mục tiêu của quyền lực mềm và những nỗ lực ngoại giao công. Điều này là dễ hiểu song không khôn ngoan chút nào. Bởi nó dựa vào khái niệm đã lỗi thời và không được đánh giá cao khi cho rằng họ chỉ là những người rỗng tuếch, dễ bị tác động, chỉ là những thùng chứa thông tin và định hình thái độ. Chúng ta cần hiểu rằng họ là, hoặc có thể là, tài sản quyền lực mềm.

Với Australia, trên thực tế, những đối tượng là tài sản của quyền lực mềm lại hiện diện ở chính Australia: sinh viên quốc tế, khách du lịch, cộng đồng người nhập cư và phóng viên quốc tế thường trú tại nước này. Họ là tài sản bởi họ ngày càng đóng vai trò là “chất dẫn xuất” cho thông tin và quan điểm về Australia tác động lên cách nhìn nhận của người dân ở quê hương của họ, thông qua các mạng lưới tuyên truyền gồm truyền thông xã hội, diễn đàn trực tuyến cũng như dịch vụ tin tức quốc tế.

[Trung Quốc liệu đã đủ điều kiện để trở thành siêu cường?]

Hiện nay, người dân trong nước lại có mối quan tâm đi ngược lại với cách mà các hãng tin tức có quan điểm ngoại giao nhất hiểu về nền ngoại giao công và quyền lực mềm, vốn thường xảy ra "ở đâu đó." Điều này cần thay đổi để tạo thành một khái niệm mới về khán giả “quốc tế-trong nước." Những khán giả quốc tế-trong nước này cũng là những nguồn thông tin về cách mà Australia được nhìn nhận, và về cách mà Australia có thể tốt đẹp hơn, lôi cuốn và hấp dẫn hơn.

Australia không chỉ dừng lại ở vị thế một quốc gia tươi đẹp mà cần tìm cách để thương hiệu quốc gia được cả thế giới biết đến và đây là thách thức trong thời kỳ chủ nghĩa dân tộc gia tăng.

Tác giả cho rằng thay vì tăng cường các phương pháp cũ như đầu tư vào loại tài sản quyền lực mềm cụ thể nào đó hoặc vẫn là tăng cường cách tuyên truyền tẻ nhạt về giá trị và mục đích của các hình thức ngoại giao công, các hình thức nhỏ khác của ngoại giao công như ngoại giao số và ngoại giao thể thao tỏ ra hữu ích khi được triển khai một cách khôn khéo. Tuy nhiên, hai hình thức này đòi hỏi sự đầu tư và quản lý thận trọng.

Để thấy được giá trị của ngoại giao số, đối tượng là tài sản của quyền lực mềm sẽ quyết định liệu họ có quan tâm tham gia lĩnh vực này hay không, quan tâm tham gia vào điều gì và vì sao. Những đối tượng này là những mục tiêu và tài sản tốt nhất của DFAT. Chiến lược này cần xác định và ưu tiên hóa những băn khoăn trên và định hình các chiến lược tham gia phù hợp với nhu cầu và tình huống cụ thể của họ.

Tương tự, để ngoại giao thể thao tạo ra những cơ hội, cần tính toán các đặc trưng của quy tắc thể thao và các cuộc thi đấu. Ví dụ, đội tuyển bóng bầu dục sẽ tuyệt vời cho việc can dự ở Thái Bình Dương. Bóng đá là một trong số ít môn thể thao mà Australia tham gia ở châu Á. Các câu lạc bộ bóng đá ở Australia như Port Adelaide Power, vốn đã tham gia thi đấu ở Thượng Hải trong 2 mùa giải qua đã cho thấy cách thức sử dụng thể thao để tạo ra những mối liên kết trong giới thương mại và đầu tư như thế nào./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục