Ba ngày sau khi thực hiện ca phẫu thuật ghép gan, tình trạng sức khỏe của cả bệnh nhân cho và nhận gan đều tiến triển tốt.
Ngày 15/10, tại buổi họp thông báo về ca ghép gan người lớn từ người cho sống được thực hiện lần đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam và là ca thứ ba trong cả nước, phó giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Tấn Cường, Trưởng khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo ngày thứ ba (sau ca phẫu thuật hơn 12 giờ ngày 12/10), tình trạng sức khỏe của cả bệnh nhân cho và nhận gan đều tiến triển tốt. Người mẹ được tập đi và đã đến nhìn con trai qua phòng cách ly.
Chia sẻ về quá trình thực hiện ca phẫu thuật lớn này, bác sỹ Cường cho biết sau nhiều tháng chuẩn bị, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã thống nhất ngày thực hiện ca mổ vào ngày 12/10. Người cho gan được bắt đầu mổ vào lúc 8 giờ 25 để lấy phần gan phải với nguyên vẹn các cuống mạch nuôi như dự kiến.
[Hoàn thành ghép gan người lớn đầu tiên ở phía Nam]
Phần gan sau khi bóc tách, đã được nuôi bằng dung dịch đặc biệt. Ca mổ người nhận bắt đầu lúc 8 giờ 50, cắt toàn bộ xơ gan và cắt lách kèm theo lách phụ. Sau đó, ghép phần gan từ người cho vào lại trí trí của gan đã cắt bỏ của người nhận với các miệng nối mạch máu tĩnh gan, động mạch gan và nối đường mật vào quai ruột non.
Vào lúc 22 giờ 30 ngày 12/10, ca phẫu thuật hoàn tất. Cả bệnh nhân và người cho được cách ly vô trùng và được các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện ASAN theo dõi quá trình ghép gan.
Hiện tại, người con (cho gan) đã ăn được súp và uống sữa. Các chỉ số xét nghiệm máu, chức năng gan, miễn dịch chống thải ghép, siêu âm mạch máu đều trong dự kiến và tiến triển thuận lợi.
Dù vậy, theo bác sỹ, giai đoạn hậu phẫu, hồi phục sức khỏe vẫn rất quan trọng nên cả người mẹ và người con vẫn phải nằm phòng cách ly ít nhất là từ 1-2 tuần thì mới qua được giai đoạn nguy hiểm, tránh nhiễm trùng hậu phẫu.
Ca phẫu thuật này có sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các bác sĩ, kỹ thuật viên đến từ Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc). Đây là trung tâm nổi tiếng khu vực châu Á và thế giới về kỹ thuật ghép gan từ cơ thể người cho sống. Hàng năm, Bệnh viện ASAN thực hiện hàng trăm ca ghép gan từ người cho sống.
Hiện có hai cách ghép gan từ cơ thể người cho sống và từ người cho chết não. Ghép gan từ người cho sống phức tạp hơn, vì nguy cơ tử vong đối với người cho là khá cao, thường xảy ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, người cho sau khi cắt phần gan, cơ thể vẫn có khả năng tái tạo gan đã mất từ 60-80%.
Tại Việt Nam, kể từ ca ghép gan đầu tiên được thực hiện tại Học viện Quân Y (Hà Nội) năm 2004, tới nay, cả nước đã thực hiện 24 ca ghép gan, trong đó, 16 trường hợp là trẻ em, 8 trường hợp là người lớn. Trong 8 trường hợp ghép gan trên người lớn, có 5 ca ghép từ người cho chết não, còn lại là 3 ca ghép gan từ người cho sống.
Về trường hợp của hai mẹ con cho và nhận gan tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu tình hình sức khỏe vẫn diễn tiến tốt, không có biến chứng và dấu hiệu đào thải, bệnh nhân sẽ xuất viện sau một tháng nữa./.
Ngày 15/10, tại buổi họp thông báo về ca ghép gan người lớn từ người cho sống được thực hiện lần đầu tiên tại bệnh viện Chợ Rẫy Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực phía Nam và là ca thứ ba trong cả nước, phó giáo sư-tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Tấn Cường, Trưởng khoa Ngoại Gan-Mật-Tụy, Bệnh viện Chợ Rẫy thông báo ngày thứ ba (sau ca phẫu thuật hơn 12 giờ ngày 12/10), tình trạng sức khỏe của cả bệnh nhân cho và nhận gan đều tiến triển tốt. Người mẹ được tập đi và đã đến nhìn con trai qua phòng cách ly.
Chia sẻ về quá trình thực hiện ca phẫu thuật lớn này, bác sỹ Cường cho biết sau nhiều tháng chuẩn bị, Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc) đã thống nhất ngày thực hiện ca mổ vào ngày 12/10. Người cho gan được bắt đầu mổ vào lúc 8 giờ 25 để lấy phần gan phải với nguyên vẹn các cuống mạch nuôi như dự kiến.
[Hoàn thành ghép gan người lớn đầu tiên ở phía Nam]
Phần gan sau khi bóc tách, đã được nuôi bằng dung dịch đặc biệt. Ca mổ người nhận bắt đầu lúc 8 giờ 50, cắt toàn bộ xơ gan và cắt lách kèm theo lách phụ. Sau đó, ghép phần gan từ người cho vào lại trí trí của gan đã cắt bỏ của người nhận với các miệng nối mạch máu tĩnh gan, động mạch gan và nối đường mật vào quai ruột non.
Vào lúc 22 giờ 30 ngày 12/10, ca phẫu thuật hoàn tất. Cả bệnh nhân và người cho được cách ly vô trùng và được các chuyên gia Bệnh viện Chợ Rẫy và Bệnh viện ASAN theo dõi quá trình ghép gan.
Hiện tại, người con (cho gan) đã ăn được súp và uống sữa. Các chỉ số xét nghiệm máu, chức năng gan, miễn dịch chống thải ghép, siêu âm mạch máu đều trong dự kiến và tiến triển thuận lợi.
Dù vậy, theo bác sỹ, giai đoạn hậu phẫu, hồi phục sức khỏe vẫn rất quan trọng nên cả người mẹ và người con vẫn phải nằm phòng cách ly ít nhất là từ 1-2 tuần thì mới qua được giai đoạn nguy hiểm, tránh nhiễm trùng hậu phẫu.
Ca phẫu thuật này có sự hỗ trợ rất nhiệt tình của các bác sĩ, kỹ thuật viên đến từ Bệnh viện ASAN (Hàn Quốc). Đây là trung tâm nổi tiếng khu vực châu Á và thế giới về kỹ thuật ghép gan từ cơ thể người cho sống. Hàng năm, Bệnh viện ASAN thực hiện hàng trăm ca ghép gan từ người cho sống.
Hiện có hai cách ghép gan từ cơ thể người cho sống và từ người cho chết não. Ghép gan từ người cho sống phức tạp hơn, vì nguy cơ tử vong đối với người cho là khá cao, thường xảy ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, người cho sau khi cắt phần gan, cơ thể vẫn có khả năng tái tạo gan đã mất từ 60-80%.
Tại Việt Nam, kể từ ca ghép gan đầu tiên được thực hiện tại Học viện Quân Y (Hà Nội) năm 2004, tới nay, cả nước đã thực hiện 24 ca ghép gan, trong đó, 16 trường hợp là trẻ em, 8 trường hợp là người lớn. Trong 8 trường hợp ghép gan trên người lớn, có 5 ca ghép từ người cho chết não, còn lại là 3 ca ghép gan từ người cho sống.
Về trường hợp của hai mẹ con cho và nhận gan tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết, nếu tình hình sức khỏe vẫn diễn tiến tốt, không có biến chứng và dấu hiệu đào thải, bệnh nhân sẽ xuất viện sau một tháng nữa./.
Gia Thuận (TTXVN)