Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 24/5, giá của hầu hết các mặt hàng nông sản đều đi xuống, chủ yếu là do những lo ngại về nguy cơ dư thừa nguồn cung, giữa bối cảnh các thị trường hàng hóa toàn cầu cũng đang “lao đao” sau bài phát biểu của Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) trước Quốc hội nước này.
Mặc dù vào giữa tuần (ngày 22/5), giá cacao đã có lúc bật tăng cao nhờ đồng bảng Anh suy yếu, song việc mưa xuất hiện tại khu vực Tây Phi trong vài ngày qua đã khiến nhiều người tin vào khả năng sản lượng thu hoạch cacao tại khu vực này sẽ tăng.
Chốt phiên này, tại sàn LIFFE (Anh), giá cacao tháng 7/2013 giảm từ mức 1.530 bảng Anh/tấn xuống còn 1.528 bảng Anh/tấn. Còn tại sàn NYBOT-ICE (Mỹ), giá cacao giao cùng kỳ hạn cũng hạ xuống 2.267 USD/tấn, so với mức giá 2.294 USD/tấn của phiên cuối tuần trước đó.
Cũng trong phiên này, giá càphê Arabica còn “tụt” xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, do những đồn đoán về nguy cơ dư thừa nguồn cung từ Brazil.
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank (Đức) cho biết: “Nguồn cung dồi dào tiếp tục ép giá càphê đi xuống. Mùa thu hoạch càphê, bắt đầu diễn ra tại Brazil, dự kiến sẽ đạt sản lượng kỷ lục song lợi nhuận lại thấp.”
Còn tại Indonesia, tình hình thời tiết hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch càphê.
Ông Sterling Smith, chuyên gia về các hợp đồng kỳ hạn của Citigroup Inc. ở Chicago, nói: “Về tổng thể, thời tiết ở Indonesia sẽ khô ráo hơn và điều này sẽ có lợi cho việc thu hoạch càphê.”
Khép lại phiên cuối tuần, tại thị trường Mỹ, giá càphê Arabica giao tháng 7/2013 giảm xuống còn 130,40 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg), so với mức chốt của tuần trước nữa là 140,50 xu/lb.
Còn tại thị trường Anh, giá càphê Robusta giao cùng kỳ hạn cũng hạ từ mức 2.042 USD/tấn xuống 1.978 USD/tấn.
Không nằm ngoài xu hướng trên, giá đường cũng “đổ dốc” trong phiên giao dịch 24/5 và nguyên nhân chính cũng là do nguồn cung tăng cao ngoài dự kiến. Mặc dù mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định mua tạm trữ 300.000 tấn đường trắng (đường tinh luyện) ở mức giá tối đa 6.100 Nhân dân tệ/tấn để hỗ trợ giá cho các nhà sản xuất mía đường trong nước, song theo các chuyên gia phân tích, quy mô của chương trình vẫn còn quá nhỏ, không đủ để tiêu thụ hết lượng dư cung trên thị trường toàn cầu, hiện ước đạt tới hơn 8 triệu tấn.
Đóng cửa phiên này, tại sàn LIFFE, giá đường trắng giao tháng 8/2013 giảm từ mức 477,90 USD/tấn xuống 475,50 USD/tấn. Còn tại sàn NYBOT-ICE, giá đường thô giao cùng kỳ hạn cũng lùi xuống mức 16,79 xu Mỹ/lb so với mức giá 16,4 xu/lb của phiên cuối tuần trước.
Thị trường cao su cũng đón nhận một phiên cuối tuần khá ảm đạm khi giá của mặt hàng này gần như không biến động đáng kể so với tuần trước đó, chỉ hạ nhẹ từ mức 246,10 xu Mỹ/kg xuống 246 xu Mỹ/kg, bất chấp tâm lý của giới đầu tư cao su gần đây đã được cải thiện đáng kể sau một loạt các biện pháp hỗ trợ giá cao su từ chính phủ một số quốc gia như Ấn Độ, Indonesia.../.
Mặc dù vào giữa tuần (ngày 22/5), giá cacao đã có lúc bật tăng cao nhờ đồng bảng Anh suy yếu, song việc mưa xuất hiện tại khu vực Tây Phi trong vài ngày qua đã khiến nhiều người tin vào khả năng sản lượng thu hoạch cacao tại khu vực này sẽ tăng.
Chốt phiên này, tại sàn LIFFE (Anh), giá cacao tháng 7/2013 giảm từ mức 1.530 bảng Anh/tấn xuống còn 1.528 bảng Anh/tấn. Còn tại sàn NYBOT-ICE (Mỹ), giá cacao giao cùng kỳ hạn cũng hạ xuống 2.267 USD/tấn, so với mức giá 2.294 USD/tấn của phiên cuối tuần trước đó.
Cũng trong phiên này, giá càphê Arabica còn “tụt” xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2008, do những đồn đoán về nguy cơ dư thừa nguồn cung từ Brazil.
Các chuyên gia phân tích thuộc ngân hàng Commerzbank (Đức) cho biết: “Nguồn cung dồi dào tiếp tục ép giá càphê đi xuống. Mùa thu hoạch càphê, bắt đầu diễn ra tại Brazil, dự kiến sẽ đạt sản lượng kỷ lục song lợi nhuận lại thấp.”
Còn tại Indonesia, tình hình thời tiết hiện nay sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thu hoạch càphê.
Ông Sterling Smith, chuyên gia về các hợp đồng kỳ hạn của Citigroup Inc. ở Chicago, nói: “Về tổng thể, thời tiết ở Indonesia sẽ khô ráo hơn và điều này sẽ có lợi cho việc thu hoạch càphê.”
Khép lại phiên cuối tuần, tại thị trường Mỹ, giá càphê Arabica giao tháng 7/2013 giảm xuống còn 130,40 xu Mỹ/lb (1 lb = 0,454 kg), so với mức chốt của tuần trước nữa là 140,50 xu/lb.
Còn tại thị trường Anh, giá càphê Robusta giao cùng kỳ hạn cũng hạ từ mức 2.042 USD/tấn xuống 1.978 USD/tấn.
Không nằm ngoài xu hướng trên, giá đường cũng “đổ dốc” trong phiên giao dịch 24/5 và nguyên nhân chính cũng là do nguồn cung tăng cao ngoài dự kiến. Mặc dù mới đây, Chính phủ Trung Quốc đã quyết định mua tạm trữ 300.000 tấn đường trắng (đường tinh luyện) ở mức giá tối đa 6.100 Nhân dân tệ/tấn để hỗ trợ giá cho các nhà sản xuất mía đường trong nước, song theo các chuyên gia phân tích, quy mô của chương trình vẫn còn quá nhỏ, không đủ để tiêu thụ hết lượng dư cung trên thị trường toàn cầu, hiện ước đạt tới hơn 8 triệu tấn.
Đóng cửa phiên này, tại sàn LIFFE, giá đường trắng giao tháng 8/2013 giảm từ mức 477,90 USD/tấn xuống 475,50 USD/tấn. Còn tại sàn NYBOT-ICE, giá đường thô giao cùng kỳ hạn cũng lùi xuống mức 16,79 xu Mỹ/lb so với mức giá 16,4 xu/lb của phiên cuối tuần trước.
Thị trường cao su cũng đón nhận một phiên cuối tuần khá ảm đạm khi giá của mặt hàng này gần như không biến động đáng kể so với tuần trước đó, chỉ hạ nhẹ từ mức 246,10 xu Mỹ/kg xuống 246 xu Mỹ/kg, bất chấp tâm lý của giới đầu tư cao su gần đây đã được cải thiện đáng kể sau một loạt các biện pháp hỗ trợ giá cao su từ chính phủ một số quốc gia như Ấn Độ, Indonesia.../.
Minh Trang (TTXVN)