Các thành viên Ủy ban thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng nhất trí cho rằng cần sửa Luật thi đua, khen thưởng để khắc phục những hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng hiện nay, đặc biệt là tình trạng khen thưởng tràn lan.
Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, sáng 18/4, các thành viên Ủy ban thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng tán thành với quan điểm cơ bản sửa đổi, bổ sung dự án Luật là tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng; nâng cao tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng; huy động tốt hơn sự tham gia của xã hội và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Các thành viên Ủy ban thẩm tra dự án Luật cũng cho rằng việc sửa đổi, bổ sung phải tiếp tục đảm bảo quy định thống nhất các hình thức khen thưởng cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, bao gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần. Ban soạn thảo nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các điều kiện đảm bảo mục đích tăng cường khen thưởng cho các tập thể nhỏ, khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, lao động sáng tạo.
Ủy ban thống nhất cơ bản với các nội dung sửa đổi về: nguyên tắc khen thưởng, nâng cao tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, bổ sung một số thẩm quyền, thời điểm và thủ tục xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng… để đảm bảo sự thống nhất chung trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Cơ bản nhất trí với việc bổ sung các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, có ý kiến cho rằng quy định này cần phải được làm rõ về thứ bậc danh hiệu trong hệ thống khen thưởng hiện hành (loại này cao hơn danh hiệu nào, thấp hơn danh hiệu nào); cần làm rõ các hình thức này chỉ là thực hiện sự phân cấp, ủy quyền, chứ không phải là việc bổ sung danh hiệu mới.
Theo Tờ trình của Chính phủ, các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trong Luật thi đua, khen thưởng hiện hành còn chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng dự án Luật mới chỉ khắc phục được một phần bất cập này. Các nội dung sửa đổi, bổ sung còn có sự trùng lặp về tiêu chuẩn giữa các hình thức khen thưởng ở các mức hạng khác nhau; các tiêu chuẩn tặng thưởng huân, huy chương tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn định tính. Việc nâng cao tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng chủ yếu chỉ tăng thêm thời gian, các nội dung khác còn quy định chung, chưa cụ thể…
Ban soạn thảo cần rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể trong dự án Luật, hạn chế các quy định cần phải hướng dẫn thi hành.
Về thời điểm xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi thời gian từ hàng năm lên 5 năm xét một lần đối với chiến sỹ thi đua toàn quốc, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; nâng thời gian xét khen thưởng đối với một số danh hiệu vinh dự nhà nước… là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiêu chuẩn, khắc phục việc công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng tràn lan, tính tiêu biểu, nêu gương chưa cao, ý nghĩa tôn vinh, giáo dục còn hạn chế. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng một trong các nguyên tắc của khen thưởng là phải đảm bảo kịp thời để động viên, nêu gương… và đã thi đua thì phải có tổng kết và xét tặng danh hiệu thi đua.
Bên cạnh đó, quy định này có thể chưa thực sự công bằng vì có người sẽ được xét tặng kịp thời, nhưng có người đủ tiêu chuẩn phải đợi 4 năm mới tới thời kỳ xét, nếu người đó nghỉ hưu, chuyển công tác sẽ không có cơ quan, tổ chức xét, ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng để khắc phục việc khen thưởng tràn lan, phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn, thủ tục bình xét và việc tổ chức thực hiện chứ không phải chỉ thay đổi thời hạn xét…
Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về các nội dung khen thưởng cá nhân, tập thể ở khu vực ngoài nhà nước; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; việc đảm bảo tính thống nhất khen thưởng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày tại cuộc họp nhấn mạnh từ khi Nhà nước ban hành Luật thi đua, khen thưởng, công tác thi đua, khen thưởng đã có bước chuyển biến tích cực; nhiều phong trào thi đua được các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị cơ sở phát động và triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị; công tác khen thưởng đi vào nền nếp, chặt chẽ và đạt được những kết quả cơ bản trên các mặt, kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cả nước góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả tích cực, qua thực hiện cho thấy một số nội dung của Luật chưa đáp ứng và phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng, miền và các thành phần kinh tế, trong đó vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dân cư, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức thường xuyên. Nhiều nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao…
Trong tổng số 103 điều của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 44 điều, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành hình thức thi đua, khen thưởng và thủ tục, hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng./.
Trong khuôn khổ phiên họp toàn thể lần thứ 5 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, sáng 18/4, các thành viên Ủy ban thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thi đua, khen thưởng tán thành với quan điểm cơ bản sửa đổi, bổ sung dự án Luật là tiếp tục khẳng định mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng; nâng cao tiêu chuẩn danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng; huy động tốt hơn sự tham gia của xã hội và đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính.
Các thành viên Ủy ban thẩm tra dự án Luật cũng cho rằng việc sửa đổi, bổ sung phải tiếp tục đảm bảo quy định thống nhất các hình thức khen thưởng cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, bao gồm tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần. Ban soạn thảo nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung các điều kiện đảm bảo mục đích tăng cường khen thưởng cho các tập thể nhỏ, khen thưởng cho công nhân, nông dân, người trực tiếp sản xuất, công tác, lao động sáng tạo.
Ủy ban thống nhất cơ bản với các nội dung sửa đổi về: nguyên tắc khen thưởng, nâng cao tiêu chuẩn một số danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, bổ sung một số thẩm quyền, thời điểm và thủ tục xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng… để đảm bảo sự thống nhất chung trong quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Cơ bản nhất trí với việc bổ sung các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, có ý kiến cho rằng quy định này cần phải được làm rõ về thứ bậc danh hiệu trong hệ thống khen thưởng hiện hành (loại này cao hơn danh hiệu nào, thấp hơn danh hiệu nào); cần làm rõ các hình thức này chỉ là thực hiện sự phân cấp, ủy quyền, chứ không phải là việc bổ sung danh hiệu mới.
Theo Tờ trình của Chính phủ, các quy định về điều kiện, tiêu chuẩn trong Luật thi đua, khen thưởng hiện hành còn chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, tuy nhiên một số ý kiến cho rằng dự án Luật mới chỉ khắc phục được một phần bất cập này. Các nội dung sửa đổi, bổ sung còn có sự trùng lặp về tiêu chuẩn giữa các hình thức khen thưởng ở các mức hạng khác nhau; các tiêu chuẩn tặng thưởng huân, huy chương tuy đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn định tính. Việc nâng cao tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng chủ yếu chỉ tăng thêm thời gian, các nội dung khác còn quy định chung, chưa cụ thể…
Ban soạn thảo cần rà soát lại các văn bản pháp luật có liên quan, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật để tiếp tục sửa đổi, bổ sung các quy định cụ thể trong dự án Luật, hạn chế các quy định cần phải hướng dẫn thi hành.
Về thời điểm xét danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, nhiều ý kiến cho rằng việc thay đổi thời gian từ hàng năm lên 5 năm xét một lần đối với chiến sỹ thi đua toàn quốc, Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang; nâng thời gian xét khen thưởng đối với một số danh hiệu vinh dự nhà nước… là một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiêu chuẩn, khắc phục việc công nhận danh hiệu thi đua, khen thưởng tràn lan, tính tiêu biểu, nêu gương chưa cao, ý nghĩa tôn vinh, giáo dục còn hạn chế. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng một trong các nguyên tắc của khen thưởng là phải đảm bảo kịp thời để động viên, nêu gương… và đã thi đua thì phải có tổng kết và xét tặng danh hiệu thi đua.
Bên cạnh đó, quy định này có thể chưa thực sự công bằng vì có người sẽ được xét tặng kịp thời, nhưng có người đủ tiêu chuẩn phải đợi 4 năm mới tới thời kỳ xét, nếu người đó nghỉ hưu, chuyển công tác sẽ không có cơ quan, tổ chức xét, ảnh hưởng tới quyền lợi của họ. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng để khắc phục việc khen thưởng tràn lan, phải quy định cụ thể về tiêu chuẩn, thủ tục bình xét và việc tổ chức thực hiện chứ không phải chỉ thay đổi thời hạn xét…
Tại phiên họp, các đại biểu đã cho ý kiến về các nội dung khen thưởng cá nhân, tập thể ở khu vực ngoài nhà nước; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới; việc đảm bảo tính thống nhất khen thưởng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình trình bày tại cuộc họp nhấn mạnh từ khi Nhà nước ban hành Luật thi đua, khen thưởng, công tác thi đua, khen thưởng đã có bước chuyển biến tích cực; nhiều phong trào thi đua được các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị cơ sở phát động và triển khai sâu rộng, bám sát nhiệm vụ chính trị; công tác khen thưởng đi vào nền nếp, chặt chẽ và đạt được những kết quả cơ bản trên các mặt, kịp thời động viên, cổ vũ cán bộ, chiến sỹ và nhân dân cả nước góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và đối ngoại.
Tuy nhiên, cùng với những kết quả tích cực, qua thực hiện cho thấy một số nội dung của Luật chưa đáp ứng và phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra. Việc tổ chức chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua chưa đồng đều ở các vùng, miền và các thành phần kinh tế, trong đó vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, địa bàn dân cư, khu vực kinh tế ngoài nhà nước chưa được quan tâm chỉ đạo tổ chức thường xuyên. Nhiều nơi phong trào thi đua còn hình thức, chưa tạo được động lực thi đua từ cơ sở, từ quần chúng nhân dân; hiệu quả, tác dụng của các phong trào thi đua còn chưa cao…
Trong tổng số 103 điều của Luật thi đua, khen thưởng hiện hành, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 44 điều, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung về hệ thống tiêu chuẩn của danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng. Ngoài ra, sửa đổi, bổ sung một số nội dung liên quan đến quy định chung, nguyên tắc khen thưởng, thẩm quyền ban hành hình thức thi đua, khen thưởng và thủ tục, hồ sơ xét tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng./.
Quỳnh Hoa (TTXVN)