Việt Nam đang hướng tới thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN nhằm tiền đề tạo khung pháp lý cao cho việc áp dụng thống nhất hải quan điện tử.
Theo Tổng cục phó Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan sửa đổi là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua việc áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chính vì vậy, quá trình sửa đổi cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới, vận dụng các chuẩn mực và điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Dự thảo sửa đổi Luật hải quan được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến đóng góp và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới. Luật Hải quan được sửa đổi để nội luật hóa các chuẩn mực hải quan quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Luật Hải quan lần này được tập trung vào các nội dung như cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu; hiện đại hoá hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, thông quan điện tử; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại...
Việc sửa đổi để tham gia Công ước Kyoto (Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan ) góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đẩy mạnh thương mại, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư và du lịch quốc tế vào Việt Nam, mang lại lợi tích cho người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong cuộc họp lấy ý kiền về dự thảo Luật Hải quan mới đây, hầu hết ý kiến đánh giá của hải quan các tỉnh, thành phố đều cho rằng, một số quy định của Luật Hải quan chưa phù hợp hoặc phù hợp một phần với nội dung của Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto. Cụ thể, còn nhiều nhiều nội dung như về khai hải quan, thời hạn khai bổ sung, cơ chế giải phóng hàng trước, quy định về bên thứ ba….vẫn chưa có sự đồng nhất với chuẩn quốc tế do đó việc thực thi pháp luật của cơ quan Hải quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Bên cạnh việc cần phải tham gia đầy đủ theo Công ước Kyoto, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cũng cần phải sửa đổi Luật hải quan cho phù hợp với Hiệp định TRIPS ( Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO) và GMS (Hiệp định vận tải qua biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ). Hầu hết cục hải quan các tỉnh, thành phố cho rằng, Luật Hải quan hiện nay chưa phù hợp với Hiệp định TRIPS.
Phân tích điều này, các cục hải quan cho biết, trên thực tế tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam khá nghiêm trọng, không ngoại trừ có trường hợp hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được xuất nhập khẩu qua đường chính ngạch.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hải quan hiện hành, cơ quan hải quan chỉ dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Mục 5 Chương III Luật Hải quan), chưa có quy định cho cơ quan Hải quan được phép chủ động ra quyết định tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, quy định này chưa phù hợp với Hiệp định TRIPS mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Bên cạnh đó, theo các ý kiến đóng góp của các cục Hải quan địa phương, Luật Hải quan chưa quy định cụ thể việc kiểm tra hải quan chung giữa Hải quan của hai nước có chung biên giới như quy định tại GMS.
Điều 4 Hiệp định GMS quy định kiểm tra 1 lần là việc các cơ quan Hải quan nước bạn tiến hành kiểm tra chung, thông qua việc dùng chung cơ sở vật chất. Tuy nhiên, Luật Hải quan không quy định về việc này.
Nội dung và cơ sở pháp lý thủ tục kiểm tra “một cửa và một điểm dừng” mới chỉ được thể hiện ở Biên bản ghi nhớ ký kết giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (MOU) và thể hiện cụ thể ở biên bản triển khai thí điểm thủ tục kiểm tra “một cửa và một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo và Đen Savẳn (Lào) giữa Cục Hải quan Quảng Trị và Hải quan tỉnh Savanakhet (Lào).
Theo Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp kiêm Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư Việt Nam, khi tham gia WTO có rất nhiều điều kiện Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn, nên cần phải rà soát lại và cam kết cùng với các nước đảm bảo tự do hóa thương mại theo hướng đã cam kết.
Cùng với đó, Việt Nam cũng phải thực hiện theo các công ước quốc tế nói chung cũng như với công ước Kyoto liên quan trực tiếp đến hải quan.<
Nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia cũng cho rằng, trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi cần định nghĩa rõ các khái niệm và cần quy chuẩn các khái niệm cho phù hợp với quốc tế để tránh trường hợp hiểu nhầm hiểu lệch và tránh tranh chấp quốc tế trong quá trình thực hiện./.
Theo Tổng cục phó Tổng cục Hải quan Vũ Ngọc Anh, quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan sửa đổi là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua việc áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế.
Chính vì vậy, quá trình sửa đổi cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm về tổ chức và hoạt động của Hải quan các nước trong khu vực và trên thế giới, vận dụng các chuẩn mực và điều ước quốc tế có liên quan đến hoạt động hải quan mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
Dự thảo sửa đổi Luật hải quan được Bộ Tài chính đưa ra lấy ý kiến đóng góp và dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp sắp tới. Luật Hải quan được sửa đổi để nội luật hóa các chuẩn mực hải quan quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.
Luật Hải quan lần này được tập trung vào các nội dung như cải cách thủ tục hải quan theo hướng nội luật hóa các cam kết quốc tế, tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động xuất nhập khẩu; hiện đại hoá hải quan, ứng dụng công nghệ thông tin, thông quan điện tử; nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại...
Việc sửa đổi để tham gia Công ước Kyoto (Công ước quốc tế về đơn giản hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan ) góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách thủ tục hành chính theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm đẩy mạnh thương mại, khuyến khích xuất khẩu, thu hút đầu tư và du lịch quốc tế vào Việt Nam, mang lại lợi tích cho người tiêu dùng, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đáp ứng yêu cầu của cộng đồng doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong cuộc họp lấy ý kiền về dự thảo Luật Hải quan mới đây, hầu hết ý kiến đánh giá của hải quan các tỉnh, thành phố đều cho rằng, một số quy định của Luật Hải quan chưa phù hợp hoặc phù hợp một phần với nội dung của Phụ lục Tổng quát Công ước Kyoto. Cụ thể, còn nhiều nhiều nội dung như về khai hải quan, thời hạn khai bổ sung, cơ chế giải phóng hàng trước, quy định về bên thứ ba….vẫn chưa có sự đồng nhất với chuẩn quốc tế do đó việc thực thi pháp luật của cơ quan Hải quan còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Bên cạnh việc cần phải tham gia đầy đủ theo Công ước Kyoto, nhiều chuyên gia cho rằng Việt Nam cũng cần phải sửa đổi Luật hải quan cho phù hợp với Hiệp định TRIPS ( Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ của WTO) và GMS (Hiệp định vận tải qua biên giới giữa các nước tiểu vùng Mê Công mở rộng ). Hầu hết cục hải quan các tỉnh, thành phố cho rằng, Luật Hải quan hiện nay chưa phù hợp với Hiệp định TRIPS.
Phân tích điều này, các cục hải quan cho biết, trên thực tế tình hình vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam khá nghiêm trọng, không ngoại trừ có trường hợp hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ được xuất nhập khẩu qua đường chính ngạch.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật Hải quan hiện hành, cơ quan hải quan chỉ dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng xuất nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (Mục 5 Chương III Luật Hải quan), chưa có quy định cho cơ quan Hải quan được phép chủ động ra quyết định tạm dừng làm thủ tục đối với hàng hoá có nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Như vậy, quy định này chưa phù hợp với Hiệp định TRIPS mà Việt Nam đã tham gia ký kết.
Bên cạnh đó, theo các ý kiến đóng góp của các cục Hải quan địa phương, Luật Hải quan chưa quy định cụ thể việc kiểm tra hải quan chung giữa Hải quan của hai nước có chung biên giới như quy định tại GMS.
Điều 4 Hiệp định GMS quy định kiểm tra 1 lần là việc các cơ quan Hải quan nước bạn tiến hành kiểm tra chung, thông qua việc dùng chung cơ sở vật chất. Tuy nhiên, Luật Hải quan không quy định về việc này.
Nội dung và cơ sở pháp lý thủ tục kiểm tra “một cửa và một điểm dừng” mới chỉ được thể hiện ở Biên bản ghi nhớ ký kết giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (MOU) và thể hiện cụ thể ở biên bản triển khai thí điểm thủ tục kiểm tra “một cửa và một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo và Đen Savẳn (Lào) giữa Cục Hải quan Quảng Trị và Hải quan tỉnh Savanakhet (Lào).
Theo Luật sư Đào Ngọc Chuyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Đào và Đồng nghiệp kiêm Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ Luật sư Việt Nam, khi tham gia WTO có rất nhiều điều kiện Việt Nam đã tham gia và phê chuẩn, nên cần phải rà soát lại và cam kết cùng với các nước đảm bảo tự do hóa thương mại theo hướng đã cam kết.
Cùng với đó, Việt Nam cũng phải thực hiện theo các công ước quốc tế nói chung cũng như với công ước Kyoto liên quan trực tiếp đến hải quan.<
Nhiều ý kiến góp ý của các chuyên gia cũng cho rằng, trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi cần định nghĩa rõ các khái niệm và cần quy chuẩn các khái niệm cho phù hợp với quốc tế để tránh trường hợp hiểu nhầm hiểu lệch và tránh tranh chấp quốc tế trong quá trình thực hiện./.
Quốc Huy (TTXVN)