Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm.
Theo đó, Nghị định sửa đổi khoản 1 và khoản 9, Điều 3: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của người khác, bảo gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.” “Giấy tờ có giá trị bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.”
Sửa đổi khoản 1 và khoản 2, Điều 4 như sau: “Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”. “Tài sản hình thành trong tương lai gồm: Tài sản được hình thành từ vốn vay; Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Nghị định bổ sung Điều 7a, thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt. Sửa đổi Điều 8 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai; Điều 8a về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Nghị định còn bổ sung khoản 4 Điều 12; Điều 20a; khoản 5 Điều 22; khoản 3 Điều 27; Điều 47a; khoản 6 Điều 58; Điều 64a và 64b; khoản 3 và khoản 4 Điều 68. Sửa đổi khoản 3 Điều 14; khoảng 3 Điều 19; Điều 21; Điều 47; khoản 4 Điều 58 và khoản 1 Điều 61.
Nghị định cũng bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 10 và cụm từ “và số máy” tại điểm b khoản 1 Điều 20. Thay thế cụm từ “phương tiện giao thông cơ giới” bằng cụm từ “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt” tại điểm b khoản 1 Điều 20. Thay thế cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba” bằng cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác” tại khoản 4 Điều 72.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2012./.
Theo đó, Nghị định sửa đổi khoản 1 và khoản 9, Điều 3: “Bên bảo đảm là bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình, dùng quyền sử dụng đất của mình, dùng uy tín hoặc cam kết thực hiện công việc đối với bên nhận bảo đảm để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình hoặc của người khác, bảo gồm bên cầm cố, bên thế chấp, bên đặt cọc, bên ký cược, bên ký quỹ, bên bảo lãnh và tổ chức chính trị-xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.” “Giấy tờ có giá trị bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, hối phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, séc, chứng chỉ quỹ, giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật, trị giá được thành tiền và được phép giao dịch.”
Sửa đổi khoản 1 và khoản 2, Điều 4 như sau: “Tài sản bảo đảm là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật không cấm giao dịch”. “Tài sản hình thành trong tương lai gồm: Tài sản được hình thành từ vốn vay; Tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm; Tài sản đã hình thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm giao kết giao dịch bảo đảm thì tài sản đó mới được đăng ký quy định của pháp luật. Tài sản hình thành trong tương lai không bao gồm quyền sử dụng đất.”
Nghị định bổ sung Điều 7a, thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt. Sửa đổi Điều 8 về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai; Điều 8a về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Nghị định còn bổ sung khoản 4 Điều 12; Điều 20a; khoản 5 Điều 22; khoản 3 Điều 27; Điều 47a; khoản 6 Điều 58; Điều 64a và 64b; khoản 3 và khoản 4 Điều 68. Sửa đổi khoản 3 Điều 14; khoảng 3 Điều 19; Điều 21; Điều 47; khoản 4 Điều 58 và khoản 1 Điều 61.
Nghị định cũng bãi bỏ quy định tại khoản 2 Điều 10 và cụm từ “và số máy” tại điểm b khoản 1 Điều 20. Thay thế cụm từ “phương tiện giao thông cơ giới” bằng cụm từ “phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt” tại điểm b khoản 1 Điều 20. Thay thế cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng của người thứ ba” bằng cụm từ “thế chấp quyền sử dụng đất, quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ của người khác” tại khoản 4 Điều 72.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2012./.
(TTXVN)