Sự trỗi dậy của truyền thông số đang đe dọa các hoạt động quan hệ công chúng (PR) theo kiểu truyền thống, chẳng hạn như việc phân phát các thông cáo báo chí hay đặt thời điểm công bố tin tức. Chính vì thế, ngành PR đang buộc phải tự đổi mới để có thể thích nghi và vượt lên trước.
Mạng Internet đang khiến bất kỳ ai cũng có thể truyền bá tin tức khắp thế giới gần như đồng thời, khiến các công ty và những người hoạt động trong ngành PR khó khăn hơn trong việc kiểm soát các dòng thông tin.
Phát biểu với nhật báo Today khi tới thăm Singapore, ông Pete Pedersen - CEO toàn cầu của Công ty tư vấn truyền thông Grayling nói: “Đã có thời người ta có thể buộc nhà báo phải tạm thời chưa công bố tin tức. Bạn nói giữ thông tin này lại và hầu hết họ sẽ làm thế, vì vậy việc công bố tin tức là có thể dự báo được. Song ngày nay hầu hết nhà báo tôi quen không còn làm như vậy nữa.”
“Ý tưởng về một thỏa thuận tạm thời chưa công bố thông tin đã cũ rồi. Tại sao như vậy? Bởi luôn có những người không phải là nhà báo chuyên nghiệp cũng theo đuổi cùng một thông tin đó,” ông Pedersen nói.
Hệ quả là những người hoạt động trong ngành PR sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để nắm bắt ý tưởng thích hợp với cách thức tiêu thụ thông tin mới này. Từ những gì từng được dùng cho một hoạt động nhỏ, giờ đây các nhà PR và quảng cáo sẽ phải cân nhắc tác động toàn cầu của sự kiện đó.
“Bạn có thể tổ chức một sự kiện tin tức ở Singapore hay Hong Kong hoặc New York và bạn có thể giữ kín nó hoàn toàn, chỉ ở mức địa phương. Song giờ đây không có sự kiện nào mang tính địa phương nữa, mọi thứ đã trở thành một câu chuyện toàn cầu. Với tư cách là những nhà marketing và truyền tin, chúng ta không chỉ nghĩ rằng tin tức này sẽ đến với người dân ở đây thế nào, mà là nó sẽ đến với những ai sống cách đây 9.000 dặm ra sao, bởi tốc độ truyền tin bây giờ nhanh như thế đó,” ông Pedersen nói.
Hiện Grayling đang có hơn 1.000 nhân viên hoạt động tại hơn 40 quốc gia tại Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương, Tây và Đông Âu cũng như châu Phi. Công ty này, đặt trụ sở tại Anh và là một phần của tập đoàn truyền thông quốc tế Huntsworth PLC, đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá kể từ khi được thành lập vào năm 1981.
Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành PR, ông Pedersen lưu ý rằng các kỹ năng trong ngành này đã được mở rộng theo năm tháng. Bên cạnh khả năng viết tốt và hiểu biết trong một vấn đề đặc thù nhất định, những cá nhân có khả năng phân tích dữ liệu và trí tưởng tượng tốt đang ngày càng được được các công ty PR ưa thích tuyển mộ.
“Thực tế là ngày nay chúng ta đang tạo ra nhiều thông tin hơn so với hai hoặc ba năm trước. Nếu chúng ta đủ hiểu biết về việc thu thập và phân tích dữ liệu đó thế nào, chúng ta có thể biết được rất nhiều về các phản ứng, về thế giới quanh ta về nhiều khía cạnh. Tôi nghĩ rằng các nhà marketing bắt đầu thật sự hiểu ra cách sử dụng quyền năng đó, và nó ngày trở nên hiệu quả hơn,” ông nói.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của truyền thông số cũng mang đến không ít vấn đề, như sự riêng tư và minh bạch trong sử dụng thông tin. Đây là một chủ đề đã được đem ra tranh luận rất nhiều sau khi hàng loạt chương trình do thám quy mô lớn tuyệt mật tại Mỹ bị cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ.
Sau vụ việc này, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi đưa ra các đạo luật bảo vệ thông tin chặt chẽ hơn, yêu cầu các công ty Internet phải công tố chi tiết về những ai tiếp nhận thông tin cá nhân từ họ.
Ông Pedersen cho rằng những cuộc tranh luận như vậy đang khiến việc quản lý và khai thác truyền thông số gặp nhiều thách thức, song nó cũng “hấp dẫn” với ngành PR. Bởi với các nhà marketing và PR, sẽ rất thú vị khi họ có thể kiểm soát được lượng thông tin từ những người khác giúp mình có được. Và theo ông Pedersen, tất cả “mới chỉ bắt đầu”./.
Mạng Internet đang khiến bất kỳ ai cũng có thể truyền bá tin tức khắp thế giới gần như đồng thời, khiến các công ty và những người hoạt động trong ngành PR khó khăn hơn trong việc kiểm soát các dòng thông tin.
Phát biểu với nhật báo Today khi tới thăm Singapore, ông Pete Pedersen - CEO toàn cầu của Công ty tư vấn truyền thông Grayling nói: “Đã có thời người ta có thể buộc nhà báo phải tạm thời chưa công bố tin tức. Bạn nói giữ thông tin này lại và hầu hết họ sẽ làm thế, vì vậy việc công bố tin tức là có thể dự báo được. Song ngày nay hầu hết nhà báo tôi quen không còn làm như vậy nữa.”
“Ý tưởng về một thỏa thuận tạm thời chưa công bố thông tin đã cũ rồi. Tại sao như vậy? Bởi luôn có những người không phải là nhà báo chuyên nghiệp cũng theo đuổi cùng một thông tin đó,” ông Pedersen nói.
Hệ quả là những người hoạt động trong ngành PR sẽ phải nỗ lực nhiều hơn để nắm bắt ý tưởng thích hợp với cách thức tiêu thụ thông tin mới này. Từ những gì từng được dùng cho một hoạt động nhỏ, giờ đây các nhà PR và quảng cáo sẽ phải cân nhắc tác động toàn cầu của sự kiện đó.
“Bạn có thể tổ chức một sự kiện tin tức ở Singapore hay Hong Kong hoặc New York và bạn có thể giữ kín nó hoàn toàn, chỉ ở mức địa phương. Song giờ đây không có sự kiện nào mang tính địa phương nữa, mọi thứ đã trở thành một câu chuyện toàn cầu. Với tư cách là những nhà marketing và truyền tin, chúng ta không chỉ nghĩ rằng tin tức này sẽ đến với người dân ở đây thế nào, mà là nó sẽ đến với những ai sống cách đây 9.000 dặm ra sao, bởi tốc độ truyền tin bây giờ nhanh như thế đó,” ông Pedersen nói.
Hiện Grayling đang có hơn 1.000 nhân viên hoạt động tại hơn 40 quốc gia tại Mỹ, châu Á-Thái Bình Dương, Tây và Đông Âu cũng như châu Phi. Công ty này, đặt trụ sở tại Anh và là một phần của tập đoàn truyền thông quốc tế Huntsworth PLC, đã giành được rất nhiều giải thưởng danh giá kể từ khi được thành lập vào năm 1981.
Với 20 năm kinh nghiệm trong ngành PR, ông Pedersen lưu ý rằng các kỹ năng trong ngành này đã được mở rộng theo năm tháng. Bên cạnh khả năng viết tốt và hiểu biết trong một vấn đề đặc thù nhất định, những cá nhân có khả năng phân tích dữ liệu và trí tưởng tượng tốt đang ngày càng được được các công ty PR ưa thích tuyển mộ.
“Thực tế là ngày nay chúng ta đang tạo ra nhiều thông tin hơn so với hai hoặc ba năm trước. Nếu chúng ta đủ hiểu biết về việc thu thập và phân tích dữ liệu đó thế nào, chúng ta có thể biết được rất nhiều về các phản ứng, về thế giới quanh ta về nhiều khía cạnh. Tôi nghĩ rằng các nhà marketing bắt đầu thật sự hiểu ra cách sử dụng quyền năng đó, và nó ngày trở nên hiệu quả hơn,” ông nói.
Tuy nhiên, sự bùng nổ của truyền thông số cũng mang đến không ít vấn đề, như sự riêng tư và minh bạch trong sử dụng thông tin. Đây là một chủ đề đã được đem ra tranh luận rất nhiều sau khi hàng loạt chương trình do thám quy mô lớn tuyệt mật tại Mỹ bị cựu nhân viên Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ Edward Snowden tiết lộ.
Sau vụ việc này, nhiều người đã lên tiếng kêu gọi đưa ra các đạo luật bảo vệ thông tin chặt chẽ hơn, yêu cầu các công ty Internet phải công tố chi tiết về những ai tiếp nhận thông tin cá nhân từ họ.
Ông Pedersen cho rằng những cuộc tranh luận như vậy đang khiến việc quản lý và khai thác truyền thông số gặp nhiều thách thức, song nó cũng “hấp dẫn” với ngành PR. Bởi với các nhà marketing và PR, sẽ rất thú vị khi họ có thể kiểm soát được lượng thông tin từ những người khác giúp mình có được. Và theo ông Pedersen, tất cả “mới chỉ bắt đầu”./.
Việt Hải/Singapore (Vietnam+)