Sử thi Tây Nguyên hùng tráng, kỳ vĩ sẽ vang lên tại thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, do nghệ nhân Đắk Lắk trình bày trong khuôn khổ "Những ngày văn hóa Tây Nguyên" lần thứ 2, từ 28/8 đến 2/9.
Tại đây sẽ có triển lãm "Sử thi Tây Nguyên," trưng bày 100 tác phẩm của kho tàng sử thi Tây Nguyên của các dân tộc Ba Na, Ê đê, Mơ nông, Ra Glai, Xê đăng... đã được sưu tầm, giữ gìn và truyền dạy cho các thế hệ trẻ ở Tây Nguyên.
Phần hát sử thi Tây Nguyên dự kiến được trình diễn tại lễ khai mạc, tối 28/8 với chủ đề "Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa" và được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Trưởng Ban tổ chức "Những ngày văn hóa Tây Nguyên," hơn 100 tác phẩm sử thi Tây Nguyên được trưng bày tại Hà Nội lần này là thành quả lao động không mệt mỏi của các cán bộ Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Viện nghiên cứu văn hóa đã tiến hành Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” trong vòng 10 năm, từ năm 2001 đến năm 2011.
Bên cạnh triển lãm "Sử thi Tây Nguyên," Ban tổ chức còn triển lãm "Cổ vật Tây Nguyên" với 150 hiện vật cổ do Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn cổ vật Việt Nam cung cấp gồm các loại nhạc cụ, đồ trang sức, trang phục...của người Tây Nguyên; triển lãm tranh "Sắc màu Tây Nguyên"; triển lãm ảnh "Tây Nguyên tự tình;" bộ sưu tập cá nhân "Hiện vật Tây Nguyên" giới thiệu các công cụ lao động, nhạc cụ, đồ đun nấu, trang sức, thổ cẩm...
Thông tin từ các nhà nghiên cứu sử thi Tây Nguyên cho biết đến hết năm 2011 kho tàng sử thi Tây Nguyên đã xuất bản được 91 tập với 107 tác phẩm, tổng cộng khoảng 90.000 trang in, trung bình mỗi tập dày khoảng 1.000 trang. Các tác phẩm được sưu tầm ở rất nhiều tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên từ Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Phú Yên.
Mỗi tác phẩm đều có sự tham gia của nghệ nhân của dân tộc Tây Nguyên giỏi hát, thuộc làu và kể sử thi cùng tham gia phiên âm, dịch nghĩa, chú giải...Đây được coi là công trình khoa học đồ sộ về sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo phương pháp hiện đại, là đợt sưu tầm, nghiên cứu đạt kết quả cao nhất về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể coi sử thi là biên niên sử về quá trình hình thành, phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống cộng đồng dân cư các tộc người trên dãy Trường Sơn. Sử thi là câu chuyện về những anh hùng, hiệp sỹ (dũng sỹ) đại diện cho một thế giới thần tượng của một cộng đồng dân cư trong quá khứ.
Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4-5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân.
Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là "báu vật sống," họ là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, trình bày cũng như bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện...
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, qua quá trình nghiên cứu đã phát hiện sử thi của một số dân tộc như Ê đê, Bana, Jrai, Mơ nông... Mỗi dân tộc lại có một một tên gọi khác nhau để gọi sử thi, dân tộc Ê đê gọi là khan, trong khi đó người Bana gọi là H'amon; người Jrai gọi là H'ri; người Mơ nông gọi là Ot N'trong...
Các dân tộc ở Tây Nguyên có một kho sử thi khá đồ sộ, đặc sắc, tiêu biểu là "Trường ca Đam San" của đồng bào dân tộc Êđê, kể về những chiến công oanh liệt, khát vọng tự do của tù trưởng Đam San.
Đặc biệt, "Trường ca Đam San" cũng là sử thi đầu tiên của Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến do công của một người Pháp sưu tầm, dịch sang tiếng Pháp với tên gọi "Le Chanson de Dam San." Hiện nay, sử thi Tây Nguyên đang trong quá trình làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.../.
Tại đây sẽ có triển lãm "Sử thi Tây Nguyên," trưng bày 100 tác phẩm của kho tàng sử thi Tây Nguyên của các dân tộc Ba Na, Ê đê, Mơ nông, Ra Glai, Xê đăng... đã được sưu tầm, giữ gìn và truyền dạy cho các thế hệ trẻ ở Tây Nguyên.
Phần hát sử thi Tây Nguyên dự kiến được trình diễn tại lễ khai mạc, tối 28/8 với chủ đề "Tây Nguyên - Những sắc màu văn hóa" và được tường thuật trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Hoa, Phó Trưởng Ban tổ chức "Những ngày văn hóa Tây Nguyên," hơn 100 tác phẩm sử thi Tây Nguyên được trưng bày tại Hà Nội lần này là thành quả lao động không mệt mỏi của các cán bộ Viện nghiên cứu Văn hóa thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
Viện nghiên cứu văn hóa đã tiến hành Dự án “Điều tra, sưu tầm, bảo quản, biên dịch và xuất bản kho tàng sử thi Tây Nguyên” trong vòng 10 năm, từ năm 2001 đến năm 2011.
Bên cạnh triển lãm "Sử thi Tây Nguyên," Ban tổ chức còn triển lãm "Cổ vật Tây Nguyên" với 150 hiện vật cổ do Trung tâm UNESCO nghiên cứu và bảo tồn cổ vật Việt Nam cung cấp gồm các loại nhạc cụ, đồ trang sức, trang phục...của người Tây Nguyên; triển lãm tranh "Sắc màu Tây Nguyên"; triển lãm ảnh "Tây Nguyên tự tình;" bộ sưu tập cá nhân "Hiện vật Tây Nguyên" giới thiệu các công cụ lao động, nhạc cụ, đồ đun nấu, trang sức, thổ cẩm...
Thông tin từ các nhà nghiên cứu sử thi Tây Nguyên cho biết đến hết năm 2011 kho tàng sử thi Tây Nguyên đã xuất bản được 91 tập với 107 tác phẩm, tổng cộng khoảng 90.000 trang in, trung bình mỗi tập dày khoảng 1.000 trang. Các tác phẩm được sưu tầm ở rất nhiều tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây Nguyên từ Bình Phước, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum, Ninh Thuận, Phú Yên.
Mỗi tác phẩm đều có sự tham gia của nghệ nhân của dân tộc Tây Nguyên giỏi hát, thuộc làu và kể sử thi cùng tham gia phiên âm, dịch nghĩa, chú giải...Đây được coi là công trình khoa học đồ sộ về sưu tầm, nghiên cứu sử thi Tây Nguyên theo phương pháp hiện đại, là đợt sưu tầm, nghiên cứu đạt kết quả cao nhất về số lượng lẫn chất lượng.
Có thể coi sử thi là biên niên sử về quá trình hình thành, phát triển kinh tế xã hội và cuộc sống cộng đồng dân cư các tộc người trên dãy Trường Sơn. Sử thi là câu chuyện về những anh hùng, hiệp sỹ (dũng sỹ) đại diện cho một thế giới thần tượng của một cộng đồng dân cư trong quá khứ.
Sử thi tồn tại dưới dạng truyền miệng và văn bản, nhưng phần lớn đều có nguồn gốc dân gian, có tác phẩm chỉ kể trong 1-2 đêm nhưng cũng có tác phẩm phải kể kéo dài tới 4-5 ngày, đêm tùy theo trí tưởng tượng, trạng thái thăng hoa của người kể. Sử thi được truyền tải đến người nghe thông qua hình thức hát, kể, diễn xướng của nghệ nhân.
Nghệ nhân kể, hát sử thi được coi là "báu vật sống," họ là nghệ sỹ tổng hợp, là người sáng tạo tác phẩm, đạo diễn các tình huống, trình bày cũng như bình luận tính cách hay diễn biến câu chuyện...
Trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, qua quá trình nghiên cứu đã phát hiện sử thi của một số dân tộc như Ê đê, Bana, Jrai, Mơ nông... Mỗi dân tộc lại có một một tên gọi khác nhau để gọi sử thi, dân tộc Ê đê gọi là khan, trong khi đó người Bana gọi là H'amon; người Jrai gọi là H'ri; người Mơ nông gọi là Ot N'trong...
Các dân tộc ở Tây Nguyên có một kho sử thi khá đồ sộ, đặc sắc, tiêu biểu là "Trường ca Đam San" của đồng bào dân tộc Êđê, kể về những chiến công oanh liệt, khát vọng tự do của tù trưởng Đam San.
Đặc biệt, "Trường ca Đam San" cũng là sử thi đầu tiên của Việt Nam được bạn bè quốc tế biết đến do công của một người Pháp sưu tầm, dịch sang tiếng Pháp với tên gọi "Le Chanson de Dam San." Hiện nay, sử thi Tây Nguyên đang trong quá trình làm hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại.../.
Thanh Giang (TTXVN)