Một số tài xế xe khách nói với tờ Yomiuri Shimbun rằng công ty của họ thường vi phạm các nguyên tắc an toàn trong các chuyến đi đường dài.
Cảnh sát Nhật Bản nghi ngờ Kazan Kono - tài xế xe khách 43 tuổi, người gây ra vụ tai nạn kinh hoàng trên cung đường cao tốc Kanetsu hôm 28/4 làm 7 người chết và 38 người bị thương - đã ngủ gật trên vô lăng. Vị tài xế này đã bị bắt do cáo buộc lái ẩu khiến nhiều người thương vong.
Thiếu ngủ - Nguyên nhân gây tai nạn?
Nhiều tài xế chia sẻ rằng họ mất sức tập trung do thiếu ngủ trầm trọng. Một lái xe ngoài 30 tuổi bộ dạng mệt mỏi cho biết: “Tôi từng ngủ gật trong khi lái và cũng từng được hành khách đánh thức mỗi khi ngủ quá say trên những chặng dừng chân.”
Theo tài xế này, anh ta đang lái một xe buýt từ Tokyo vào lúc 10 giờ tối và dự kiến đến Osaka vào 8 giờ sáng hôm sau. Và anh ta cũng sẽ phải đánh xe về Tokyo từ 10 giờ tối ngày hôm đó.
Trong ngày hôm đó, tài xế được nghỉ ngơi tại một phòng giảm giá trong khách sạn do hãng lữ hành sử dụng dịch vụ xe buýt đặt trước. Tuy nhiên, trong khi anh ta có thể về phòng mình nghỉ ngơi trong khoảng 12 tiếng giữa các chuyến đi thì đôi khi lại không thể lưu lại tại khách sạn đến buổi trưa mà buộc phải check out lúc 3 giờ chiều cùng ngày.
Người tài xế nói: “Khi điều ấy xảy ra, tôi buộc phải giết thời gian trên xe buýt nên thực sự là tôi không thể cảm thấy khoẻ khoắn.”
Theo chỉ dẫn an toàn của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, các tài xế xe du lịch phải được nghỉ ngơi ít nhất 8 tiếng sau khi hoàn tất một chuyến đi.Tuy nhiên, cựu nhân viên của một công ty xe buýt khác lại cho biết: “Tôi có thể nghỉ ngơi chỉ trong 3 hoặc 4 tiếng cho đến khi bắt đầu chuyến đi tiếp theo.”
Các tài xế cũng cho biết các chuyến xe đường dài đôi khi không hề được giám sát chặt chẽ. Theo Luật Giao thông đường bộ Nhật Bản, các hãng điều hành xe cần có ít nhất một điều hành viên. Các điều hành viên này phải xác nhận tình trạng sức khoẻ của tài xế và đưa cho họ những chỉ dẫn bằng giấy tờ liên quan đến chuyến đi.
Tuy nhiên, người đàn ông 54 tuổi từng làm công tác quản lý tại một hãng xe buýt ở Saitama đến tháng Hai vừa qua tiết lộ: “Tôi chưa bao giờ kiểm tra nồng độ cồn cũng như kiểm tra sức khoẻ hay xác nhận hành trình trước khi tài xế bước vào công việc.”
Ông này cũng cho biết công ty thường lấy tên của các điều hành viên từ các công ty khác và trả cho họ mỗi người 30.000 yen, giả bộ như lúc nào cũng có 2-3 điều hành viên đang làm việc.Thậm chí, báo cáo giám sát mỗi ngày cũng bị các công ty vận tải xem nhẹ. Cựu giám sát viên này cho biết nếu những tài xế nào không có đủ 8 tiếng nghỉ ngơi do lịch làm việc quá dày, điều hành viên sẽ viết tên tài xế khác. Nguồn tin doanh nghiệp cho biết tình trạng vi phạm pháp luật tương tự đang gia tăng do cạnh tranh giữa các công ty xe khách ngày càng khốc liệt.
Luật Giao thông đường bộ sửa đổi năm 2000 cho phép các hãng xe mới nhận giấy phép từ cơ quan quản lý thay vì phải vượt qua hệ thống cấp phép quốc gia. Từ đó, số lượng các hãng điều hành xe khách du lịch và cho thuê tăng gấp đôi. Các công ty này cắt giảm chi phí lao động để cạnh tranh với các công ty khác để giành bằng được hợp đồng từ các hãng lữ hành.
Trách nhiệm lớn thuộc về hãng vận tải
Vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc Kanetsu buộc Bộ Giao thông phải tăng cường giám sát các hãng xe buýt du lịch. Tuy nhiên, cựu điều hành viên này cho biết: “Bộ sẽ không thể phát hiện các báo cáo sai lệch của công ty vận tải.”
Bộ Giao thông khẳng định hãng xe gây tai nạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ vì đã không đưa cho tài xế tài liệu hướng dẫn đường đi và thông tin quan trọng khác liên quan đến chuyến đi. Kết luận trên được Sở Giao thông Kanto đưa ra sau khi tiến hành cuộc điều tra đặc biệt đối với hãng xe Rikuentai ở Inzai, tỉnh Chiba.
Cuộc điều tra này phát hiện Chủ tịch Rikuentai, Yumihide Hariu, đã không cho kiểm tra sức khoẻ tài xế trước khi xe xuất phát từ Kanazawa tới Công viên Tokyo Disneyland ở Chiba hôm 28/4.
Khoảng 6 tiếng rưỡi sau, tức là sáng ngày 29/4, chiếc xe khách này đã húc vào rào chắn gần đoạn giao cắt Fujioka ở tỉnh Gunma.Trong cuộc điều tra này, Bộ Giao thông cũng phát hiện Rikuentai có hàng chục vi phạm khác và sẽ tiến hành thẩm tra kết quả điều tra nhằm đưa ra chế tài xử phạt đối với hãng vận tải này. Luật Giao thông đường bộ yêu cầu các điều hành viên phải đưa cho các tài xế hướng dẫn trong đó ghi rõ thời gian khởi hành và chỉ dẫn đường đi.
Tuy nhiên, ông Hariu - cũng là một điều hành viên được chứng nhận hành nghề - nói với các điều tra viên rằng ông chỉ hướng dẫn tài xế Kono đến Công viên Disneyland và yêu cầu anh ta nhận lịch trình từ hãng lữ hành. Hariu thừa nhận không hướng dẫn tài xế đi đường nào hay cụ thể là phải đi qua đường Kanetsu. Được biết, Kono không hề được kiểm tra sức khỏe trước khi rời văn phòng công ty và Hariu chỉ nói một vài câu với anh ta trước chuyến đi.
Về phần mình, tài xế Kono thú nhận đã chọn đường cao tốc Kanetsu thay vì đường Joetsu vì Kanetsu “dễ lái” hơn. Cảnh sát cũng phát hiện Kono mới lái xe được 2 năm và cũng chỉ bắt đầu công việc tại Rikuentai mới được 9 tháng. Theo tin mới nhất, cảnh sát tỉnh Gunma cho biết sẽ chuyển vụ việc này sang Văn phòng Công tố quận Maebashi để tiếp tục điều tra làm rõ./.
Cảnh sát Nhật Bản nghi ngờ Kazan Kono - tài xế xe khách 43 tuổi, người gây ra vụ tai nạn kinh hoàng trên cung đường cao tốc Kanetsu hôm 28/4 làm 7 người chết và 38 người bị thương - đã ngủ gật trên vô lăng. Vị tài xế này đã bị bắt do cáo buộc lái ẩu khiến nhiều người thương vong.
Thiếu ngủ - Nguyên nhân gây tai nạn?
Nhiều tài xế chia sẻ rằng họ mất sức tập trung do thiếu ngủ trầm trọng. Một lái xe ngoài 30 tuổi bộ dạng mệt mỏi cho biết: “Tôi từng ngủ gật trong khi lái và cũng từng được hành khách đánh thức mỗi khi ngủ quá say trên những chặng dừng chân.”
Theo tài xế này, anh ta đang lái một xe buýt từ Tokyo vào lúc 10 giờ tối và dự kiến đến Osaka vào 8 giờ sáng hôm sau. Và anh ta cũng sẽ phải đánh xe về Tokyo từ 10 giờ tối ngày hôm đó.
Trong ngày hôm đó, tài xế được nghỉ ngơi tại một phòng giảm giá trong khách sạn do hãng lữ hành sử dụng dịch vụ xe buýt đặt trước. Tuy nhiên, trong khi anh ta có thể về phòng mình nghỉ ngơi trong khoảng 12 tiếng giữa các chuyến đi thì đôi khi lại không thể lưu lại tại khách sạn đến buổi trưa mà buộc phải check out lúc 3 giờ chiều cùng ngày.
Người tài xế nói: “Khi điều ấy xảy ra, tôi buộc phải giết thời gian trên xe buýt nên thực sự là tôi không thể cảm thấy khoẻ khoắn.”
Theo chỉ dẫn an toàn của Bộ Đất đai, Hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản, các tài xế xe du lịch phải được nghỉ ngơi ít nhất 8 tiếng sau khi hoàn tất một chuyến đi.Tuy nhiên, cựu nhân viên của một công ty xe buýt khác lại cho biết: “Tôi có thể nghỉ ngơi chỉ trong 3 hoặc 4 tiếng cho đến khi bắt đầu chuyến đi tiếp theo.”
Các tài xế cũng cho biết các chuyến xe đường dài đôi khi không hề được giám sát chặt chẽ. Theo Luật Giao thông đường bộ Nhật Bản, các hãng điều hành xe cần có ít nhất một điều hành viên. Các điều hành viên này phải xác nhận tình trạng sức khoẻ của tài xế và đưa cho họ những chỉ dẫn bằng giấy tờ liên quan đến chuyến đi.
Tuy nhiên, người đàn ông 54 tuổi từng làm công tác quản lý tại một hãng xe buýt ở Saitama đến tháng Hai vừa qua tiết lộ: “Tôi chưa bao giờ kiểm tra nồng độ cồn cũng như kiểm tra sức khoẻ hay xác nhận hành trình trước khi tài xế bước vào công việc.”
Ông này cũng cho biết công ty thường lấy tên của các điều hành viên từ các công ty khác và trả cho họ mỗi người 30.000 yen, giả bộ như lúc nào cũng có 2-3 điều hành viên đang làm việc.Thậm chí, báo cáo giám sát mỗi ngày cũng bị các công ty vận tải xem nhẹ. Cựu giám sát viên này cho biết nếu những tài xế nào không có đủ 8 tiếng nghỉ ngơi do lịch làm việc quá dày, điều hành viên sẽ viết tên tài xế khác. Nguồn tin doanh nghiệp cho biết tình trạng vi phạm pháp luật tương tự đang gia tăng do cạnh tranh giữa các công ty xe khách ngày càng khốc liệt.
Luật Giao thông đường bộ sửa đổi năm 2000 cho phép các hãng xe mới nhận giấy phép từ cơ quan quản lý thay vì phải vượt qua hệ thống cấp phép quốc gia. Từ đó, số lượng các hãng điều hành xe khách du lịch và cho thuê tăng gấp đôi. Các công ty này cắt giảm chi phí lao động để cạnh tranh với các công ty khác để giành bằng được hợp đồng từ các hãng lữ hành.
Trách nhiệm lớn thuộc về hãng vận tải
Vụ tai nạn thảm khốc trên đường cao tốc Kanetsu buộc Bộ Giao thông phải tăng cường giám sát các hãng xe buýt du lịch. Tuy nhiên, cựu điều hành viên này cho biết: “Bộ sẽ không thể phát hiện các báo cáo sai lệch của công ty vận tải.”
Bộ Giao thông khẳng định hãng xe gây tai nạn đã vi phạm luật giao thông đường bộ vì đã không đưa cho tài xế tài liệu hướng dẫn đường đi và thông tin quan trọng khác liên quan đến chuyến đi. Kết luận trên được Sở Giao thông Kanto đưa ra sau khi tiến hành cuộc điều tra đặc biệt đối với hãng xe Rikuentai ở Inzai, tỉnh Chiba.
Cuộc điều tra này phát hiện Chủ tịch Rikuentai, Yumihide Hariu, đã không cho kiểm tra sức khoẻ tài xế trước khi xe xuất phát từ Kanazawa tới Công viên Tokyo Disneyland ở Chiba hôm 28/4.
Khoảng 6 tiếng rưỡi sau, tức là sáng ngày 29/4, chiếc xe khách này đã húc vào rào chắn gần đoạn giao cắt Fujioka ở tỉnh Gunma.Trong cuộc điều tra này, Bộ Giao thông cũng phát hiện Rikuentai có hàng chục vi phạm khác và sẽ tiến hành thẩm tra kết quả điều tra nhằm đưa ra chế tài xử phạt đối với hãng vận tải này. Luật Giao thông đường bộ yêu cầu các điều hành viên phải đưa cho các tài xế hướng dẫn trong đó ghi rõ thời gian khởi hành và chỉ dẫn đường đi.
Tuy nhiên, ông Hariu - cũng là một điều hành viên được chứng nhận hành nghề - nói với các điều tra viên rằng ông chỉ hướng dẫn tài xế Kono đến Công viên Disneyland và yêu cầu anh ta nhận lịch trình từ hãng lữ hành. Hariu thừa nhận không hướng dẫn tài xế đi đường nào hay cụ thể là phải đi qua đường Kanetsu. Được biết, Kono không hề được kiểm tra sức khỏe trước khi rời văn phòng công ty và Hariu chỉ nói một vài câu với anh ta trước chuyến đi.
Về phần mình, tài xế Kono thú nhận đã chọn đường cao tốc Kanetsu thay vì đường Joetsu vì Kanetsu “dễ lái” hơn. Cảnh sát cũng phát hiện Kono mới lái xe được 2 năm và cũng chỉ bắt đầu công việc tại Rikuentai mới được 9 tháng. Theo tin mới nhất, cảnh sát tỉnh Gunma cho biết sẽ chuyển vụ việc này sang Văn phòng Công tố quận Maebashi để tiếp tục điều tra làm rõ./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)