Trong báo cáo về Triển vọng kinh tế thế giới vừa được Quỹ Tiền tệ Quốctế (IMF) công bố, tổ chức này nhận định tốc độ tăng trưởng của kinh tếtoàn cầu cải thiện chậm trong bối cảnh sức phục hồi của Mỹ đã có lực vànhững hiểm nguy đối với châu Âu đã thoái lui.
Tuy nhiên những rủi ro vẫn cóxu hướng leo thang và tình hình vẫn "rất mong manh."
Theo tính toáncủa IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng từ mức 3,5% năm2012 lên 4,1% năm 2013.
IMF giải thích những con số này có nhích lên đôichút so với mức dự báo 3,3% và 4% được công bố trong báo cáo của cơquan này hồi tháng 1/2012, một phần do các điều kiện tài chính của thếgiới đã tốt lên và các mối lo về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đãlắng xuống.
Ngoài ra, công cuộc tái thiết sau thảm họa thiên tai tạiNhật Bản và Thái Lan cũng giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tại châu Á.
Tại báo cáo lần này, IMF cũng điều chỉnh nâng dự báo về tốc độ pháttriển của các nền kinh tế tiên tiến lên 1,4% trong năm 2012.
Trung Quốctiếp tục đóng vai trò là động lực của kinh tế toàn cầu, với sức tăngtrưởng ước đạt 8,2% (tăng nhẹ so với dự báo trước).
IMF cũng nâng dự báovề tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 lên 2,1% và 2,4%,so với mức 1,8% và 2,2% đưa ra ban đầu.
IMF cho rằng chính sáchđóng một vai trò quan trọng giúp "sức khỏe" kinh tế thế giới thời giangần đây có bước cải thiện, dù nhiều vấn đề mang tính nền tảng vẫn chưađược giải quyết.
Những chính sách mà IMF đề cập đến đó là Ngân hàngtrung ương châu Âu (ECB) quyết định bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàngcủa Eurozone; việc củng cố "bức tường lửa" để kiềm chế cuộc khủng hoảngnợ tại khu vực và những cải cách mang tính cơ cấu nhằm vực dậy hệ thốngtài chính.
Nhưng kinh tế Eurozone được dự báo vẫn rơi vào suy thoáitrong năm 2012, với mức sụt giảm 0,3% (do Italy và Tây Ban Nha trượtdốc mạnh) và sẽ quay lại vùng dương với tốc độ tăng 0,9% năm 2013.
IMF cảnh báo nếu Eurozone phải nếm trải một cuộc khủng hoảng nợ nữa,làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sẽ dâng trào, tốc độ tăng trưởngkinh tế toàn cầu trong hai năm sẽ bị "cướp" đi 2% và con số này sẽ là 3,5%với Eurozone.
Ngoài ra, nếu giá dầu tăng 50%, GDP của thế giới có thểbị giảm tới 1,25%.
Theo IMF, mối lo chính hiện nay đó là kinh tế toàncầu vẫn phải đối mặt với nguy cơ đi xuống và các nền kinh tế tiên tiếnphục hồi yếu.
Theo các chuyên gia phân tích của Barclays, những dựbáo của IMF đã khẳng định những khó khăn lớn mà một số nước Nam Âu phảiđối mặt trong vài năm tới nhằm đạt được mục tiêu củng cố tài chính để"trấn an" các chủ nợ nước ngoài, đồng thời lại phải gây dựng được mộtthị trường lao động vững mạnh./.
Tuy nhiên những rủi ro vẫn cóxu hướng leo thang và tình hình vẫn "rất mong manh."
Theo tính toáncủa IMF, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ tăng từ mức 3,5% năm2012 lên 4,1% năm 2013.
IMF giải thích những con số này có nhích lên đôichút so với mức dự báo 3,3% và 4% được công bố trong báo cáo của cơquan này hồi tháng 1/2012, một phần do các điều kiện tài chính của thếgiới đã tốt lên và các mối lo về cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone đãlắng xuống.
Ngoài ra, công cuộc tái thiết sau thảm họa thiên tai tạiNhật Bản và Thái Lan cũng giúp thúc đẩy tốc độ tăng trưởng tại châu Á.
Tại báo cáo lần này, IMF cũng điều chỉnh nâng dự báo về tốc độ pháttriển của các nền kinh tế tiên tiến lên 1,4% trong năm 2012.
Trung Quốctiếp tục đóng vai trò là động lực của kinh tế toàn cầu, với sức tăngtrưởng ước đạt 8,2% (tăng nhẹ so với dự báo trước).
IMF cũng nâng dự báovề tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ năm 2012 và 2013 lên 2,1% và 2,4%,so với mức 1,8% và 2,2% đưa ra ban đầu.
IMF cho rằng chính sáchđóng một vai trò quan trọng giúp "sức khỏe" kinh tế thế giới thời giangần đây có bước cải thiện, dù nhiều vấn đề mang tính nền tảng vẫn chưađược giải quyết.
Những chính sách mà IMF đề cập đến đó là Ngân hàngtrung ương châu Âu (ECB) quyết định bơm tiền mặt vào hệ thống ngân hàngcủa Eurozone; việc củng cố "bức tường lửa" để kiềm chế cuộc khủng hoảngnợ tại khu vực và những cải cách mang tính cơ cấu nhằm vực dậy hệ thốngtài chính.
Nhưng kinh tế Eurozone được dự báo vẫn rơi vào suy thoáitrong năm 2012, với mức sụt giảm 0,3% (do Italy và Tây Ban Nha trượtdốc mạnh) và sẽ quay lại vùng dương với tốc độ tăng 0,9% năm 2013.
IMF cảnh báo nếu Eurozone phải nếm trải một cuộc khủng hoảng nợ nữa,làn sóng bán tháo các tài sản rủi ro sẽ dâng trào, tốc độ tăng trưởngkinh tế toàn cầu trong hai năm sẽ bị "cướp" đi 2% và con số này sẽ là 3,5%với Eurozone.
Ngoài ra, nếu giá dầu tăng 50%, GDP của thế giới có thểbị giảm tới 1,25%.
Theo IMF, mối lo chính hiện nay đó là kinh tế toàncầu vẫn phải đối mặt với nguy cơ đi xuống và các nền kinh tế tiên tiếnphục hồi yếu.
Theo các chuyên gia phân tích của Barclays, những dựbáo của IMF đã khẳng định những khó khăn lớn mà một số nước Nam Âu phảiđối mặt trong vài năm tới nhằm đạt được mục tiêu củng cố tài chính để"trấn an" các chủ nợ nước ngoài, đồng thời lại phải gây dựng được mộtthị trường lao động vững mạnh./.
Hương Giang (TTXVN)