Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), ông Dominique Strauss-Kahn vừa lên tiếng cảnh báo về một nguy cơ đang làm gia tăng căng thẳng trong mỗi nước và quốc tế, đồng thời đe dọa làm trệch hướng tiến trình phục hồi kinh tế thế giới.
Đó chính là tình trạng mô hình mất cân bằng toàn cầu trước khủng hoảng đã xuất hiện trở lại và đang mở rộng giữa các nước và trong phạm vi mỗi nước.
Phát biểu tại Cơ quan tiền tệ Singapore ngày 1/2, người đứng đầu IMF nhấn mạnh rằng những căng thẳng này có thể làm tăng bảo hộ mậu dịch, gây bất ổn định chính trị và xã hội, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh.
Tăng trưởng của các nền kinh tế có thâm hụt thương mại lớn như Mỹ vẫn cần được nhu cầu trong nước thúc đẩy, trong khi tăng trưởng của những nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn như Trung Quốc và Đức vẫn cần được thúc đẩy bằng xuất khẩu. Các mô hình tăng trưởng này không phải là mô hình phục hồi kinh tế toàn cầu mong muốn trong bối cảnh tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn chưa vững chắc.
Ông Kahn cũng lưu ý rằng trong thập kỷ tới, hơn 400 triệu lao động trẻ sẽ gia nhập lực lượng lao động toàn cầu và đây chính là thách thức nghiêm trọng nữa đối với các chính phủ cũng như các nền kinh tế quốc gia và quốc tế.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ phải chứng kiến "một thế hệ thanh niên bị thua thiệt" do các điều kiện xã hội và việc làm tồi tệ. Vì vậy, tạo việc làm trong một nền kinh tế vừa tăng trưởng vừa tạo được nhiều việc làm mới phải là ưu tiên cao nhất, không chỉ của các nền kinh tế phát triển mà cả những nền kinh tế nghèo và đang phát triển.
Một nền kinh tế phục hồi đúng hướng không chỉ tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính mà còn phải tập trung vào giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Không có việc làm và an ninh thu nhập, nhu cầu trong nước sẽ không tăng và do đó phục hồi kinh tế sẽ không bền vững.
Rối loạn hiện nay ở Ai Cập và Tunisia cho thấy tầm quan trọng đối với các chính phủ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn phải tạo việc làm và phân phối thu nhập công bằng./.
Đó chính là tình trạng mô hình mất cân bằng toàn cầu trước khủng hoảng đã xuất hiện trở lại và đang mở rộng giữa các nước và trong phạm vi mỗi nước.
Phát biểu tại Cơ quan tiền tệ Singapore ngày 1/2, người đứng đầu IMF nhấn mạnh rằng những căng thẳng này có thể làm tăng bảo hộ mậu dịch, gây bất ổn định chính trị và xã hội, thậm chí có thể dẫn đến chiến tranh.
Tăng trưởng của các nền kinh tế có thâm hụt thương mại lớn như Mỹ vẫn cần được nhu cầu trong nước thúc đẩy, trong khi tăng trưởng của những nền kinh tế có thặng dư thương mại lớn như Trung Quốc và Đức vẫn cần được thúc đẩy bằng xuất khẩu. Các mô hình tăng trưởng này không phải là mô hình phục hồi kinh tế toàn cầu mong muốn trong bối cảnh tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn chưa vững chắc.
Ông Kahn cũng lưu ý rằng trong thập kỷ tới, hơn 400 triệu lao động trẻ sẽ gia nhập lực lượng lao động toàn cầu và đây chính là thách thức nghiêm trọng nữa đối với các chính phủ cũng như các nền kinh tế quốc gia và quốc tế.
Thế giới đang đứng trước nguy cơ phải chứng kiến "một thế hệ thanh niên bị thua thiệt" do các điều kiện xã hội và việc làm tồi tệ. Vì vậy, tạo việc làm trong một nền kinh tế vừa tăng trưởng vừa tạo được nhiều việc làm mới phải là ưu tiên cao nhất, không chỉ của các nền kinh tế phát triển mà cả những nền kinh tế nghèo và đang phát triển.
Một nền kinh tế phục hồi đúng hướng không chỉ tập trung vào các chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính mà còn phải tập trung vào giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Không có việc làm và an ninh thu nhập, nhu cầu trong nước sẽ không tăng và do đó phục hồi kinh tế sẽ không bền vững.
Rối loạn hiện nay ở Ai Cập và Tunisia cho thấy tầm quan trọng đối với các chính phủ không chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà còn phải tạo việc làm và phân phối thu nhập công bằng./.
(TTXVN/Vietnam+)