"Nóng" vấn đề giá sàn vé máy bay và Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hình thức "tour 0 đồng" là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Được sự ủy nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, sáng 7/4, tại thành phố Đông Hà, Tỉnh ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng trị đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn (7/4/1907-7/4/2017).
Đọc diễn văn kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng nêu rõ lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn là dịp ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí trong gần 60 năm bền bỉ phấn đấu, cống hiến trọn đời vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì khát vọng thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh hơn nửa thế kỷ hoạt động liên tục không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu, một tấm gương sáng ngời của người chiến sỹ cộng sản.
Đó là lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, là ý chí cách mạng triệt để, tiến công không ngừng vì lý tưởng cộng sản. Đó là tầm cao trí tuệ, tài năng tổ chức, phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo, đức tính ham học hỏi, luôn chan hòa, gần gũi đồng bào, đồng chí; là nghị lực kiên cường, một dạ kiên trung, một niềm tin tất thắng vào tiền đồ đất nước và dân tộc kể cả lúc gian nan, thử thách khốc liệt.
Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dâng hoa tại Tượng đài Lê Duẩn ở Trung tâm thành phố Đông Hà.
Xem thêm: Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Đọc diễn văn kỷ niệm, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Nguyễn Văn Hùng nêu rõ lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn là dịp ôn lại cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của đồng chí trong gần 60 năm bền bỉ phấn đấu, cống hiến trọn đời vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, vì khát vọng thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ nghĩa.
Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh hơn nửa thế kỷ hoạt động liên tục không mệt mỏi vì sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và của dân tộc, Tổng Bí thư Lê Duẩn đã để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu, một tấm gương sáng ngời của người chiến sỹ cộng sản.
Đó là lòng trung thành vô hạn với Tổ quốc, với nhân dân, suốt đời phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, là ý chí cách mạng triệt để, tiến công không ngừng vì lý tưởng cộng sản. Đó là tầm cao trí tuệ, tài năng tổ chức, phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo, đức tính ham học hỏi, luôn chan hòa, gần gũi đồng bào, đồng chí; là nghị lực kiên cường, một dạ kiên trung, một niềm tin tất thắng vào tiền đồ đất nước và dân tộc kể cả lúc gian nan, thử thách khốc liệt.
Trước đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dâng hoa tại Tượng đài Lê Duẩn ở Trung tâm thành phố Đông Hà.
Các đại biểu thực hiện nghi lễ chào cờ tại buổi lễ. (Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN)
Xem thêm: Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn tại Quảng Trị
Thủ tướng yêu cầu hạn chế mua sắm xe ôtô và trang thiết bị đắt tiền
Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017.
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thủ tướng yêu cầu trong năm 2017, thực hiện siết chặt kỷ luật tài chính-ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo dự toán được Quốc hội thông qua; triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách năm 2017 cho các bộ, cơ quan, đơn vị.
Trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công, Thủ tướng yêu cầu hạn chế mua sắm xe ôtô (trừ xe ôtô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền; việc mua sắm mới xe ôtô (bao gồm xe ôtô phục vụ chức danh, xe ôtô phục vụ công tác chung và xe ôtô chuyên dùng) của cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được thực hiện khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu hạn chế mua sắm xe ôtô và trang thiết bị đắt tiền
Việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Thủ tướng yêu cầu trong năm 2017, thực hiện siết chặt kỷ luật tài chính-ngân sách nhà nước; bảo đảm chi ngân sách nhà nước tiết kiệm, hiệu quả và theo dự toán được Quốc hội thông qua; triệt để tiết kiệm ngay từ khâu lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách năm 2017 cho các bộ, cơ quan, đơn vị.
Trong quản lý, sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, tài sản công, Thủ tướng yêu cầu hạn chế mua sắm xe ôtô (trừ xe ôtô chuyên dùng) và trang thiết bị đắt tiền; việc mua sắm mới xe ôtô (bao gồm xe ôtô phục vụ chức danh, xe ôtô phục vụ công tác chung và xe ôtô chuyên dùng) của cơ quan, tổ chức, đơn vị chỉ được thực hiện khi đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu hạn chế mua sắm xe ôtô và trang thiết bị đắt tiền
Sắp triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng nông nghiệp công nghệ cao
Theo Ngân hàng Nhà nước, đến nay, các ngân hàng thương mại đã đăng ký số tiền hơn 100.000 tỷ đồng để cho vay các dự án nông nghiệp công nghệ cao có hiệu quả với lãi suất ưu đãi ở mức phù hợp.
Để triển khai gói tín dụng này, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành Quyết định hướng dẫn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành nguồn vốn để cho vay với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường trong tháng 4/2017.
Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo đúng quy định, khách hàng có dự án hoạt động hiệu quả và có dự án/phương án sản xuất kinh doanh thuộc tiêu chí chương trình; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, hiện việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gặp một số khó khăn cần tháo gỡ như vấn đề về tài sản bảo đảm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới,.. để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.
Ngoài ra, việc đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao thường có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài vì vậy cần phải có định hướng phát triển nông nghiêp công nghệ cao, đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả./.
Xem thêm: Sắp triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng nông nghiệp công nghệ cao
Để triển khai gói tín dụng này, Ngân hàng Nhà nước sẽ ban hành Quyết định hướng dẫn và chỉ đạo các ngân hàng thương mại dành nguồn vốn để cho vay với lãi suất thấp hơn từ 0,5-1,5%/năm so với lãi suất cho vay thông thường trong tháng 4/2017.
Đây là chương trình không có sự hỗ trợ của Nhà nước nên việc cho vay phải đảm bảo đúng quy định, khách hàng có dự án hoạt động hiệu quả và có dự án/phương án sản xuất kinh doanh thuộc tiêu chí chương trình; dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, danh mục công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Cũng theo Ngân hàng Nhà nước, hiện việc cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao gặp một số khó khăn cần tháo gỡ như vấn đề về tài sản bảo đảm, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp hoàn thiện các văn bản hướng dẫn việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp phục vụ cho việc sản xuất công nghệ cao như nhà kính, nhà lưới,.. để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp cho khoản vay tại ngân hàng.
Ngoài ra, việc đầu tư cho nông nghiệp công nghệ cao thường có giá trị lớn, thời gian thu hồi vốn dài vì vậy cần phải có định hướng phát triển nông nghiêp công nghệ cao, đánh giá và dự báo về thị trường mục tiêu để việc đầu tư tín dụng hiệu quả./.
Trồng lan Mokara cho doanh thu cao ở thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)
Xem thêm: Sắp triển khai gói tín dụng 100.000 tỷ đồng nông nghiệp công nghệ cao
Dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong quý Hai
Sáng 5/4, tại Hà Nội, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội Quốc gia (NCIF), Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm khoa học “Dự báo kinh tế quý Hai/2017” nhằm đánh giá một số điểm nổi bật của kinh tế vĩ mô trong quý Một, thảo luận dự báo kinh tế vĩ mô quý Hai và gợi ý về một số chính sách.
Tiến sỹ Đặng Đức Anh, Ban Phân tích và dự báo, NCIF đã đưa ra hai kịch bản cho kinh tế quý Hai. Theo đó, với kịch bản cơ sở là: công nghiệp chế biến chế tạo dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn quý Một với mức sụt giảm công nghiệp khai khoáng thấp hơn so với quý Một; tỷ giá tương đối ổn định, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng cao. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nhà nước cao hơn so với quý Một… thì dự báo tăng trưởng GDP quý Hai sẽ đạt 5,6%.
Kịch bản theo kế hoạch là: công nghiệp khai khoáng phục hồi; mức khai thác tương đương năm 2016; tốc độ giải ngân vốn đầu tư Nhà nước có mức tăng trưởng mạnh; công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ… thì dự báo tăng trưởng GDP quý Hai sẽ đạt 6,27%.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực dự báo, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao trong những tháng tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động nguồn nguyên liệu tốt cho chế biến, đảm bảo hợp đồng xuất khẩu... Đây sẽ là nền tảng cho tăng trưởng của quý Hai và quý Ba. Tiến sỹ Cấn Văn Lực cũng dự báo, tăng trưởng GDP trong năm 2017 có khả năng sẽ đạt từ 6,3-6,5%.
Xem thêm: Dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong quý Hai
Tiến sỹ Đặng Đức Anh, Ban Phân tích và dự báo, NCIF đã đưa ra hai kịch bản cho kinh tế quý Hai. Theo đó, với kịch bản cơ sở là: công nghiệp chế biến chế tạo dự báo sẽ tiếp tục đà tăng trưởng cao hơn quý Một với mức sụt giảm công nghiệp khai khoáng thấp hơn so với quý Một; tỷ giá tương đối ổn định, tín dụng tiếp tục đà tăng trưởng cao. Tốc độ giải ngân vốn đầu tư nhà nước cao hơn so với quý Một… thì dự báo tăng trưởng GDP quý Hai sẽ đạt 5,6%.
Kịch bản theo kế hoạch là: công nghiệp khai khoáng phục hồi; mức khai thác tương đương năm 2016; tốc độ giải ngân vốn đầu tư Nhà nước có mức tăng trưởng mạnh; công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ… thì dự báo tăng trưởng GDP quý Hai sẽ đạt 6,27%.
Tiến sỹ Cấn Văn Lực dự báo, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng cao trong những tháng tới. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chủ động nguồn nguyên liệu tốt cho chế biến, đảm bảo hợp đồng xuất khẩu... Đây sẽ là nền tảng cho tăng trưởng của quý Hai và quý Ba. Tiến sỹ Cấn Văn Lực cũng dự báo, tăng trưởng GDP trong năm 2017 có khả năng sẽ đạt từ 6,3-6,5%.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Dự báo hai kịch bản cho nền kinh tế Việt Nam trong quý Hai
Tín dụng tăng 3,14% trong những tháng đầu năm 2017
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 23/3, tín dụng tăng trưởng 3,14%, tổng phương tiện thanh toán tăng 3,36%, huy động vốn tăng 3,07% so với cuối năm 2016.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, khác với xu hướng của các năm gần đây, tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm, tính đến ngày 23/3, tín dụng tăng 3,14% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 1,79%) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dư nợ tín dụng đối với những lĩnh vực này chiếm khoảng 80%.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường mở linh hoạt, kịp thời để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ ổn định lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành, thị trường tiền tệ diễn biến ổn định, thanh khoản VND của các tổ chức tín dụng được đảm bảo, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân.
Mặt bằng lãi suất thị trường trong quý 1 diễn biến tương đối ổn định. Hiện mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến 4,8-5,4%/năm; 5,6-6,7%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 6,7-7,4%/năm.
Lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.
Xem thêm: Tín dụng tăng 3,14% trong những tháng đầu năm 2017
Ngân hàng Nhà nước cho biết, khác với xu hướng của các năm gần đây, tín dụng tăng trưởng ngay từ đầu năm, tính đến ngày 23/3, tín dụng tăng 3,14% so với cuối năm 2016 (cùng kỳ 2016 tăng 1,79%) tập trung chủ yếu vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dư nợ tín dụng đối với những lĩnh vực này chiếm khoảng 80%.
Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước điều hành thị trường mở linh hoạt, kịp thời để hỗ trợ thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, đảm bảo nguồn vốn cho các tổ chức tín dụng đáp ứng nhu cầu tăng trưởng tín dụng, hỗ trợ ổn định lãi suất, tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp điều hành, thị trường tiền tệ diễn biến ổn định, thanh khoản VND của các tổ chức tín dụng được đảm bảo, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp và người dân.
Mặt bằng lãi suất thị trường trong quý 1 diễn biến tương đối ổn định. Hiện mặt bằng lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng phổ biến 4,8-5,4%/năm; 5,6-6,7%/năm đối với kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng khoảng 6,7-7,4%/năm.
Lãi suất cho vay phổ biến khoảng 6-9%/năm đối với kỳ hạn ngắn và 9-11%/năm đối với trung và dài hạn; khách hàng tốt, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4-5%/năm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Tín dụng tăng 3,14% trong những tháng đầu năm 2017
Việt Nam xếp thứ 4 châu Á-TBD về chỉ số hạnh phúc cao nhất
Theo Báo cáo Chỉ số Hạnh phúc của Mastercard, công bố ngày 7/4, Việt Nam đang xếp thứ 4 châu Á – Thái Bình Dương với 71,4 điểm, đứng sau là Ấn Độ (75 điểm), Philippines (73 điểm) và Indonesia (71,4 điểm).
Báo cáo cho biết, thứ hạng có được của Việt Nam nhờ vào sự hài lòng về công việc và tài chính rất cao của người dân (81,5 điểm – cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương), tiếp đến là sự thỏa mãn cuộc sống (72,7 điểm) và hạnh phúc cá nhân (72 điểm).
Tuy nhiên qua khảo sát, người dân Việt Nam đang khá lo ngại về sự an toàn trong cuộc sống và chỉ đạt 59,4 điểm tại hạng mục này.
Nghiên cứu của Mastercard cho thấy rằng, mặc dù năm 2016 đầy biến động về chính trị và xã hội, nhưng người dân châu Á – Thái Bình Dương vẫn lạc quan với cuộc sống (62,1 điểm), riêng tại các quốc gia đang phát triển (65,5 điểm), dẫn đầu là Ấn Độ, Philippines và Indonesia có khả năng thích nghi và hài lòng về cuộc sống hơn người dân tại những quốc gia phát triển (56,7 điểm).
Khoảng 9.123 người thuộc các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát trong nghiên cứu này, họ được đánh giá mức độ hài lòng cuộc sống thông qua bốn hạng mục (Công việc và Tài chính, Sự an toàn từ những đe dọa, Sự thỏa mãn cuộc sống và Hạnh phúc cá nhân).
Xem thêm: Việt Nam xếp thứ 4 châu Á-TBD về chỉ số hạnh phúc cao nhất
Báo cáo cho biết, thứ hạng có được của Việt Nam nhờ vào sự hài lòng về công việc và tài chính rất cao của người dân (81,5 điểm – cao nhất khu vực châu Á - Thái Bình Dương), tiếp đến là sự thỏa mãn cuộc sống (72,7 điểm) và hạnh phúc cá nhân (72 điểm).
Tuy nhiên qua khảo sát, người dân Việt Nam đang khá lo ngại về sự an toàn trong cuộc sống và chỉ đạt 59,4 điểm tại hạng mục này.
Nghiên cứu của Mastercard cho thấy rằng, mặc dù năm 2016 đầy biến động về chính trị và xã hội, nhưng người dân châu Á – Thái Bình Dương vẫn lạc quan với cuộc sống (62,1 điểm), riêng tại các quốc gia đang phát triển (65,5 điểm), dẫn đầu là Ấn Độ, Philippines và Indonesia có khả năng thích nghi và hài lòng về cuộc sống hơn người dân tại những quốc gia phát triển (56,7 điểm).
Khoảng 9.123 người thuộc các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương được khảo sát trong nghiên cứu này, họ được đánh giá mức độ hài lòng cuộc sống thông qua bốn hạng mục (Công việc và Tài chính, Sự an toàn từ những đe dọa, Sự thỏa mãn cuộc sống và Hạnh phúc cá nhân).
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam xếp thứ 4 châu Á-TBD về chỉ số hạnh phúc cao nhất
Giá sàn vé bay: Cơ quan Nhà nước không bảo hộ cho một hãng hàng không?
Liên quan đến dự thảo đề xuất về khung giá trần, giá sàn hàng không, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, Bộ giao Cục Hàng không Việt Nam nghiên cứu đánh giá nhưng thận trọng, khoa học để có đề xuất chính thức lên Bộ.
“Bộ Giao thông Vận tải không bao giờ đặt lợi ích cho 1 hãng hàng không nào mà trước hết phải là lợi ích của người dân, quan trọng nhất là đưa ra cơ chế phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh, lợi nhuận đi đôi với chất lượng dịch vụ,” Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo quý 1/2017 của Bộ Giao thông Vận tải vào chiều nay (5/4).
Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, giá trần và giá sàn hàng không là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến vận chuyển hàng không, đặc biệt là người dân với tư cách là hành khách. Do vậy, ông Thanh khẳng định đây không phải đề xuất của cơ quan quản lý Nhà nước mà là một hãng hàng không. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm trả lời, nghiên cứu đánh giá của hãng hàng không về nâng giá trần và bổ sung giá sàn.
Để nghiên cứu và đánh giá, ông Thanh cho biết, giá trần, giá sàn vé máy bay liên quan đến cả hệ thống pháp luật về hàng không, về giá và Luật cạnh tranh, điều tiết vĩ mô của Nhà nước về thị trường, đặc thù thực tiễn của ngành hàng không trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng lợi ích của người dân được tiếp cận loại hình hàng không.
Xem thêm: Giá sàn vé bay: Cơ quan Nhà nước không bảo hộ cho một hãng hàng không?
“Bộ Giao thông Vận tải không bao giờ đặt lợi ích cho 1 hãng hàng không nào mà trước hết phải là lợi ích của người dân, quan trọng nhất là đưa ra cơ chế phù hợp đảm bảo tính cạnh tranh, lợi nhuận đi đôi với chất lượng dịch vụ,” Thứ trưởng Trường nhấn mạnh.
Thông tin trên được đưa ra tại buổi họp báo quý 1/2017 của Bộ Giao thông Vận tải vào chiều nay (5/4).
Theo ông Lại Xuân Thanh, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, giá trần và giá sàn hàng không là một vấn đề có ảnh hưởng lớn đến vận chuyển hàng không, đặc biệt là người dân với tư cách là hành khách. Do vậy, ông Thanh khẳng định đây không phải đề xuất của cơ quan quản lý Nhà nước mà là một hãng hàng không. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, cơ quan quản lý Nhà nước phải có trách nhiệm trả lời, nghiên cứu đánh giá của hãng hàng không về nâng giá trần và bổ sung giá sàn.
Để nghiên cứu và đánh giá, ông Thanh cho biết, giá trần, giá sàn vé máy bay liên quan đến cả hệ thống pháp luật về hàng không, về giá và Luật cạnh tranh, điều tiết vĩ mô của Nhà nước về thị trường, đặc thù thực tiễn của ngành hàng không trên cơ sở đảm bảo lợi ích của Nhà nước, xã hội, doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh bình đẳng lợi ích của người dân được tiếp cận loại hình hàng không.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Xem thêm: Giá sàn vé bay: Cơ quan Nhà nước không bảo hộ cho một hãng hàng không?
Formosa vẫn bị đóng cửa khi chưa đảm bảo điều kiện hoạt động
Gần một năm sau sự cố môi trường tại 4 tỉnh miền Trung, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết, phía Formosa đã khắc phục được 51/53 khiếm khuyết.
Cho biết trong phiên họp báo Chính phủ tối 3/4, người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh miền Trung đã thực hiện nghiêm túc việc kê khai, thanh toán tiền hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại vì sự cố môi trường hồi tháng Tư năm ngoái.
Dẫn báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng cho hay, Formosa đã khắc phục được 51/53 điểm khiếm khuyết.
Tuy nhiên, theo ông, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, khi nào Formosa đảm bảo điều kiện hoạt động, không để xảy ra sự cố như tháng Tư năm ngoái thì mới tiếp tục được hoạt động.
“Nếu không đảm bảo thì vẫn yêu cầu đóng cửa,” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo ông, quan điểm của Chính phủ là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công khai minh bạch nhưng với điều kiện là phải đảm bảo môi trường bền vững.
Xem thêm: Formosa vẫn bị đóng cửa khi chưa đảm bảo điều kiện hoạt động
Cho biết trong phiên họp báo Chính phủ tối 3/4, người phát ngôn của Chính phủ nhấn mạnh, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh miền Trung đã thực hiện nghiêm túc việc kê khai, thanh toán tiền hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại vì sự cố môi trường hồi tháng Tư năm ngoái.
Dẫn báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng cho hay, Formosa đã khắc phục được 51/53 điểm khiếm khuyết.
Tuy nhiên, theo ông, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, khi nào Formosa đảm bảo điều kiện hoạt động, không để xảy ra sự cố như tháng Tư năm ngoái thì mới tiếp tục được hoạt động.
“Nếu không đảm bảo thì vẫn yêu cầu đóng cửa,” Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.
Theo ông, quan điểm của Chính phủ là tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công khai minh bạch nhưng với điều kiện là phải đảm bảo môi trường bền vững.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Formosa vẫn bị đóng cửa khi chưa đảm bảo điều kiện hoạt động
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hình thức "tour 0 đồng"
Báo điện tử Vnexpress số ra ngày 30/3 có bài viết "Thái Lan mất 9 tỷ USD mỗi năm vì tour 0 đồng của Trung Quốc," trong đó phản ánh hình thức kinh doanh "tour 0 đồng" là nguyên nhân khiến chính phủ Thái Lan thất thu tiền thuế, mất uy tín của ngành du lịch.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh hình thức kinh doanh du lịch "tour 0 đồng," bảo vệ hình ảnh, uy tín của du lịch Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2017.
VietnamPlus cũng có loạt bài nêu lên thực trạng này, theo đó Việt Nam không phải nước đầu tiên và duy nhất là nạn nhân của tour du lịch giá rẻ, tour 0 đồng, âm đồng mà thực chất hiện tượng này đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Chính phủ và ngành du lịch các nước đều muốn đoạn tuyệt với tour giá rẻ, tour 0 đồng nhưng thực tế đều lúng túng, đặc biệt trong thời đại cạnh tranh du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Các tour kiểu này khiến chính quyền địa phương, các nhà quản lý, doanh nghiệp ở Việt Nam quan ngại về chất lượng dịch vụ, hình ảnh điểm đến và thất thu nguồn thuế./.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hình thức "tour 0 đồng"
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm chấn chỉnh hình thức kinh doanh du lịch "tour 0 đồng," bảo vệ hình ảnh, uy tín của du lịch Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý II năm 2017.
VietnamPlus cũng có loạt bài nêu lên thực trạng này, theo đó Việt Nam không phải nước đầu tiên và duy nhất là nạn nhân của tour du lịch giá rẻ, tour 0 đồng, âm đồng mà thực chất hiện tượng này đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.
Chính phủ và ngành du lịch các nước đều muốn đoạn tuyệt với tour giá rẻ, tour 0 đồng nhưng thực tế đều lúng túng, đặc biệt trong thời đại cạnh tranh du lịch ngày càng khốc liệt như hiện nay.
Các tour kiểu này khiến chính quyền địa phương, các nhà quản lý, doanh nghiệp ở Việt Nam quan ngại về chất lượng dịch vụ, hình ảnh điểm đến và thất thu nguồn thuế./.
Thương nhân và khách du lịch Trung Quốc qua cửa khẩu Tân Thanh. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh hình thức "tour 0 đồng"
Quảng Trị: Đảo Cồn Cỏ đón đoàn khách du lịch đầu tiên
Ngày 8/4, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ tổ chức lễ chào mừng đoàn khách đầu tiên trên chuyến tàu cao tốc Greenlines DP C5, của Công ty Công nghệ xanh chạy thử nghiệm tuyến Cửa Việt-đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị).
Chuyến tàu chở 50 hành khách thực hiện tour du lịch trên đảo Cồn Cỏ, gồm tham quan một số di tích trên đảo, khám phá dã ngoại rừng nguyên sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như tắm-lặn biển ngắm san hô, dã ngoại, ăn các món đặc trưng được ngư dân khai thác ở quanh đảo, tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ...
Chương trình chạy thử nghiệm được thực hiện trong 2 tuần, bình quân mỗi ngày một chuyến ra vào, thời gian này sẽ bán vé với giá 0 đồng.
Mỗi chuyến tàu cao tốc Greenlines DP C5 có thể chở 50 khách, việc di chuyển từ đất liền ra Cồn Cỏ chỉ mất thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau khi thử nghiệm, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ sẽ phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm và ban hành chương trình hợp tác khai thác chính thức. Nhờ tour du lịch được quảng bá rộng rãi, nên tính đến thời điểm này đã có gần 1.000 hành khách đăng ký du lịch đảo Cồn Cỏ.
Cồn Cỏ trong thời kỳ chiến tranh được biết đến là "hòn đảo thép,” với những chiến công vang dội của quân và dân Việt Nam đã đi vào lịch sử của dân tộc. Hòa bình lập lại Cồn Cỏ được xây dựng thành đảo dân sự.
Xem thêm: Quảng Trị: Đảo Cồn Cỏ đón đoàn khách du lịch đầu tiên
Chuyến tàu chở 50 hành khách thực hiện tour du lịch trên đảo Cồn Cỏ, gồm tham quan một số di tích trên đảo, khám phá dã ngoại rừng nguyên sinh, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí như tắm-lặn biển ngắm san hô, dã ngoại, ăn các món đặc trưng được ngư dân khai thác ở quanh đảo, tổ chức các hoạt động giao lưu văn nghệ...
Chương trình chạy thử nghiệm được thực hiện trong 2 tuần, bình quân mỗi ngày một chuyến ra vào, thời gian này sẽ bán vé với giá 0 đồng.
Mỗi chuyến tàu cao tốc Greenlines DP C5 có thể chở 50 khách, việc di chuyển từ đất liền ra Cồn Cỏ chỉ mất thời gian khoảng 1 giờ đồng hồ. Sau khi thử nghiệm, Ủy ban Nhân dân huyện đảo Cồn Cỏ sẽ phối hợp tổ chức hội nghị đánh giá rút kinh nghiệm và ban hành chương trình hợp tác khai thác chính thức. Nhờ tour du lịch được quảng bá rộng rãi, nên tính đến thời điểm này đã có gần 1.000 hành khách đăng ký du lịch đảo Cồn Cỏ.
Cồn Cỏ trong thời kỳ chiến tranh được biết đến là "hòn đảo thép,” với những chiến công vang dội của quân và dân Việt Nam đã đi vào lịch sử của dân tộc. Hòa bình lập lại Cồn Cỏ được xây dựng thành đảo dân sự.
Một góc đảo Cồn Cỏ nhìn từ hướng Tây Nam. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)
Xem thêm: Quảng Trị: Đảo Cồn Cỏ đón đoàn khách du lịch đầu tiên
(TTXVN/Vietnam+)