Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11 tăng thấp nhất 10 năm qua và Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 23-29/11:
Tháng 11: Chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp nhất trong 10 năm qua
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 24/11, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm nay tăng 0,07% so với tháng trước, tăng 0,34% so với cùng kỳ năm trước và tăng 0,58% so với tháng 12 năm trước.
CPI bình quân 11 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,64%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Dự báo CPI tháng 12, Vụ Thống kê giá cho biết, sẽ tăng nhẹ so với tháng trước và tăng trong khoảng từ 0,8-0,9% so tháng 12 năm trước. Và như vậy, CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 sẽ tăng từ 0,65-0,67% do một số yếu tố như giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ do nhu cầu gạo xuất khẩu và tiêu dùng vào cuối năm.
Đồng thời, do nhu cầu vào thời điểm giao mùa sang mùa lạnh và nhu cầu mua sắm cuối năm sẽ ảnh hưởng đến giá của nhóm hàng may mặc, giày dép và đồ dùng gia đình sẽ tăng nhẹ.
Xem thêm tại đây: Tháng 11: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước chỉ tăng có 0,07%
CPI bình quân 11 tháng năm 2015 so với cùng kỳ năm trước tăng 0,64%. Đây là mức tăng thấp nhất trong vòng 10 năm qua.
Dự báo CPI tháng 12, Vụ Thống kê giá cho biết, sẽ tăng nhẹ so với tháng trước và tăng trong khoảng từ 0,8-0,9% so tháng 12 năm trước. Và như vậy, CPI bình quân năm 2015 so với năm 2014 sẽ tăng từ 0,65-0,67% do một số yếu tố như giá lương thực, thực phẩm tăng nhẹ do nhu cầu gạo xuất khẩu và tiêu dùng vào cuối năm.
Đồng thời, do nhu cầu vào thời điểm giao mùa sang mùa lạnh và nhu cầu mua sắm cuối năm sẽ ảnh hưởng đến giá của nhóm hàng may mặc, giày dép và đồ dùng gia đình sẽ tăng nhẹ.
Khách hàng mua sắm tại siêu thị Co.opmart Đinh Tiên Hoàng. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Tháng 11: Chỉ số giá tiêu dùng cả nước chỉ tăng có 0,07%
Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon
Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 26/11, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ điều tra chống bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon từ năm quốc gia, trong đó có Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nêu rõ: "Chúng tôi xin khẳng định các công ty Việt Nam hoạt động sản xuất kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường, không nhận trợ cấp từ Chính phủ Việt Nam và không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon vào thị trường Hoa Kỳ.
Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này là không có cơ sở.
Chúng tôi cho rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần nhìn nhận và xử lý vấn đề này một cách khách quan, công bằng, trên tinh thần tự do hóa thương mại, phù hợp với các cam kết đa phương và quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ"./.
Xem thêm tại đây: Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon
Việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ quyết định tiến hành điều tra chống bán phá giá đối với mặt hàng này là không có cơ sở.
Chúng tôi cho rằng Bộ Thương mại Hoa Kỳ cần nhìn nhận và xử lý vấn đề này một cách khách quan, công bằng, trên tinh thần tự do hóa thương mại, phù hợp với các cam kết đa phương và quan hệ kinh tế, thương mại đang phát triển tốt đẹp giữa Việt Nam và Hoa Kỳ"./.
Sản xuất thép tấm tại Công ty TNHH Siam Steel Việt Nam. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam không bán phá giá sản phẩm ống thép cuộn carbon
Bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp của đổi mới
Sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, nghiêm túc, chiều 27/11, kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã bế mạc tại Nhà Quốc hội.
Kỳ họp thứ 10 đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình làm việc với những nội dung quan trọng và khối lượng công việc lớn trên tất cả các mặt công tác: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành thời gian xem xét, thông qua 16 luật, một số nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự án luật khác.
Bên cạnh công tác lập pháp, nét nổi bật tại kỳ họp này là Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát; tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu bộ máy các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, quyết định ngày bầu cử. Đồng thời, Quốc hội cũng đã bầu Tổng thư ký Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
Xem thêm tại đây: Bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp của đổi mới
Kỳ họp thứ 10 đã hoàn thành tốt đẹp toàn bộ chương trình làm việc với những nội dung quan trọng và khối lượng công việc lớn trên tất cả các mặt công tác: lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã dành thời gian xem xét, thông qua 16 luật, một số nghị quyết và cho ý kiến về 10 dự án luật khác.
Bên cạnh công tác lập pháp, nét nổi bật tại kỳ họp này là Quốc hội tiếp tục đổi mới hoạt động giám sát; tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu bộ máy các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề và chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII đến nay.
Quốc hội đã thông qua Nghị quyết thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, bầu Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia, phê chuẩn danh sách Phó Chủ tịch, ủy viên Hội đồng bầu cử quốc gia, quyết định ngày bầu cử. Đồng thời, Quốc hội cũng đã bầu Tổng thư ký Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII.
Quang cảnh phiên họp kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Bế mạc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII - Kỳ họp của đổi mới
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước tới CHLB Đức
Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Joachim Gauck từ 24-26/11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức.
Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Đức Joachim Gauck và Thủ tướng Đức Angela Merkel; làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier; gặp với Nhóm Nghị sỹ hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức; làm việc với Thị trưởng thành phố Berlin, dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Đức; gặp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, Messer, Braun, Bombardier…; phát biểu tại Viện Koerber.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các quan chức cấp cao của hai nước đã chứng kiến lễ ký 6 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định cho phép thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao được làm việc có thu nhập; Hiệp định cấp Chính phủ về Hợp tác khoa học và công nghệ; Bản ghi nhớ chung về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp…
Xem thêm tại đây: Thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn đối tác chiến lược Việt-Đức
Trong thời gian chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng thống Đức Joachim Gauck và Thủ tướng Đức Angela Merkel; làm việc với Bộ trưởng Ngoại giao Đức Frank-Walter Steinmeier; gặp với Nhóm Nghị sỹ hữu nghị ASEAN của Quốc hội Đức; làm việc với Thị trưởng thành phố Berlin, dự và phát biểu tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt-Đức; gặp lãnh đạo một số tập đoàn hàng đầu của Đức như Siemens, Messer, Braun, Bombardier…; phát biểu tại Viện Koerber.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các quan chức cấp cao của hai nước đã chứng kiến lễ ký 6 văn kiện hợp tác, trong đó có Hiệp định cho phép thân nhân thành viên cơ quan đại diện ngoại giao được làm việc có thu nhập; Hiệp định cấp Chính phủ về Hợp tác khoa học và công nghệ; Bản ghi nhớ chung về hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp…
Tổng thống Cộng hòa Liên bang Đức Joachim Gauck và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang duyệt Đội danh dự. (Ảnh: Nguyễn Khang/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thúc đẩy toàn diện và làm sâu sắc hơn đối tác chiến lược Việt-Đức
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27
Ngày 21 và 22/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 và các Hội nghị Cấp cao liên quan theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Najib Tun Abdul Razak.
Phát biểu tại Phiên họp toàn thể, sau khi nhấn mạnh việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 có ý nghĩa lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc nâng liên kết và hợp tác lên tầm cao mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, triển khai các hoạt động, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước ASEAN ký hai văn kiện lịch sử, gồm Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull để trao đổi về các vấn đề hợp tác song phương.
Xem thêm tại đây: Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm bảo đảm đồng thuận ASEAN
Phát biểu tại Phiên họp toàn thể, sau khi nhấn mạnh việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 có ý nghĩa lịch sử, thể hiện nhận thức chung và quyết tâm của các quốc gia thành viên ASEAN trong việc nâng liên kết và hợp tác lên tầm cao mới, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đã đề cập đến vấn đề Biển Đông, khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, an ninh và ổn định, triển khai các hoạt động, phù hợp với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và lãnh đạo các nước ASEAN ký hai văn kiện lịch sử, gồm Tuyên bố Kuala Lumpur về việc hình thành Cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố Kuala Lumpur về Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có các cuộc gặp với Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev, Tổng thống Indonesia Joko Widodo, Thủ tướng Australia Malcom Turnbull để trao đổi về các vấn đề hợp tác song phương.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 18. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam đóng góp tích cực, trách nhiệm bảo đảm đồng thuận ASEAN
Việt Nam cử quan sát viên dự phiên tranh tụng vụ kiện về Biển Đông
Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 26/11, trả lời câu hỏi về phản ứng của Việt Nam trước phiên tranh tụng đang diễn ra tại Tòa trọng tài Thường trực của Liên hợp quốc trong vụ kiện Philippines-Trung Quốc liên quan đến Biển Đông, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết:
“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."
"Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiếp tục cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30/11/2015," Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết./.
Xem thêm tại đây: Việt Nam cử quan sát viên dự phiên tranh tụng vụ kiện về Biển Đông
“Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông, lập trường nhất quán của Việt Nam là luôn theo đuổi và ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982."
"Trên tinh thần đó, Việt Nam đã tiếp tục cử đoàn với tư cách quan sát viên đến dự phiên tranh tụng về nội dung thực chất của vụ kiện trọng tài giữa Philippines và Trung Quốc diễn ra từ ngày 24 đến 30/11/2015," Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết./.
Ảnh chụp vệ tinh Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam mà phía Trung Quốc chiếm đóng, xây dựng trái phép. (Nguồn: AFP)
Xem thêm tại đây: Việt Nam cử quan sát viên dự phiên tranh tụng vụ kiện về Biển Đông
Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới vào năm 2050
Ngày 24/11, Ngân hàng HSBC tại Việt Nam công bố báo cáo “Những làn gió thương mại”, trong đó nhận định Việt Nam sẽ trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 10 thế giới vào năm 2050.
Báo cáo xác định 3 làn sóng phát triển của thương mại thế giới với làn sóng đầu tiên từ năm 1865 tới năm 1913, làn sóng thứ hai từ năm 1950 tới năm 2007 và làn sóng thứ ba từ năm 2015 tới 2050.
Trong làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ USD, bên cạnh các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Xem thêm tại đây: Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050
Báo cáo xác định 3 làn sóng phát triển của thương mại thế giới với làn sóng đầu tiên từ năm 1865 tới năm 1913, làn sóng thứ hai từ năm 1950 tới năm 2007 và làn sóng thứ ba từ năm 2015 tới 2050.
Trong làn sóng thứ ba này, Việt Nam sẽ tăng cường vị thế và trở thành quốc gia xuất khẩu lớn thứ 10 của thế giới vào năm 2050 với xuất khẩu đạt 1.437 tỷ USD, bên cạnh các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Ấn Độ, Mexico, Pháp, Nhật Bản và Singapore.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam sẽ vào tốp 10 nhà xuất khẩu lớn thế giới vào năm 2050
Bộ Giáo dục: Đại học Kinh doanh và Công nghệ đủ điều kiện dạy y, dược
Việc Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội được đào tạo ngành Y đa khoa và Dược học, trình độ đại học, hệ chính quy, đang khiến dư luận xôn xao.
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus chiều nay, ngày 25/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, người trực tiếp ký quyết định này, khẳng định: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đủ điều kiện đào tạo hai ngành này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, để quyết định mở ngành y, dược cho trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với nhau kiểm tra rất kỹ các điều kiện của trường.
Qua đó, hai Bộ nhận thấy trường đã có đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, đủ điều kiện để có thể mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Xem thêm tại đây: Bộ Giáo dục: Đại học Kinh doanh và Công nghệ đủ điều kiện dạy y, dược
Trao đổi với phóng viên VietnamPlus chiều nay, ngày 25/11, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga, người trực tiếp ký quyết định này, khẳng định: Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đủ điều kiện đào tạo hai ngành này.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, để quyết định mở ngành y, dược cho trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo đã kết hợp với nhau kiểm tra rất kỹ các điều kiện của trường.
Qua đó, hai Bộ nhận thấy trường đã có đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giảng viên, đủ điều kiện để có thể mở ngành Y đa khoa và Dược học.
Các trang thiết bị thực hành của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ hầu hết được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xem thêm tại đây: Bộ Giáo dục: Đại học Kinh doanh và Công nghệ đủ điều kiện dạy y, dược
Diện tích rau an toàn trong cả nước mới chỉ chiếm dưới 10%
Chi phí để làm rau VietGap cao, trong khi giá bán không tăng; người tiêu dùng chưa phân biệt được rau VietGap, rau an toàn với các loại rau khác khiến cho việc mở rộng diện tích rau đạt tiêu chuẩn chất lượng trên cả nước gặp nhiều khó khăn.
Đó là thông tin tại hội nghị mở rộng Ban chỉ đạo áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap trong sản xuất trồng trọt và phát triển rau an toàn, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/11.
Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết cả nước hiện có 880.000ha rau cung ứng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, diện tích rau an toàn, rau VietGap chỉ chiếm dưới 10%. Con số này cho thấy người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại rau chưa đạt chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.
Xem thêm tại đây: Diện tích rau an toàn trong cả nước mới chỉ chiếm dưới 10%
Đó là thông tin tại hội nghị mở rộng Ban chỉ đạo áp dụng Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt VietGap trong sản xuất trồng trọt và phát triển rau an toàn, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/11.
Ông Ma Quang Trung, Cục trưởng Cục Trồng trọt, cho biết cả nước hiện có 880.000ha rau cung ứng cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, diện tích rau an toàn, rau VietGap chỉ chiếm dưới 10%. Con số này cho thấy người tiêu dùng vẫn phải sử dụng các loại rau chưa đạt chất lượng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng đến sức khỏe.
Một cơ sở sản xuất rau an toàn, đạt tiêu chuẩn VietGap. (Ảnh: Lê Đức Hoảnh/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Diện tích rau an toàn trong cả nước mới chỉ chiếm dưới 10%
Khu bảo tồn Láng Sen trở thành khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam
Ngày 27/11, tại huyện Tân Hưng, Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An tổ chức Lễ đón nhận bằng công nhận Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen là vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế về đa dạng sinh học và bảo tồn (khu Ramsar) do Tổ chức công ước Ramsar trao.
Đây là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên hơn 5.000ha, là một trong những điển hình về hệ sinh thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười với các hệ sinh thái đa dạng như rừng tràm, ruộng lúa, đồng cỏ, thực vật thân gỗ, dây leo chịu ngập ven sông, đầm lầy ven sông...
Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Láng Sen hiện có 156 loài thực vật và 149 loài động vật hoang dã với hàng trăm nghìn cá thể, trong đó có 24 loài quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới.
Xem thêm tại đây: Khu bảo tồn Láng Sen trở thành khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam
Đây là khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam.
Khu bảo tồn đất ngập nước Láng Sen nằm trên địa bàn huyện Tân Hưng, tỉnh Long An, có diện tích tự nhiên hơn 5.000ha, là một trong những điển hình về hệ sinh thái vùng đất ngập nước Đồng Tháp Mười với các hệ sinh thái đa dạng như rừng tràm, ruộng lúa, đồng cỏ, thực vật thân gỗ, dây leo chịu ngập ven sông, đầm lầy ven sông...
Theo kết quả khảo sát sơ bộ, Láng Sen hiện có 156 loài thực vật và 149 loài động vật hoang dã với hàng trăm nghìn cá thể, trong đó có 24 loài quý hiếm thuộc sách đỏ Việt Nam và thế giới.
(Ảnh minh họa: An Hiếu/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Khu bảo tồn Láng Sen trở thành khu Ramsar thứ 7 của Việt Nam
(TTXVN/Vietnam+)