Thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và hơn 1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Con tôm có thể mang về 10 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam
Mặc dù hiện tại kim ngạch xuất khẩu tôm chỉ ở mức 3-4 tỷ USD/năm, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy sản cho rằng con tôm có thể mang về 10 tỷ USD cho Việt Nam nếu được quy hoạch và đầu tư bài bản.
Tại hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận), Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận cho rằng con số 3-4 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm chưa phản ánh hết tiềm năng của ngành tôm. Nếu được đầu tư bài bản, ngành tôm hoàn toàn có khả năng đạt kim ngạch 10 tỷ USD/năm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, ngành tôm của Việt Nam có dư địa phát triển rất lớn, vì có lợi thế bờ biển dài, điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho tôm phát triển. Một diện tích xâm ngập mặn khá lớn có thể mở rộng thêm diện tích nuôi trong tương lai. Lợi thế nữa tôm có thể làm ra rất nhiều sản phẩm.
Một trong những “vua tôm” của thế giới, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú cũng nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được 10 tỷ USD trong tương lai.
So sánh với quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới là Ecuador, ông Quang cho rằng dư địa của ngành tôm Việt Nam còn rất lớn. Mặc dù tổng diện tích nuôi trồng tôm của Ecuador chỉ có 170.000ha, nhưng sản lượng trong năm 2016 đạt 500.000 tấn. Trong khi đó, Việt Nam có diện tích nuôi tôm lên đến 700.000ha, nhưng sản lượng cũng chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn chút ít.
“Nếu ngành tôm Việt Nam biết phát huy sức mạnh, không cần nuôi tôm mật độ cao mà chỉ cần nuôi mật độ vừa phải vừa sức tải của môi trường chỉ cần bình quân 1,5 tấn/ha thì Việt Nam đã có xấp xỉ 1 triệu tấn tôm. Với mức giá như hiện nay là hơn 10 USD/kg thì Việt Nam sẽ có trên 10 tỷ USD về tôm. Còn nếu đẩy mạnh sản xuất tôm sú, với mức giá 16-17 USD/kg thì Việt Nam có khoảng 13-14 tỷ USD. Riêng Minh Phú có thể làm tới 2 tỷ USD/năm chứ không chỉ hạn chế như hiện nay,” ông Quang phân tích.
Xem thêm: Con tôm có thể mang về 10 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam
Tại hội nghị xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp tại Việt Nam được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh mới đây, ông Nguyễn Hoàng Anh, Tổng Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư thủy sản Nam Miền Trung (Bình Thuận), Chủ tịch Hiệp hội Tôm Bình Thuận cho rằng con số 3-4 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm chưa phản ánh hết tiềm năng của ngành tôm. Nếu được đầu tư bài bản, ngành tôm hoàn toàn có khả năng đạt kim ngạch 10 tỷ USD/năm.
Theo ông Nguyễn Hoàng Anh, ngành tôm của Việt Nam có dư địa phát triển rất lớn, vì có lợi thế bờ biển dài, điều kiện thời tiết khí hậu cũng thuận lợi cho tôm phát triển. Một diện tích xâm ngập mặn khá lớn có thể mở rộng thêm diện tích nuôi trong tương lai. Lợi thế nữa tôm có thể làm ra rất nhiều sản phẩm.
Một trong những “vua tôm” của thế giới, ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Minh Phú cũng nhận định Việt Nam hoàn toàn có thể đạt được 10 tỷ USD trong tương lai.
So sánh với quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới là Ecuador, ông Quang cho rằng dư địa của ngành tôm Việt Nam còn rất lớn. Mặc dù tổng diện tích nuôi trồng tôm của Ecuador chỉ có 170.000ha, nhưng sản lượng trong năm 2016 đạt 500.000 tấn. Trong khi đó, Việt Nam có diện tích nuôi tôm lên đến 700.000ha, nhưng sản lượng cũng chỉ tương đương hoặc nhỉnh hơn chút ít.
“Nếu ngành tôm Việt Nam biết phát huy sức mạnh, không cần nuôi tôm mật độ cao mà chỉ cần nuôi mật độ vừa phải vừa sức tải của môi trường chỉ cần bình quân 1,5 tấn/ha thì Việt Nam đã có xấp xỉ 1 triệu tấn tôm. Với mức giá như hiện nay là hơn 10 USD/kg thì Việt Nam sẽ có trên 10 tỷ USD về tôm. Còn nếu đẩy mạnh sản xuất tôm sú, với mức giá 16-17 USD/kg thì Việt Nam có khoảng 13-14 tỷ USD. Riêng Minh Phú có thể làm tới 2 tỷ USD/năm chứ không chỉ hạn chế như hiện nay,” ông Quang phân tích.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Con tôm có thể mang về 10 tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam
Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng, giảm giá nhà ở xã hội
Thủ tướng Chính phủ có Chỉ thị số 03/CT-TTg yêu cầu các bộ ngành, địa phương liên quan đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội nhằm hoàn thành cơ bản các mục tiêu về phát triển nhà ở xã hội đã được đề ra trong Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho người dân, công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.
Để nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở xã hội, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới... nhằm giảm giá thành nhà ở xã hội, cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu về y tế, giáo dục, văn hóa... trong các dự án xây dựng nhà ở và khu công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp, nguồn lực để giải quyết triệt để vấn đề nhà ở phòng, chống bão, lụt cho các hộ nghèo khu vực miền Trung.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng, giảm giá nhà ở xã hội
Về nhiệm vụ, giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tạo môi trường thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính... để huy động các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động và người dân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở cho công nhân tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố để cho người dân, công nhân lao động... được thuê, thuê mua và mua để cải thiện chỗ ở.
Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, nhất là nhà ở cho công nhân, có cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, thiết yếu về giao thông, y tế, giáo dục, văn hóa của các dự án xây dựng nhà ở xã hội ở đô thị và khu công nghiệp.
Để nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng nghiên cứu, ban hành bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở xã hội, nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, sử dụng vật liệu mới... nhằm giảm giá thành nhà ở xã hội, cơ cấu sản phẩm nhà ở phù hợp, bảo đảm các điều kiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu về y tế, giáo dục, văn hóa... trong các dự án xây dựng nhà ở và khu công nghiệp; nghiên cứu, đề xuất giải pháp, nguồn lực để giải quyết triệt để vấn đề nhà ở phòng, chống bão, lụt cho các hộ nghèo khu vực miền Trung.
Dự án nhà ở xã hội Đồng Mô - Đại Kim, quận Hoàng Mai. (Ảnh: Minh Nghĩa/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu nâng cao chất lượng, giảm giá nhà ở xã hội
Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ thông báo rút khỏi TPP
Ngày 24/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ thông báo rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nêu rõ:
“Trong 6 năm qua, 12 nước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã rất nỗ lực đàm phán, hoàn tất ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nếu được triển khai, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các nước thành viên, không chỉ tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế-thương mại giữa các nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác, liên kết kinh tế và sự ổn định, thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam coi việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực.
Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia”./.
Xem thêm: Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ thông báo rút khỏi TPP
“Trong 6 năm qua, 12 nước Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương đã rất nỗ lực đàm phán, hoàn tất ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nếu được triển khai, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương sẽ đáp ứng lợi ích chung của tất cả các nước thành viên, không chỉ tạo động lực mới cho quan hệ kinh tế-thương mại giữa các nước, mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với hợp tác, liên kết kinh tế và sự ổn định, thịnh vượng của khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Việt Nam coi việc tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) khác là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh tế sâu rộng và toàn diện, hoàn thiện hệ thống pháp luật và thể chế kinh tế thị trường, tạo động lực mới để phát triển, đồng thời đóng góp vào xu thế hội nhập, liên kết kinh tế khu vực.
Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục quá trình đổi mới, đẩy mạnh chuẩn bị trong nước, để bảo đảm thực thi có hiệu quả các cam kết của các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã và sẽ tham gia”./.
Dây chuyền may hàng xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Xem thêm: Phản ứng của Việt Nam trước việc Hoa Kỳ thông báo rút khỏi TPP
Hơn 1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm
Theo Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 25/1, ước tính số khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng Một này đạt hơn 1 triệu lượt, tăng hơn 26% so với cùng kỳnăm ngoái và tăng 12,3% so với tháng 12/2016.
Theo thống kê, trong tháng Một này, khách quốc tế ở hầu hết các thị trường đều tăng.
Trong số đó, khách từ Trung Quốc tăng 67,9%; Lào tăng 41,7%; Nga tăng 36,5%.
Khách đến từ thị trường châu Âu cũng tăng đáng kể; trong đó Bỉ tăng 27,6%, Thụy Điển tăng 27,3%, Tây Ban Nha tăng 27,2%, Hà Lan tăng 24 %, New Zealand tăng 20,8%, Phần Lan tăng 18%.
Ước tính số liệu khách du lịch nội địa trong tháng Một này đạt 5,7 triệu lượt khách; trong đó, khách lưu trú đạt 2,8 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 38.600 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm nay, du lịch Việt Nam phấn đấu đón 11,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 66 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 nghìn tỷ đồng.
Du lịch Việt Nam cũng hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đón 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD.
Xem thêm: Hơn 1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm
Theo thống kê, trong tháng Một này, khách quốc tế ở hầu hết các thị trường đều tăng.
Trong số đó, khách từ Trung Quốc tăng 67,9%; Lào tăng 41,7%; Nga tăng 36,5%.
Khách đến từ thị trường châu Âu cũng tăng đáng kể; trong đó Bỉ tăng 27,6%, Thụy Điển tăng 27,3%, Tây Ban Nha tăng 27,2%, Hà Lan tăng 24 %, New Zealand tăng 20,8%, Phần Lan tăng 18%.
Ước tính số liệu khách du lịch nội địa trong tháng Một này đạt 5,7 triệu lượt khách; trong đó, khách lưu trú đạt 2,8 triệu lượt. Tổng thu từ khách du lịch đạt 38.600 tỷ đồng, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong năm nay, du lịch Việt Nam phấn đấu đón 11,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 66 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 460.000 nghìn tỷ đồng.
Du lịch Việt Nam cũng hướng đến mục tiêu đến năm 2020 đón 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế; 82 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 10% GDP; tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD.
Du khách quốc tế tham quan phố đi bộ Nguyễn Huệ, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Xem thêm: Hơn 1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng đầu năm
Chuyên gia Nga: Năm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á
Trả lời phỏng vấn đài Sputnik, nhiều chuyên gia Nga dự đoán năm Đinh Dậu 2017 sẽ là một năm thành công đối với Việt Nam.
Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Nga-Việt Nam Evgeny Glazunov dự đoán năm nay sẽ là một năm mang lại nhiều thành công mới trong việc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như cải thiện mối quan hệ Nga-Việt Nam.
Ông nhấn mạnh Việt Nam hiện là tấm gương cho các nước Đông Nam Á và sẽ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về phát triển kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tổ chức này.
Nhà báo, đồng thời là nhà sử học Piotr Tsvetov tin rằng năm nay, Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành công hơn so với năm 2016.Ông khẳng định các mối quan hệ Việt Nam xây dựng với thế giới bên ngoài sẽ ổn định và đầy hứa hẹn.
Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, nhận xét năm Bính Thân vừa qua là một năm tương đối khó khăn đối với Việt Nam, song Việt Nam đã tránh được những rắc rối.
Việt Nam đã tận dụng được điều đó một cách đúng đắn nhằm gia tăng tiềm lực kinh tế và quân sự của đất nước.
Ông nhấn mạnh: “Việt Nam đang áp dụng tư tưởng tuyệt diệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "dĩ bất biến ứng vạn biến," một phương châm mà đất nước đang ứng dụng rất thành công để giải quyết tất cả mọi vấn đề nhằm duy trì và tăng cường sự ổn định trong quá trình chuyển đổi toàn cầu.
Xem thêm: Chuyên gia Nga: Năm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á
Chủ tịch danh dự Hội Hữu nghị Nga-Việt Nam Evgeny Glazunov dự đoán năm nay sẽ là một năm mang lại nhiều thành công mới trong việc phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam cũng như cải thiện mối quan hệ Nga-Việt Nam.
Ông nhấn mạnh Việt Nam hiện là tấm gương cho các nước Đông Nam Á và sẽ tiếp tục giữ vị trí hàng đầu về phát triển kinh tế trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của tổ chức này.
Nhà báo, đồng thời là nhà sử học Piotr Tsvetov tin rằng năm nay, Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành công hơn so với năm 2016.Ông khẳng định các mối quan hệ Việt Nam xây dựng với thế giới bên ngoài sẽ ổn định và đầy hứa hẹn.
Giáo sư Vladimir Kolotov, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học Tổng hợp Quốc gia St. Petersburg, nhận xét năm Bính Thân vừa qua là một năm tương đối khó khăn đối với Việt Nam, song Việt Nam đã tránh được những rắc rối.
Việt Nam đã tận dụng được điều đó một cách đúng đắn nhằm gia tăng tiềm lực kinh tế và quân sự của đất nước.
Ông nhấn mạnh: “Việt Nam đang áp dụng tư tưởng tuyệt diệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "dĩ bất biến ứng vạn biến," một phương châm mà đất nước đang ứng dụng rất thành công để giải quyết tất cả mọi vấn đề nhằm duy trì và tăng cường sự ổn định trong quá trình chuyển đổi toàn cầu.
Sản xuất thiết bị ngành công nghiệp nặng tại Công ty Doosan Vina. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Xem thêm: Chuyên gia Nga: Năm mới Việt Nam sẽ là đầu tàu của Đông Nam Á
Tổng Bí thư đi xe buýt, bách bộ quanh hồ Gươm sáng mùng 1 Tết
Trong không khí cả nước vui tươi, phấn khởi đón chào Năm mới Đinh Dậu 2017, nhân dịp thăm, chúc Tết Đảng bộ thành phố Hà Nội, sáng 28/1 (tức mùng 1 Tết Đinh Dậu), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thư thái đi bộ bên bờ Hồ Gươm, ân cần thăm hỏi, chúc Tết bà con nhân dân và du khách tham quan.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương trước Tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Đền Ngọc Sơn và Tượng đài Vua Lê Thái Tổ tại Di tích lịch sử văn hóa Đình Nam Hương, tưởng nhớ công ơn các vị tiên hiền, tiên liệt, các liệt tổ, liệt tông đã dày công xây dựng và bảo vệ non sông đất nước, Thủ đô Thăng Long-Hà Nội để con cháu ngày nay được chung hưởng thái bình, độc lập, tự do.
Tổng Bí thư đã cẩn cáo trước anh linh các vị liệt tổ, liệt tông về những thành tựu to lớn đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, người người hạnh phúc.
Tổng Bí thư cũng đã cũng đã có những giây phút di chuyển quanh hồ Gươm bằng xe buýt, phương tiện vận tải hành khách công cộng đang được thành phố Hà Nội đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ, góp phần vào nỗ lực giảm ùn tắc giao thông.
Xem thêm: Tổng Bí thư đi xe buýt, bách bộ quanh hồ Gươm sáng mùng 1 Tết
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương trước Tượng đài Vua Lý Thái Tổ tại Vườn hoa Lý Thái Tổ, Đền Ngọc Sơn và Tượng đài Vua Lê Thái Tổ tại Di tích lịch sử văn hóa Đình Nam Hương, tưởng nhớ công ơn các vị tiên hiền, tiên liệt, các liệt tổ, liệt tông đã dày công xây dựng và bảo vệ non sông đất nước, Thủ đô Thăng Long-Hà Nội để con cháu ngày nay được chung hưởng thái bình, độc lập, tự do.
Tổng Bí thư đã cẩn cáo trước anh linh các vị liệt tổ, liệt tông về những thành tựu to lớn đạt được trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời cầu cho quốc thái dân an, nhà nhà ấm no, người người hạnh phúc.
Tổng Bí thư cũng đã cũng đã có những giây phút di chuyển quanh hồ Gươm bằng xe buýt, phương tiện vận tải hành khách công cộng đang được thành phố Hà Nội đầu tư nâng cấp chất lượng dịch vụ, góp phần vào nỗ lực giảm ùn tắc giao thông.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp gỡ, chúc Tết người dân Thủ đô. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Xem thêm: Tổng Bí thư đi xe buýt, bách bộ quanh hồ Gươm sáng mùng 1 Tết
Điều hành tỷ giá 2017: Tỷ giá trung tâm có còn là "vũ khí tối tân"?
“Chúng tôi đánh giá về cung cầu ngoại tệ, đánh giá về diễn biến tình hình quốc tế và khu vực, đánh giá động thái của nhà đầu tư nước ngoài, động thái của ngân hàng trung ương các nước, đặc biệt là Mỹ, cho thấy tình hình đòi hỏi chúng ta phải linh hoạt và chủ động hơn rất nhiều.”
Đó là nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về điều hành tỷ giá năm 2017.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ngay từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước thực hiện công bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hàng ngày theo sát diễn biến thị trường trong, ngoài nước và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Điều này đã giúp hạn chế các cú sốc bên ngoài và giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2016, VND mất giá 1,2% so với USD, thấp hơn nhiều mức rớt giá trên 5% của năm trước đó. Tỷ giá cũng không có nhiều các đợt tăng giảm bất ngờ. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc cân đối nguồn tiền.
Vấn đề đặt ra hiện nay là “vũ khí” tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước có phát huy hiệu lực khi áp lực tỷ giá năm 2017 là rất lớn, khi mà trong năm nay, một loạt chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi và nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất đồng USD 3-4 lần?
Ngoài ra, một loạt sự kiện lớn khác sẽ diễn ra trong năm 2017 như Anh thực hiện quá trình Brexit, bầu cử Tổng thống Pháp... Tất cả những yếu tố này có thể khiến thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu chao đảo, USD có thể tiếp tục một năm tăng giá sốc.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank tin tưởng với những kết quả đã thực hiện được, trong năm 2017 này chúng ta hoàn toàn có cơ cơ sở để tin tưởng rằng, cơ chế này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong năm 2017.
Tuy nhiên, ông Thọ cũng phân tích, năm 2016 có nhiều diễn biến hết sức khó lường, đặc biệt là diễn biến ở thị trường tài chính toàn cầu. Năm 2017 sẽ còn tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp cũng như khó lường trên thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy bên cạnh cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm thì chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải theo dõi hết sức sát đặc biệt là nâng cao vai trò phân tích dự báo tính hình thị trường ở cả trong nước và quốc tế để điều hành một cách chủ động trên cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm.
Xem thêm: Điều hành tỷ giá 2017: Tỷ giá trung tâm có còn là "vũ khí tối tân"?
Đó là nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng về điều hành tỷ giá năm 2017.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, ngay từ đầu năm 2016, Ngân hàng Nhà nước thực hiện công bố tỷ giá trung tâm biến động linh hoạt hàng ngày theo sát diễn biến thị trường trong, ngoài nước và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ. Điều này đã giúp hạn chế các cú sốc bên ngoài và giảm tâm lý găm giữ ngoại tệ, hỗ trợ cho sự ổn định của tỷ giá và thị trường ngoại tệ.
Cũng theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2016, VND mất giá 1,2% so với USD, thấp hơn nhiều mức rớt giá trên 5% của năm trước đó. Tỷ giá cũng không có nhiều các đợt tăng giảm bất ngờ. Nhờ vậy, nhiều doanh nghiệp đã chủ động hơn trong việc cân đối nguồn tiền.
Vấn đề đặt ra hiện nay là “vũ khí” tỷ giá trung tâm của Ngân hàng Nhà nước có phát huy hiệu lực khi áp lực tỷ giá năm 2017 là rất lớn, khi mà trong năm nay, một loạt chính sách mới của tân Tổng thống Mỹ Donald Trump được thực thi và nhiều khả năng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất đồng USD 3-4 lần?
Ngoài ra, một loạt sự kiện lớn khác sẽ diễn ra trong năm 2017 như Anh thực hiện quá trình Brexit, bầu cử Tổng thống Pháp... Tất cả những yếu tố này có thể khiến thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu chao đảo, USD có thể tiếp tục một năm tăng giá sốc.
Ông Lê Đức Thọ, Tổng giám đốc VietinBank tin tưởng với những kết quả đã thực hiện được, trong năm 2017 này chúng ta hoàn toàn có cơ cơ sở để tin tưởng rằng, cơ chế này sẽ tiếp tục phát huy tác dụng trong năm 2017.
Tuy nhiên, ông Thọ cũng phân tích, năm 2016 có nhiều diễn biến hết sức khó lường, đặc biệt là diễn biến ở thị trường tài chính toàn cầu. Năm 2017 sẽ còn tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp cũng như khó lường trên thị trường tài chính quốc tế. Chính vì vậy bên cạnh cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm thì chắc chắn Ngân hàng Nhà nước sẽ phải theo dõi hết sức sát đặc biệt là nâng cao vai trò phân tích dự báo tính hình thị trường ở cả trong nước và quốc tế để điều hành một cách chủ động trên cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietcombank)
Xem thêm: Điều hành tỷ giá 2017: Tỷ giá trung tâm có còn là "vũ khí tối tân"?
Trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh tay chân miệng của năm 2017
Theo báo cáo nhanh của Bộ Y tế, tính đến ngày 29/1, Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận một trẻ tử vong vì bệnh tay chân miệng trong ngày mùng 1 Tết.
Đó là trường hợp trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành, Trà Vinh. Đây là trường hợp tử vong do bệnh tay miệng đầu tiên được ghi nhận trong năm 2017.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, trên cả nước ghi nhận hơn 1.600 ca mắc tay chân miệng tại 55 tỉnh thành, phố.
Ngày sau khi có ca tử vong do bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh đã thông báo trung tâm y tế huyện Châu Thành giám sát và xử lý dịch theo quy định.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ và chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, vật tư, hoá chất, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra dịch./.
Xem thêm: Trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh tay chân miệng của năm 2017
Đó là trường hợp trẻ 19 tháng tuổi ở huyện Châu Thành, Trà Vinh. Đây là trường hợp tử vong do bệnh tay miệng đầu tiên được ghi nhận trong năm 2017.
Tích lũy từ đầu năm đến nay, trên cả nước ghi nhận hơn 1.600 ca mắc tay chân miệng tại 55 tỉnh thành, phố.
Ngày sau khi có ca tử vong do bệnh tay chân miệng, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Trà Vinh đã thông báo trung tâm y tế huyện Châu Thành giám sát và xử lý dịch theo quy định.
Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tiếp tục tổ chức trực chống dịch 24/24 giờ và chuẩn bị sẵn sàng các cơ số thuốc, vật tư, hoá chất, sẵn sàng hỗ trợ kịp thời, xử lý triệt để ổ dịch khi xảy ra dịch./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: wikipedia.org)
Xem thêm: Trường hợp đầu tiên tử vong do bệnh tay chân miệng của năm 2017
“Điểm nghẽn” trong khơi thông dòng vốn cho các dự án giao thông?
Năm 2017, nguồn vốn cho giao thông vận tải sẽ gặp khó khăn, thách thức khi trần nợ công tăng cao khiến vốn ngân sách “rót” xuống hạn hẹp, đặc biệt, các ngân hàng sẽ siết chặt lại vốn vay thương mại, trong khi đó, nhiều dự án hạ tầng lại cần đầu tư để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội.
Bởi vậy, trọng tâm năm 2017 của ngành là tập trung khơi thông dòng vốn, đặc biệt là theo hình thức xã hội hóa, chú trọng kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia các dự án giao thông theo hình thức PPP (đối tác công-tư).
Năm 2017, các nguồn vốn mà Bộ Giao thông Vận tải giải ngân dự kiến chỉ là 51.616 tỷ đồng. Trong đó, vốn có nguồn gốc ngân sách khoảng 31.616 tỷ đồng cho các nguồn vốn nước ngoài, đối ứng cho các dự án ODA, các dự án giao thông trong nước, vốn góp các dự án BOT, PPP, vốn chuẩn bị đầu tư, trả nợ xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu, vốn khối khác (quản lý nhà nước, y tế, giáo dục đào tạo... ) vốn ngoài ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng (giá trị giải ngân). Nếu so với các dự án đầu tư thì số vốn này quá eo hẹp.
Vì thế, Chính phủ yêu cầu ngành giao thông phải xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho giao thông. Riêng Bộ Giao thông Vận tải không thể làm được mà phải huy động cả Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng làm.
Thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan, ngân hàng… đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển các hệ thống hạ tầng giao thông.
Theo đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ khoảng 30% vốn cho những dự án hạ tầng giao thông, nhà đầu tư góp 30% vốn nữa và còn 40% là vốn tín dụng. Đây cũng là một giải pháp để thực hiện PPP với nguồn vốn ngân sách Nhà nước là đòn bẩy để thu hút nguồn lực.
Xem thêm: “Điểm nghẽn” trong khơi thông dòng vốn cho các dự án giao thông?
Bởi vậy, trọng tâm năm 2017 của ngành là tập trung khơi thông dòng vốn, đặc biệt là theo hình thức xã hội hóa, chú trọng kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài tham gia các dự án giao thông theo hình thức PPP (đối tác công-tư).
Năm 2017, các nguồn vốn mà Bộ Giao thông Vận tải giải ngân dự kiến chỉ là 51.616 tỷ đồng. Trong đó, vốn có nguồn gốc ngân sách khoảng 31.616 tỷ đồng cho các nguồn vốn nước ngoài, đối ứng cho các dự án ODA, các dự án giao thông trong nước, vốn góp các dự án BOT, PPP, vốn chuẩn bị đầu tư, trả nợ xây dựng cơ bản, vốn chương trình mục tiêu, vốn khối khác (quản lý nhà nước, y tế, giáo dục đào tạo... ) vốn ngoài ngân sách khoảng 20.000 tỷ đồng (giá trị giải ngân). Nếu so với các dự án đầu tư thì số vốn này quá eo hẹp.
Vì thế, Chính phủ yêu cầu ngành giao thông phải xây dựng cơ chế huy động nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư cho giao thông. Riêng Bộ Giao thông Vận tải không thể làm được mà phải huy động cả Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng làm.
Thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải chủ động phối hợp với các bộ, ngành liên quan, ngân hàng… đề xuất cơ chế, chính sách liên quan đến huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển các hệ thống hạ tầng giao thông.
Theo đó, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ khoảng 30% vốn cho những dự án hạ tầng giao thông, nhà đầu tư góp 30% vốn nữa và còn 40% là vốn tín dụng. Đây cũng là một giải pháp để thực hiện PPP với nguồn vốn ngân sách Nhà nước là đòn bẩy để thu hút nguồn lực.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: “Điểm nghẽn” trong khơi thông dòng vốn cho các dự án giao thông?
Thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa
Thủ tướng Chính phủ vừa ký các Quyết định 106, 107/QĐ-TTg về việc thi hành kỷ luật đối với ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa.
Tại văn bản số 106/QĐ-TTg ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ này và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật tại Quyết định số 388-QĐNS/TW ngày 3/11/2016.
Tại văn bản số 107/QĐ-TTg ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương./.
Xem thêm: Thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa
Tại văn bản số 106/QĐ-TTg ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức xóa tư cách nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2011-2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng do đã có những vi phạm về công tác cán bộ khi giữ chức vụ Bộ trưởng Bộ Công Thương nhiệm kỳ này và Ban Bí thư Trung ương Đảng đã thi hành kỷ luật tại Quyết định số 388-QĐNS/TW ngày 3/11/2016.
Tại văn bản số 107/QĐ-TTg ngày 24/1, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với bà Hồ Thị Kim Thoa, Thứ trưởng Bộ Công Thương./.
Ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa trong một buổi làm việc của Bộ Công Thương với địa phương năm 2014. (Nguồn: Thông tin Chính phủ)
Xem thêm: Thi hành kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng và bà Hồ Thị Kim Thoa
(TTXVN/Vietnam+)