Chỉ số giá tiêu dùng tháng 9 giảm và vụ sập căn biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội làm 2 người thiệt mạng là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 21-27/9:
Sập căn biệt thự Pháp cổ tại Hà Nội, 7 người thương vong
Ngày 22/9, căn biệt thự Pháp cổ tại số 107 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội (nơi làm việc của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam đang giao Ban Quản lý dự án đường sắt khu vực 1 quản lý), đã bất ngờ bị sập, làm 2 người chết, 5 người bị thương.
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tòa nhà đã qua nhiều năm sử dụng bị xuống cấp; trời mưa liên tục khiến tòa nhà bị thấm nước, làm giảm khả năng chịu lực.
Kết quả điều tra, tòa biệt thự bị sập được xây dựng từ năm 1905, đã qua cải tạo tu sửa vào những năm 1990. Toàn nhà có diện tích mặt bằng là 1.164m2, gồm 3 khối. Khối bị sập là khối thứ 2, có diện tích khoảng 300m2.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện tiếp tục rà soát toàn bộ các công trình nhà ở, biệt thự, nhà chung cư đã cũ, xuống cấp. Từ đó, đề xuất các giải pháp xử lý đảm bảo an toàn cho công trình và an toàn cho người dân.
Hiện trên toàn thành phố Hà Nội có khoảng 1.600 ngôi biệt thự cổ, có tuổi đời từ trên 60 năm đến 100 năm.
Xem thêm tại đây: [Infographics] Toàn cảnh sự cố sập nhà số 107 Trần Hưng Đạo
Nguyên nhân ban đầu được xác định là do tòa nhà đã qua nhiều năm sử dụng bị xuống cấp; trời mưa liên tục khiến tòa nhà bị thấm nước, làm giảm khả năng chịu lực.
Kết quả điều tra, tòa biệt thự bị sập được xây dựng từ năm 1905, đã qua cải tạo tu sửa vào những năm 1990. Toàn nhà có diện tích mặt bằng là 1.164m2, gồm 3 khối. Khối bị sập là khối thứ 2, có diện tích khoảng 300m2.
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân các quận, huyện tiếp tục rà soát toàn bộ các công trình nhà ở, biệt thự, nhà chung cư đã cũ, xuống cấp. Từ đó, đề xuất các giải pháp xử lý đảm bảo an toàn cho công trình và an toàn cho người dân.
Hiện trên toàn thành phố Hà Nội có khoảng 1.600 ngôi biệt thự cổ, có tuổi đời từ trên 60 năm đến 100 năm.
Hiện trường vụ sập nhà cổ 107 Trần Hưng Đạo. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Xem thêm tại đây: [Infographics] Toàn cảnh sự cố sập nhà số 107 Trần Hưng Đạo
Chính thức khai trương Cổng thông tin ASEAN Việt Nam
Cổng thông tin ASEAN Việt Nam đã chính thức được khai trương tại Hà Nội vào ngày 21/9.
Sự kiện do Ban chỉ đạo thông tin tuyên truyền ASEAN, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào cuối năm, thiết thực kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Việc xây dựng và khai trương Cổng thông tin ASEAN Việt Nam sẽ góp phần giới thiệu, nâng cao nhận thức và thúc đẩy các sáng kiến hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN vì mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Cổng thông tin ASEAN Việt Nam có 3 tên miền chính thức là: aseanvietnam.vn, vietnamasean.vn và asean.vietnam.vn.
Xem thêm tại đây: Cổng thông tin ASEAN Việt Nam chính thức được khai trương
Sự kiện do Ban chỉ đạo thông tin tuyên truyền ASEAN, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp tổ chức nhằm hưởng ứng sự ra đời của Cộng đồng ASEAN vào cuối năm, thiết thực kỷ niệm 20 năm Việt Nam gia nhập ASEAN.
Việc xây dựng và khai trương Cổng thông tin ASEAN Việt Nam sẽ góp phần giới thiệu, nâng cao nhận thức và thúc đẩy các sáng kiến hợp tác xây dựng Cộng đồng ASEAN vì mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng.
Cổng thông tin ASEAN Việt Nam có 3 tên miền chính thức là: aseanvietnam.vn, vietnamasean.vn và asean.vietnam.vn.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son phát biểu tại lễ khai trương. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Cổng thông tin ASEAN Việt Nam chính thức được khai trương
Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu Việt Nam trong thực hiện MDG
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) công bố báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ-Vì một thế giới không có ai bị bỏ lại phía sau.
Theo báo cáo được công bố, Việt Nam gần như hoàn thành 8 mục tiêu đề ra, trong đó có những thành tựu to lớn, như giảm sâu tỷ lệ đói nghèo (khoảng 43 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói), tỷ lệ học sinh được nhập học tiểu học đạt 99%, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ giảm 3/4...
Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực cần tiếp tục nỗ lực thực hiện, liên quan đến thúc đẩy bền vững môi trường, tình trạng còi cọc ở trẻ em, phòng chống HIV/AIDS...
Bà Pretibha Mehta, đại diện UNDP nhấn mạnh, “rất ít quốc gia” đạt được kết quả như Việt Nam và đây là kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, có hiệu quả.
Các chuyên gia quốc tế khuyến nghị, thời gian tới Việt Việt Nam tiếp tục tập trung nỗ lực duy trì và nâng cao các kết quả đạt được, tiến tới một mô hình tăng trưởng bền vững.
Xem thêm tại đây: Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu Việt Nam trong thực hiện MDG
Theo báo cáo được công bố, Việt Nam gần như hoàn thành 8 mục tiêu đề ra, trong đó có những thành tựu to lớn, như giảm sâu tỷ lệ đói nghèo (khoảng 43 triệu người Việt Nam đã thoát khỏi nghèo đói), tỷ lệ học sinh được nhập học tiểu học đạt 99%, tỷ lệ tử vong ở bà mẹ giảm 3/4...
Tuy nhiên, vẫn còn những lĩnh vực cần tiếp tục nỗ lực thực hiện, liên quan đến thúc đẩy bền vững môi trường, tình trạng còi cọc ở trẻ em, phòng chống HIV/AIDS...
Bà Pretibha Mehta, đại diện UNDP nhấn mạnh, “rất ít quốc gia” đạt được kết quả như Việt Nam và đây là kết quả của một quá trình phấn đấu liên tục, có hiệu quả.
Các chuyên gia quốc tế khuyến nghị, thời gian tới Việt Việt Nam tiếp tục tập trung nỗ lực duy trì và nâng cao các kết quả đạt được, tiến tới một mô hình tăng trưởng bền vững.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Quý Trung/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Liên hợp quốc đánh giá cao thành tựu Việt Nam trong thực hiện MDG
CPI tháng Chín giảm, nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Chín cả nước giảm 0,21% so với tháng Tám và bằng 100% so cùng kỳ năm trước. Như vậy, CPI tháng này chỉ tăng 0,4% so với tháng 12 năm 2014 đồng thời CPI bình quân chín tháng so với cùng kỳ năm trước tăng 0,74%.
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, đây là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, CPI tháng Chín có mức giảm so với tháng trước đó và so với tháng 12 thì đây cũng là mức tăng thấp nhất, dưới 1%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính chỉ có 7 nhóm tăng giá và 4 nhóm giảm giá. Trong đó, nhóm giáo dục tiếp tục có mức tăng cao nhất và đạt 1,24%
Bà Ngọc chỉ ra các nguyên nhân khiến CPI tháng Chín giảm là do giá xăng, giá gas giảm. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng điện giảm do thời tiết đã chuyển sang mùa Thu nên chỉ số giá điện sinh hoạt giảm 0,32%. Thêm vào đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào.
Xem thêm tại đây: CPI tháng Chín giảm, nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất
Theo bà Đỗ Thị Ngọc, Vụ phó Vụ Thống kê Giá, Tổng cục Thống kê, đây là lần đầu tiên trong 10 năm trở lại đây, CPI tháng Chín có mức giảm so với tháng trước đó và so với tháng 12 thì đây cũng là mức tăng thấp nhất, dưới 1%.
Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính chỉ có 7 nhóm tăng giá và 4 nhóm giảm giá. Trong đó, nhóm giáo dục tiếp tục có mức tăng cao nhất và đạt 1,24%
Bà Ngọc chỉ ra các nguyên nhân khiến CPI tháng Chín giảm là do giá xăng, giá gas giảm. Bên cạnh đó nhu cầu sử dụng điện giảm do thời tiết đã chuyển sang mùa Thu nên chỉ số giá điện sinh hoạt giảm 0,32%. Thêm vào đó, giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm giảm nhẹ do nguồn cung dồi dào.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: CPI tháng Chín giảm, nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất
Công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội
Ngày 22/9, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội tổ chức công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ, với diện tích khoảng hơn 500ha, thuộc 4 quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng và Tây Hồ.
Theo ông Trần Việt Thắng, Trưởng phòng Quy hoạch-Kiến trúc 4, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, quy chế chỉ rõ khu phố cũ Hà Nội sẽ được bảo tồn và phát huy cấu trúc, không gian đô thị cũ - thành phố vườn, duy trì và khôi phục các không gian công cộng.
Tại quy chế này, thành phố Hà Nội cũng sẽ tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kho tàng, văn phòng, trụ sở cơ quan của một số bộ ngành, cơ quan ngang bộ, trường đại học, cao đẳng, các cơ sở y tế, gây ô nhiễm không phù hợp với mục tiêu bảo tồn khu phố cũ ra ngoài khu vực theo quy hoạch.
Các quỹ đất sau di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng như: sân chơi, cây xanh, quảng trường..., tuyệt đối không sử dụng để xây dựng nhà ở cao tầng sai quy hoạch.
Xem thêm tại đây: Công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội
Theo ông Trần Việt Thắng, Trưởng phòng Quy hoạch-Kiến trúc 4, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội, quy chế chỉ rõ khu phố cũ Hà Nội sẽ được bảo tồn và phát huy cấu trúc, không gian đô thị cũ - thành phố vườn, duy trì và khôi phục các không gian công cộng.
Tại quy chế này, thành phố Hà Nội cũng sẽ tiếp tục thực hiện di dời các cơ sở sản xuất, kho tàng, văn phòng, trụ sở cơ quan của một số bộ ngành, cơ quan ngang bộ, trường đại học, cao đẳng, các cơ sở y tế, gây ô nhiễm không phù hợp với mục tiêu bảo tồn khu phố cũ ra ngoài khu vực theo quy hoạch.
Các quỹ đất sau di dời được ưu tiên để xây dựng, phát triển các công trình công cộng như: sân chơi, cây xanh, quảng trường..., tuyệt đối không sử dụng để xây dựng nhà ở cao tầng sai quy hoạch.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: Công bố quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc khu phố cũ Hà Nội
ADB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vượt mức kỳ vọng
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2015 và 2016 sẽ vượt mức kỳ vọng, với các chính sách tiền tệ và tài khóa hợp lý, góp phần khôi phục ổn định kinh tế vĩ mô và những cải cách chính sách gần đây đã củng cố niềm tin của doanh nghiệp.
Đây là nhận định của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADOU) được ADB công bố ngày 22/9 tại Hà Nội.
Theo đó, ADB đã nâng mức dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam lên 6,5% cho năm 2015 và 6,6% cho năm 2016, cao hơn so với dự báo mà ngân hàng này đã đưa ra vào đầu năm nay (tương đương mức 6,1% và 6,2%).
Xem thêm tại đây: ADB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vượt mức kỳ vọng
Đây là nhận định của lãnh đạo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong Báo cáo Cập nhật Triển vọng Phát triển châu Á (ADOU) được ADB công bố ngày 22/9 tại Hà Nội.
Theo đó, ADB đã nâng mức dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam lên 6,5% cho năm 2015 và 6,6% cho năm 2016, cao hơn so với dự báo mà ngân hàng này đã đưa ra vào đầu năm nay (tương đương mức 6,1% và 6,2%).
Ảnh minh họa. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Xem thêm tại đây: ADB: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam vượt mức kỳ vọng
"Ngân hàng Nhà nước cần nới lỏng room tín dụng hợp lý và minh bạch"
Lạm phát của Việt Nam đang ở mức rất thấp, ở mức chưa đầy 1% và khả năng hết năm 2015 sẽ là 2%. Mức lạm phát này so sánh với lãi suất cho vay ra của hệ thống ngân hàng là mức tương đối cao.
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là 1 trong 30 nền kinh tế có khả năng tiếp cận tài chính tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đây là vấn đề “đau đầu” thường trực.
Vấn đề này đã được các chuyên gia thẳng thắng nêu ra tại hội thảo “Cơ chế và giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp,” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/9.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tính đến việc giảm thêm lãi suất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Xem thêm tại đây: "Ngân hàng Nhà nước cần nới lỏng room tín dụng hợp lý và minh bạch"
Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam là 1 trong 30 nền kinh tế có khả năng tiếp cận tài chính tốt nhất. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn luôn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận vốn, đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đây là vấn đề “đau đầu” thường trực.
Vấn đề này đã được các chuyên gia thẳng thắng nêu ra tại hội thảo “Cơ chế và giải pháp hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp,” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp tổ chức ngày 22/9.
Nhiều chuyên gia cho rằng, ở thời điểm này, Ngân hàng Nhà nước cần tính đến việc giảm thêm lãi suất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: "Ngân hàng Nhà nước cần nới lỏng room tín dụng hợp lý và minh bạch"
Hai bệnh nhân được ghép tim và ghép gan khỏe mạnh ra viện
Chiều 25/9, Bệnh viện Việt Đức đã tiễn 2 bệnh nhân được ghép gan và ghép tim ra viện.
Đây là hai bệnh nhân được ghép từ nguồn tạng của người cho chết não được vận chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy-Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, được các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức ghép tim và ghép gan thành công vào ngày 5/9 vừa qua.
Sau 20 ngày ghép tim và ghép gan cho hai bệnh nhân trên, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã vui mừng thông báo 2 ca ghép đã thành công. Hiện nay, sức khỏe bệnh nhân được ghép gan là Trần Văn H, 59 tuổi, và bệnh nhân được ghép tim là Nguyễn Văn H, 37 tuổi, đã hồi phục, đi lại, ăn uống và giao tiếp bình thường.
Thành công của ca ghép tim, gan này thêm một lần nữa khẳng định trình độ và kỹ thuật ghép tạng của các bác sỹ Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới.
Xem thêm tại đây: Hai bệnh nhân được ghép tim và ghép gan khỏe mạnh ra viện
Đây là hai bệnh nhân được ghép từ nguồn tạng của người cho chết não được vận chuyển từ Bệnh viện Chợ Rẫy-Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội, được các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức ghép tim và ghép gan thành công vào ngày 5/9 vừa qua.
Sau 20 ngày ghép tim và ghép gan cho hai bệnh nhân trên, phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Tiến Quyết, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức đã vui mừng thông báo 2 ca ghép đã thành công. Hiện nay, sức khỏe bệnh nhân được ghép gan là Trần Văn H, 59 tuổi, và bệnh nhân được ghép tim là Nguyễn Văn H, 37 tuổi, đã hồi phục, đi lại, ăn uống và giao tiếp bình thường.
Thành công của ca ghép tim, gan này thêm một lần nữa khẳng định trình độ và kỹ thuật ghép tạng của các bác sỹ Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới.
Kíp phẫu thuật thực hiện ghép tạng. (Nguồn: Tư liệu Bệnh viện Việt Đức/TTXVN phát)
Xem thêm tại đây: Hai bệnh nhân được ghép tim và ghép gan khỏe mạnh ra viện
Ra mắt clip quảng bá non sông gấm vóc “Welcome to Vietnam”
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã tổ chức lễ ra mắt clip quảng bá về Việt Nam “Welcome to Vietnam” với thông điệp “Vietnam - the love, we share” (Chia sẻ tình yêu Việt Nam).
Với độ dài hơn 8 phút, đoạn clip được giới thiệu bằng 9 ngôn ngữ: tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Arab, với những cảnh quay giàu xúc cảm giúp người xem có thể cảm nhận được về một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển, có nền văn hóa lâu đời, giàu tính nhân văn, có sức sống mạnh mẽ, đang không ngừng phát triển và là một điểm đến hấp dẫn với bạn bè thế giới.
Xem thêm tại đây: Ra mắt clip quảng bá non sông gấm vóc “Welcome to Vietnam”
Với độ dài hơn 8 phút, đoạn clip được giới thiệu bằng 9 ngôn ngữ: tiếng Việt, Anh, Pháp, Trung Quốc, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Nhật Bản, Arab, với những cảnh quay giàu xúc cảm giúp người xem có thể cảm nhận được về một đất nước Việt Nam hòa bình, ổn định, phát triển, có nền văn hóa lâu đời, giàu tính nhân văn, có sức sống mạnh mẽ, đang không ngừng phát triển và là một điểm đến hấp dẫn với bạn bè thế giới.
Một hình ảnh được lấy từ trong clip. (Nguồn: Bộ Ngoại giao)
Xem thêm tại đây: Ra mắt clip quảng bá non sông gấm vóc “Welcome to Vietnam”
Vướng luật, động vật hoang dã bị tịch thu nhiều nguy cơ chết oan
Theo Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã, hiện 70 cá thể tê tê được giải cứu từ hoạt động buôn bán bất hợp pháp đang chờ được tái thả về rừng, tuy nhiên những cá thể tê tê này có nguy cơ bị chết do thời gian lưu giữ quá dài ngày.
Có tình trạng này là do việc tái thả các cá thể tê tê hiện bị vướng Điều 76 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003. Theo đó, việc động vật hoang dã sau khi tịch thu là vật chứng của vụ án và chỉ có quyết định tịch thu và xử lý sau khi vụ án kết thúc. Do đó, động vật chỉ được thả lại tự nhiên sau khi vụ án được xử lý. Hệ quả của việc lưu giữ động vật lâu dài dẫn đến phần lớn động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ chết tại cơ quan bảo quản tang vật hoặc các cơ sở cứu hộ.
Theo các chuyên gia, đây không chỉ là vấn đề riêng với tê tê, mà là vấn đề chung cho tất cả các loài động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ từ buôn bán, săn bán trái phép. Vì vậy, các cá nhân và cơ quan chịu trách nhiệm cần sửa đổi bổ sung bộ luật tố tụng hình sự để các cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được thả lại tự nhiên sớm nhất sau khi bị bắt giữ từ buôn bán và vận chuyển trái phép.
Xem thêm tại đây: Vướng luật, 70 cá thể tê tê quý đang chờ chết tại trung tâm cứu hộ
Có tình trạng này là do việc tái thả các cá thể tê tê hiện bị vướng Điều 76 Bộ Luật tố tụng hình sự 2003. Theo đó, việc động vật hoang dã sau khi tịch thu là vật chứng của vụ án và chỉ có quyết định tịch thu và xử lý sau khi vụ án kết thúc. Do đó, động vật chỉ được thả lại tự nhiên sau khi vụ án được xử lý. Hệ quả của việc lưu giữ động vật lâu dài dẫn đến phần lớn động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ chết tại cơ quan bảo quản tang vật hoặc các cơ sở cứu hộ.
Theo các chuyên gia, đây không chỉ là vấn đề riêng với tê tê, mà là vấn đề chung cho tất cả các loài động vật hoang dã sau khi bị bắt giữ từ buôn bán, săn bán trái phép. Vì vậy, các cá nhân và cơ quan chịu trách nhiệm cần sửa đổi bổ sung bộ luật tố tụng hình sự để các cá thể động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được thả lại tự nhiên sớm nhất sau khi bị bắt giữ từ buôn bán và vận chuyển trái phép.
70 cá thể tê tê đạt tiêu chuẩn sức khỏe đang chờ thả về rừng. (Ảnh: Trung tâm Nghiên cứu và Bảo tồn Động vật hoang dã cung cấp)
Xem thêm tại đây: Vướng luật, 70 cá thể tê tê quý đang chờ chết tại trung tâm cứu hộ
(TTXVN/Vietnam+)