Nhiều lễ hội đầu xuân tưng bừng khai hội và Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt việc đưa tên lửa đến Hoàng Sa là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 15-21/2:
Tưng bừng các lễ hội đầu xuân hấp dẫn du khách
Trên khắp các vùng miền của tổ quốc, tháng Giêng, vốn được coi là tháng ăn chơi, là khoảng thời gian diễn ra nhiều lễ hội độc đáo và đặc sắc nhất trong năm.
Có thể kể đến các lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội đền Trần (Nam Định), lễ hội cầu ngư (Huế), lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh).
Theo thống kê của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cả nước có gần 8.000 lễ hội. Với sự phong phú và đa dạng, gắn chặt với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Dù mỗi lễ hội mang màu sắc, nội dung, giá trị riêng… nhưng nhìn chung đều hướng tới những giá trị thiêng liêng như tôn vinh các vị anh hùng, tiền nhân có công chống ngoại xâm, khai khẩn đất đai, mở mang sản xuất, chống thiên tai, cứu nhân độ thế hay để cầu an, cầu phúc. Lễ hội cũng là dịp để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu, khắc ghi công lao của bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là xu hướng thương mại hóa ngày càng nặng nề trong việc tổ chức các lễ hội đã khiến lễ hội ngày càng biến tướng, làm mai một giá trị và ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Xem thêm tại đây: Tưng bừng các lễ hội đầu Xuân hấp dẫn du khách thập phương
Có thể kể đến các lễ hội lớn như lễ hội chùa Hương (Hà Nội), lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh), lễ hội đền Trần (Nam Định), lễ hội cầu ngư (Huế), lễ hội đền Bà Đen (Tây Ninh).
Theo thống kê của Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, cả nước có gần 8.000 lễ hội. Với sự phong phú và đa dạng, gắn chặt với đời sống tinh thần, tâm linh của người dân, lễ hội đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của Việt Nam.
Dù mỗi lễ hội mang màu sắc, nội dung, giá trị riêng… nhưng nhìn chung đều hướng tới những giá trị thiêng liêng như tôn vinh các vị anh hùng, tiền nhân có công chống ngoại xâm, khai khẩn đất đai, mở mang sản xuất, chống thiên tai, cứu nhân độ thế hay để cầu an, cầu phúc. Lễ hội cũng là dịp để thế hệ hôm nay và mai sau hiểu, khắc ghi công lao của bậc tiền nhân đối với quê hương, đất nước
Tuy nhiên, điều đáng lo ngại nhất là xu hướng thương mại hóa ngày càng nặng nề trong việc tổ chức các lễ hội đã khiến lễ hội ngày càng biến tướng, làm mai một giá trị và ý nghĩa tốt đẹp ban đầu.
Các tăng ni, phật tử và đại biểu dâng hương trong ngày khai hội. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Tưng bừng các lễ hội đầu Xuân hấp dẫn du khách thập phương
Việt Nam đề xuất 2 sáng kiến tăng cường hợp tác Hoa Kỳ-ASEAN
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ được tổ chức tại Sunnylands, bang California, Hoa Kỳ từ ngày 15-16/2.
Đây là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi Cộng đồng ASEAN hình thành vào ngày 31/12/2015. Hội nghị cũng là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ và cho thấy Hoa Kỳ ngày càng cam kết mạnh mẽ đối với khu vực và ASEAN.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Sunnylands, trong đó nêu 17 nguyên tắc cơ bản định hướng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham gia chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp cho thành công chung của Hội nghị.
Hai sáng kiến của Việt Nam về việc lập các Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ nhằm tăng cường hợp tác hai bên trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được các nước thành viên đánh giá cao
Xem thêm tại đây: Việt Nam đề xuất 2 sáng kiến tăng cường hợp tác Hoa Kỳ-ASEAN
Đây là Hội nghị Cấp cao đầu tiên giữa ASEAN và một nước đối tác ngay sau khi Cộng đồng ASEAN hình thành vào ngày 31/12/2015. Hội nghị cũng là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN-Hoa Kỳ và cho thấy Hoa Kỳ ngày càng cam kết mạnh mẽ đối với khu vực và ASEAN.
Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung Sunnylands, trong đó nêu 17 nguyên tắc cơ bản định hướng quan hệ đối tác chiến lược ASEAN-Hoa Kỳ.
Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đã tham gia chủ động, tích cực và có nhiều đóng góp cho thành công chung của Hội nghị.
Hai sáng kiến của Việt Nam về việc lập các Trung tâm ASEAN-Hoa Kỳ nhằm tăng cường hợp tác hai bên trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, và ứng phó với biến đổi khí hậu đã được các nước thành viên đánh giá cao
Các Trưởng đoàn chụp ảnh chung. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam đề xuất 2 sáng kiến tăng cường hợp tác Hoa Kỳ-ASEAN
Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc đưa tên lửa đến Hoàng Sa
Trả lời câu hỏi của nhiều phóng viên trong nước và quốc tế về phản ứng của Việt Nam trước thông tin của một số kênh truyền hình và hãng thông tấn nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc xây dựng căn cứ trực thăng quân sự trên đảo Quang Hòa và bố trí tên lửa đất đối không HQ-9 trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 19/2, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình nhấn mạnh:
“Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động nói trên của Trung Quốc. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.
Ngày 19/2/2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Trước thông tin Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, EU và Australia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và cho rằng hành động này đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Xem thêm tại đây: Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc đưa tên lửa đến Hoàng Sa
“Việt Nam hết sức quan ngại về các hành động nói trên của Trung Quốc. Đây là những hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa hòa bình và ổn định trong khu vực cũng như an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động sai trái đó.
Ngày 19/2/2016, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối các hoạt động của Trung Quốc vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa.
Trước thông tin Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Mỹ, Nhật Bản, EU và Australia đã lên tiếng bày tỏ quan ngại và cho rằng hành động này đang làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Ảnh vệ tinh cho thấy trước và sau khi Trung Quốc đưa tên lửa ra Hoàng Sa (Nguồn: CNN)
Xem thêm tại đây: Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay việc đưa tên lửa đến Hoàng Sa
6 thị trường trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2016
Năm 2016, xuất khẩu nông lâm thủy sản được dự báo sẽ có nhiều triển vọng do nhu cầu thị trường tăng và cơ hội được hưởng ưu đãi lớn về thuế, sức cạnh tranh tăng từ các Hiệp định thương mại tự do vừa kết thúc đàm phán.
Những mặt hàng nông sản có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016 gồm hạt điều, hạt tiêu, gỗ, sắn và rau quả.
Tại buổi Tọa đàm Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam ngày 19/2 ở Hà Nội, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết định hướng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2016 sẽ tập trung vào những thị trường trọng điểm bao gồm Hoa Kỳ, thị trường châu Âu, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, Trung Quốc, châu Phi.
Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ có dự báo khả quan nhất cho năm 2016 với nhu cầu của thị trường nội địa Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh và dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam.
Xem thêm tại đây: 6 thị trường trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2016
Những mặt hàng nông sản có cơ hội tăng trưởng xuất khẩu trong năm 2016 gồm hạt điều, hạt tiêu, gỗ, sắn và rau quả.
Tại buổi Tọa đàm Thúc đẩy thương mại nông sản Việt Nam ngày 19/2 ở Hà Nội, lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết định hướng thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2016 sẽ tập trung vào những thị trường trọng điểm bao gồm Hoa Kỳ, thị trường châu Âu, ASEAN, Nga và các nước Đông Âu, Trung Quốc, châu Phi.
Trong các thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam, nền kinh tế Hoa Kỳ có dự báo khả quan nhất cho năm 2016 với nhu cầu của thị trường nội địa Hoa Kỳ sẽ tăng mạnh và dự báo sẽ vẫn tiếp tục có cầu ổn định đối với hàng hóa của Việt Nam.
Thủy canh rau sạch theo công nghệ châu Âu ở Lâm Đồng. (Ảnh: Nguyễn Dũng/TTXVN)
Xem thêm tại đây: 6 thị trường trọng điểm xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2016
Thống đốc yêu cầu mở rộng tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp
Ngày 17/2/2016, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 819/NHNN-VP về việc thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Bính Thân 2016.
Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh năm 2016 đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng được yêu cầu tích cực tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng có hiệu quả ngay từ đầu năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân vay vốn. Tổ chức tốt các hoạt động thanh toán, máy ATM và các dịch vụ ngân hàng.
Xem thêm tại đây: Thống đốc yêu cầu mở rộng tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp
Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chủ động xây dựng phương án, kế hoạch kinh doanh năm 2016 đảm bảo hoạt động thông suốt, an toàn phù hợp với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng, hoạt động ngân hàng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước.
Các tổ chức tín dụng, ngân hàng cũng được yêu cầu tích cực tăng cường huy động vốn, mở rộng tín dụng có hiệu quả ngay từ đầu năm để hỗ trợ cho doanh nghiệp và người dân vay vốn. Tổ chức tốt các hoạt động thanh toán, máy ATM và các dịch vụ ngân hàng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thống đốc yêu cầu mở rộng tín dụng để hỗ trợ doanh nghiệp
Doanh nghiệp Việt ký hàng loạt thỏa thuận đầu tư với đối tác Mỹ
Trong khuôn khổ tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN-Hoa Kỳ, ngày 15/2 (giờ địa phương), tại Sunnylands, California, Hoa Kỳ, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và một số doanh nghiệp Việt Nam đã tiến hành ký kết các thỏa thuận hợp tác đầu tư kinh doanh với các doanh nghiệp của Hoa Kỳ.
Lễ ký kết có dự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên trong đoàn công tác của Thủ tướng.
BIDV đã ký kết Thỏa thuận hợp tác thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam với BIDV MetLife.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biển Đông đã ký kết hợp đồng cung cấp, phát triển sản phẩm thủy sản với Công ty H2Origins Seafood Inc.
Tập đoàn Thái Group đã ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng thương hiệu khách sạn Park Hyatt tại Việt Nam với Tập đoàn Khách sạn Hyatt.
Xem thêm tại đây: Doanh nghiệp Việt ký hàng loạt thỏa thuận đầu tư với đối tác Mỹ
Lễ ký kết có dự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên trong đoàn công tác của Thủ tướng.
BIDV đã ký kết Thỏa thuận hợp tác thúc đẩy hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam với BIDV MetLife.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thủy sản Biển Đông đã ký kết hợp đồng cung cấp, phát triển sản phẩm thủy sản với Công ty H2Origins Seafood Inc.
Tập đoàn Thái Group đã ký kết hợp đồng hợp tác xây dựng thương hiệu khách sạn Park Hyatt tại Việt Nam với Tập đoàn Khách sạn Hyatt.
Chế biến cá tra phi lê xuất khẩu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Doanh nghiệp Việt ký hàng loạt thỏa thuận đầu tư với đối tác Mỹ
Siêu sao Samuel L. Jackson đã đến Việt Nam quay King Kong
Chiều 18/2, siêu sao Hollywood Samuel L. Jackson cùng đoàn làm phim “Kong: Skull Island” đã đặt chân xuống sân bay Nội Bài sau chuyến bay dài từ Australia.
Đoàn gồm có 124 người, sẽ bay vào Quảng Bình vào Chủ nhật tới để chuẩn bị bấm máy bộ phim được cho là bom tấn "King Kong 2."
Ngoài Quảng Bình, bộ phim sẽ còn được quay ở Ninh Bình, những thắng cảnh đẹp bậc nhất tại Việt Nam.
Vì vậy, đây sẽ là cơ hội quảng bá tuyệt vời cho du lịch Việt Nam, điều mà nhiều quốc láng giềng đã tận dụng rất tốt.
Theo tin từ Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn có buổi họp báo vào sáng 21/2 tại khách sạn Metropole với sự tham dự của đạo diễn và siêu sao Samuel L. Jackson.
Xem thêm: Siêu sao Samuel L. Jackson đã đến Việt Nam quay King Kong
Đoàn gồm có 124 người, sẽ bay vào Quảng Bình vào Chủ nhật tới để chuẩn bị bấm máy bộ phim được cho là bom tấn "King Kong 2."
Ngoài Quảng Bình, bộ phim sẽ còn được quay ở Ninh Bình, những thắng cảnh đẹp bậc nhất tại Việt Nam.
Vì vậy, đây sẽ là cơ hội quảng bá tuyệt vời cho du lịch Việt Nam, điều mà nhiều quốc láng giềng đã tận dụng rất tốt.
Theo tin từ Cục Hợp tác quốc tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đoàn có buổi họp báo vào sáng 21/2 tại khách sạn Metropole với sự tham dự của đạo diễn và siêu sao Samuel L. Jackson.
Ngôi sao Hollywood Samuel L. Jackson chụp ảnh cùng người hâm mộ tại sân bay Nội Bài. (Ảnh: Thanh Huyền/Vietnam+)
Xem thêm: Siêu sao Samuel L. Jackson đã đến Việt Nam quay King Kong
Việt Nam tăng 11 bậc trên bản đồ xếp hạng nhan sắc thế giới
Theo bảng xếp hạng mới nhất kết quả các cuộc thi tính trong 10 năm qua, từ năm 2006 đến 2015 do chuyên trang Global Beauties công bố ngày 14/2, nhan sắc Việt Nam đã tăng 11 bậc, từ 35 lên thứ 24 của thế giới.
“Thang điểm nhan sắc” của Global Beauties được tính như sau: Hoa hậu: 7 điểm; Á hậu 1: 5 điểm; Á hậu 2: 4 điểm; các Á hậu còn lại trong Top 5: 3 điểm; thí sinh lọt vào vòng bán kết 2 điểm; vào vòng tứ kết: 1 điểm. Ngoài ra, giải phụ chính thức được “an ủi” 0,1 điểm.
Theo đó, tính từ năm 2006 tới nay, các thí sinh dự thi Hoa hậu Thế giới của Việt Nam đã mang về số điểm như sau: Mai Phương Thúy (Top 17 bán kết, năm 2006) được 2 điểm; Hương Giang (Top 16 bán kết, năm 2009) được 2 điểm; Nguyễn Thị Loan (Top 25 tứ kết, năm 2014) được 1 điểm; Trần Ngọc Lan Khuê (Top 11 bán kết, năm 2015) được 2 điểm; Nhà thiết kế của Lý Quí Khánh với giải thưởng phụ cho trang phục đẹp nhất được 0,1 điểm.
Như vậy, với thành tích lọt top 11 trong cuộc thi Hoa hậu thế giới năm 2015, Lan Khuê đã cùng với các người đẹp Mai Phương Thúy, Hương Giang… góp phần nâng vị trí của Việt Nam từ 35 lên tới 24 như hiện nay, với tổng số điểm hiện tại là 7,1.
Xem thêm tại đây: Việt Nam tăng 11 bậc trên bản đồ xếp hạng nhan sắc thế giới
“Thang điểm nhan sắc” của Global Beauties được tính như sau: Hoa hậu: 7 điểm; Á hậu 1: 5 điểm; Á hậu 2: 4 điểm; các Á hậu còn lại trong Top 5: 3 điểm; thí sinh lọt vào vòng bán kết 2 điểm; vào vòng tứ kết: 1 điểm. Ngoài ra, giải phụ chính thức được “an ủi” 0,1 điểm.
Theo đó, tính từ năm 2006 tới nay, các thí sinh dự thi Hoa hậu Thế giới của Việt Nam đã mang về số điểm như sau: Mai Phương Thúy (Top 17 bán kết, năm 2006) được 2 điểm; Hương Giang (Top 16 bán kết, năm 2009) được 2 điểm; Nguyễn Thị Loan (Top 25 tứ kết, năm 2014) được 1 điểm; Trần Ngọc Lan Khuê (Top 11 bán kết, năm 2015) được 2 điểm; Nhà thiết kế của Lý Quí Khánh với giải thưởng phụ cho trang phục đẹp nhất được 0,1 điểm.
Như vậy, với thành tích lọt top 11 trong cuộc thi Hoa hậu thế giới năm 2015, Lan Khuê đã cùng với các người đẹp Mai Phương Thúy, Hương Giang… góp phần nâng vị trí của Việt Nam từ 35 lên tới 24 như hiện nay, với tổng số điểm hiện tại là 7,1.
Lan Khuê, top 11 Hoa hậu Thế giới 2015. (Ảnh: Thuận Ngân)
Xem thêm tại đây: Việt Nam tăng 11 bậc trên bản đồ xếp hạng nhan sắc thế giới
Đầu tư 15.000 tỷ đồng xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc
Ngày 17/2, tại Khu di tích lịch sử Đền Gàn, xã Vạn Thọ (Đại Từ, Thái Nguyên), tỉnh Thái Nguyên và Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường tổ chức lễ động thổ Dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc với tổng mức đầu tư khoảng 15.000 tỷ đồng.
Mục tiêu chính của Dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc là xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc kết nối với các khu di tích lịch sử: An toàn khu Định Hóa, di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang), khu du lịch Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), tạo thành mắt xích quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái, tâm linh, lịch sử với Thủ đô Hà Nội, trở thành quần thể khu du lịch mang tầm quốc gia, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
Dự kiến, đến hết năm 2019, dự án hoàn thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón khách du lịch
Xem thêm tại đây: Đầu tư 15.000 tỷ đồng xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc
Mục tiêu chính của Dự án xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc là xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc kết nối với các khu di tích lịch sử: An toàn khu Định Hóa, di tích lịch sử Tân Trào (Tuyên Quang), khu du lịch Hồ Ba Bể (Bắc Kạn), tạo thành mắt xích quan trọng trong chuỗi du lịch sinh thái, tâm linh, lịch sử với Thủ đô Hà Nội, trở thành quần thể khu du lịch mang tầm quốc gia, hướng tới đề nghị UNESCO công nhận là di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới.
Dự kiến, đến hết năm 2019, dự án hoàn thành giai đoạn 1 và bắt đầu đón khách du lịch
Một góc Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên). (Ảnh: Lan Anh/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Đầu tư 15.000 tỷ đồng xây dựng Khu du lịch Hồ Núi Cốc
Cấp bách chống hạn, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 17/2, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,i Ủy ban Nhân dân thành phố Cần Thơ và Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức hội nghị phòng chống hạn, xâm nhập mặn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do diễn biến của khô hạn và thiếu nước ngọt nên mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ hàng năm khoảng 2 tháng. Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu và các sông ven biển Tây, nồng độ mặn đã tăng cao hơn cùng kỳ đồng thời nước mặn cũng lấn sâu từ biển vào từ 50-60 km, có nơi lên đến 93km như ở sông Vàm Cỏ, sâu hơn cùng kỳ từ 15-20 km... Đây là đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Trong vụ lúa đông xuân 2015-2016, diện tích lúa có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn hán của các tỉnh ven biển là 339.234 ha, chiếm 35,5% diện tích xuống giống của các tỉnh vùng ven biển và chiếm 21,9% diện tích xuống giống của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả, nước mặn cũng đã gây thiệt hại cho diện tích bưởi da xanh, sầu riêng, xoài của tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng với nồng độ mặn khoảng 3 phần nghìn...
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương chủ động giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các dự án cho vùng Nam Trung bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để phòng chống hạn, mặn.
Xem thêm tại đây: Cấp bách chống hạn, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, do diễn biến của khô hạn và thiếu nước ngọt nên mặn đã xuất hiện sớm hơn cùng kỳ hàng năm khoảng 2 tháng. Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu và các sông ven biển Tây, nồng độ mặn đã tăng cao hơn cùng kỳ đồng thời nước mặn cũng lấn sâu từ biển vào từ 50-60 km, có nơi lên đến 93km như ở sông Vàm Cỏ, sâu hơn cùng kỳ từ 15-20 km... Đây là đợt xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Trong vụ lúa đông xuân 2015-2016, diện tích lúa có nguy cơ bị xâm nhập mặn và hạn hán của các tỉnh ven biển là 339.234 ha, chiếm 35,5% diện tích xuống giống của các tỉnh vùng ven biển và chiếm 21,9% diện tích xuống giống của toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Đối với sản xuất cây công nghiệp và cây ăn quả, nước mặn cũng đã gây thiệt hại cho diện tích bưởi da xanh, sầu riêng, xoài của tỉnh Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng với nồng độ mặn khoảng 3 phần nghìn...
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu các địa phương chủ động giảm thiểu thiệt hại do xâm nhập mặn; giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và Văn phòng Chính phủ dự thảo Nghị quyết của Chính phủ trong đó ưu tiên kinh phí đầu tư các dự án cho vùng Nam Trung bộ và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long để phòng chống hạn, mặn.
Nông dân tại ấp Hai Trong, xã Nam Yên, huyện An Biên, Kiên Giang bên ruộng lúa mùa bị lép hạt, thiệt hại trên 90% do nhiễm mặn. (Ảnh: Lê Huy Hải/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Cấp bách chống hạn, xâm nhập mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long
(TTXVN/Vietnam+)