Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm hữu nghị chính thức Lào và thăm cấp nhà nước Campuchia
Chuyến thăm hữu nghị chính thức Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (từ ngày 24 đến 25/2) là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng trên cương vị mới, thể hiện sự coi trọng và chủ trương nhất quán của Việt Nam trong việc củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện, gắn bó, tin cậy giữa hai Đảng, hai nước Việt Nam-Lào.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith; hội kiến với đồng chí Thongloun Sisoulith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Pany Yathotou, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội…
Tại hội đàm, 2 bên nhất trí đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời dành ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đã chứng kiến Lễ ký 9 văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có Hiệp định về Hợp tác phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ; Thỏa thuận Hợp tác giữa hai Bộ Tài chính giai đoạn 2019-2020; Thỏa thuận về xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Vũng Áng-Vientiane và một số Thỏa thuận và Biên bản hợp tác giữa các bộ, ngành của hai nước.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Lào.
Trong chuyến thăm Campuchia (từ ngày 25 đến 26/2), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni; hội kiến Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Say Chhum, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin.
Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường và đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu; nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai nước; mở rộng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau; khẳng định sẽ làm hết sức mình để không ngừng vun đắp, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia.
Trong chuyến thăm, có 5 văn kiện hợp tác giữa 2 nước đã được ký kết.
Trong chuyến thăm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith; hội kiến với đồng chí Thongloun Sisoulith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Pany Yathotou, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội…
Tại hội đàm, 2 bên nhất trí đẩy mạnh sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Lào trên cơ sở phát huy tinh thần độc lập, tự chủ và ý chí tự lực, tự cường, phát huy thế mạnh và khả năng của mỗi nước trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, đồng thời dành ưu tiên, ưu đãi hợp lý cho nhau phù hợp với tính chất của quan hệ đặc biệt Việt Nam-Lào.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachith đã chứng kiến Lễ ký 9 văn kiện hợp tác giữa hai nước, trong đó có Hiệp định về Hợp tác phát triển các công trình năng lượng điện và mỏ; Thỏa thuận Hợp tác giữa hai Bộ Tài chính giai đoạn 2019-2020; Thỏa thuận về xây dựng và khai thác tuyến đường sắt Vũng Áng-Vientiane và một số Thỏa thuận và Biên bản hợp tác giữa các bộ, ngành của hai nước.
Hai bên đã ra Tuyên bố chung Việt Nam-Lào.
Trong chuyến thăm Campuchia (từ ngày 25 đến 26/2), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có cuộc hội đàm với Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni; hội kiến Thủ tướng Vương quốc Campuchia Samdech Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Say Chhum, Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin.
Tại các cuộc tiếp xúc, các nhà lãnh đạo nhất trí tăng cường và đưa quan hệ chính trị đi vào chiều sâu; nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác giữa hai nước; mở rộng hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau; khẳng định sẽ làm hết sức mình để không ngừng vun đắp, phát huy và truyền tiếp cho các thế hệ mai sau tình đoàn kết hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Campuchia.
Trong chuyến thăm, có 5 văn kiện hợp tác giữa 2 nước đã được ký kết.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng hội kiến với Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai tại Hà Nội
Trong hai ngày 27 và 28/2, Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai đã được tổ chức tại Hà Nội.
Đây là sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế từ 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế, từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện.
Mặc dù Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên tại Hà Nội không đạt thỏa thuận và không ra tuyên bố chung, tuy nhiên dư luận quốc tế đều ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của hai phía Hoa Kỳ và Triều Tiên.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều khẳng định, cuộc gặp tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên.
Là nước chủ nhà Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên, Việt Nam được lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ, Triều Tiên và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao khi đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hội nghị diễn ra an toàn, trọng thị và với chất lượng cao, thể hiện mong muốn của Việt Nam đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Đây không chỉ là thành công lớn của Việt Nam, mà còn thể hiện uy tín, vị thế ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định sự thành công của đối ngoại Việt Nam trong việc tăng cường lòng tin, củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Nhân chuyến thăm tới Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến Lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác giữa hai nước, với tổng trị giá khoảng 21 tỷ USD.
Đây là sự kiện quan trọng của thế giới, thu hút sự tham gia của hơn 2.600 phóng viên quốc tế từ 218 hãng thông tấn, báo chí, truyền thông quốc tế, từ gần 40 quốc gia và vùng lãnh thổ đến Hà Nội đưa tin, hình ảnh về sự kiện.
Mặc dù Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên tại Hà Nội không đạt thỏa thuận và không ra tuyên bố chung, tuy nhiên dư luận quốc tế đều ghi nhận và đánh giá cao những nỗ lực của hai phía Hoa Kỳ và Triều Tiên.
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đều khẳng định, cuộc gặp tại Hà Nội là một bước tiến quan trọng trong tiến trình đối thoại giữa hai bên.
Là nước chủ nhà Hội nghị cấp cao Hoa Kỳ-Triều Tiên, Việt Nam được lãnh đạo hai nước Hoa Kỳ, Triều Tiên và cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao khi đã nỗ lực, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt để hội nghị diễn ra an toàn, trọng thị và với chất lượng cao, thể hiện mong muốn của Việt Nam đóng góp cho tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Đây không chỉ là thành công lớn của Việt Nam, mà còn thể hiện uy tín, vị thế ngày càng được nâng cao của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời khẳng định sự thành công của đối ngoại Việt Nam trong việc tăng cường lòng tin, củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới.
Nhân chuyến thăm tới Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-Triều Tiên lần hai, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Tổng thống Donald Trump và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã chứng kiến Lễ ký kết 4 văn kiện hợp tác giữa hai nước, với tổng trị giá khoảng 21 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tại cuộc gặp. (Ảnh: TTXVN)
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un thăm hữu nghị chính thức Việt Nam
Nhận lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên Kim Jong-un tiến hành chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam.
Chiều 1/3, Lễ đón chính thức Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón.
Ngay sau Lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành hội đàm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Kim Jong-un là dấu mốc mới quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước; đồng thời là dịp tốt để lãnh đạo hai nước thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi về việc củng cố, phát triển quan hệ song phương, cũng như về những vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Triều Tiên đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là Chủ tịch Kim Jong-un, nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Chủ tịch Kim Jong-un chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Chủ tịch và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Triều Tiên sự tiếp đón trọng thị, thân tình và chu đáo; tích cực hỗ trợ cho việc tổ chức Cuộc gặp thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ lần thứ hai tại Hà Nội.
Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Nhà nước Triều Tiên coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo tiền bối của hai Đảng, hai nước xây dựng và vun đắp.
Chủ tịch Kim Jong-un trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Triều Tiên. Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, đồng chí Kim Jong-un.
Trước hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Kim Jong-un đã tham quan trưng bày ảnh "Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên" do Thông tấn xã Việt Nam thực hiện.
Chiều 1/3, Lễ đón chính thức Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un được tổ chức trọng thể theo nghi thức cao nhất dành cho nguyên thủ quốc gia. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì lễ đón.
Ngay sau Lễ đón, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã tiến hành hội đàm. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khẳng định chuyến thăm Việt Nam lần này của Chủ tịch Kim Jong-un là dấu mốc mới quan trọng trong lịch sử quan hệ hai Đảng, hai nước; đồng thời là dịp tốt để lãnh đạo hai nước thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, trao đổi về việc củng cố, phát triển quan hệ song phương, cũng như về những vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chúc mừng những thành tựu to lớn mà nhân dân Triều Tiên đã đạt được trong sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước; tin tưởng dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động Triều Tiên, đứng đầu là Chủ tịch Kim Jong-un, nhân dân Triều Tiên sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu mới, to lớn hơn nữa trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển đất nước và nâng cao đời sống nhân dân.
Chủ tịch Kim Jong-un chân thành cảm ơn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho cá nhân Chủ tịch và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Triều Tiên sự tiếp đón trọng thị, thân tình và chu đáo; tích cực hỗ trợ cho việc tổ chức Cuộc gặp thượng đỉnh Triều Tiên-Hoa Kỳ lần thứ hai tại Hà Nội.
Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Nhà nước Triều Tiên coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kim Nhật Thành và các vị lãnh đạo tiền bối của hai Đảng, hai nước xây dựng và vun đắp.
Chủ tịch Kim Jong-un trân trọng mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Triều Tiên. Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có cuộc hội kiến Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên, Chủ tịch Ủy ban Quốc vụ nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, đồng chí Kim Jong-un.
Trước hội kiến, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Kim Jong-un đã tham quan trưng bày ảnh "Quan hệ Việt Nam-Triều Tiên" do Thông tấn xã Việt Nam thực hiện.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đón Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chính phủ họp Phiên thường kỳ tháng 2/2019
Sáng 1/3, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chính phủ đã họp Phiên thường kỳ tháng 2 để đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2019; đồng thời bàn thảo một số nội dung cụ thể khác.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 2 sự kiện nổi bật trong tháng 2 vừa qua mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực thực hiện đạt nhiều kết quả tốt.
Đó là công tác chuẩn bị cho người dân đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua được thực hiện tốt, người dân đón Tết đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc. Dịp Tết vừa qua Mặt trận Tổ quốc đã huy động được 1,75 triệu suất quà và 900 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo đón Tết.
Cùng với đó, ngay sau Tết, các bộ, ngành, địa phương cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn tình trạng lễ hội không lành mạnh, cả nước nhanh chóng bắt tay vào các hoạt động lao động, sản xuất.
Và sự kiện Việt Nam đã triển khai rất tốt, chu đáo, đảm bảo tuyệt đối an toàn Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội, được hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ghi nhận.
Đặc biệt sự đón tiếp nồng hậu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của nhân dân Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao.
Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh 2 sự kiện nổi bật trong tháng 2 vừa qua mà toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đã nỗ lực thực hiện đạt nhiều kết quả tốt.
Đó là công tác chuẩn bị cho người dân đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vừa qua được thực hiện tốt, người dân đón Tết đầm ấm, vui tươi, hạnh phúc. Dịp Tết vừa qua Mặt trận Tổ quốc đã huy động được 1,75 triệu suất quà và 900 tỷ đồng để hỗ trợ người nghèo đón Tết.
Cùng với đó, ngay sau Tết, các bộ, ngành, địa phương cũng đã có những chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn tình trạng lễ hội không lành mạnh, cả nước nhanh chóng bắt tay vào các hoạt động lao động, sản xuất.
Và sự kiện Việt Nam đã triển khai rất tốt, chu đáo, đảm bảo tuyệt đối an toàn Hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều Tiên lần 2 tại Hà Nội, được hai nhà lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên ghi nhận.
Đặc biệt sự đón tiếp nồng hậu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, của nhân dân Việt Nam được cộng đồng thế giới đánh giá cao.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 64 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27-2-1955/2019)
Sáng 26/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tới thăm, nói chuyện với đội ngũ y, bác sỹ và bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ giáo sư, bác sỹ, nhân viên y tế, cán bộ, viên chức Bệnh viện Bạch Mai và toàn ngành y tế cả nước.
Sáng 27/2, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động Chương trình sức khỏe Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát động Chương trình. Chiều 27/2, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 64 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam và chúc mừng các y bác sỹ, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Chiều 27/2, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã công bố 10 gương mặt Thày thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Đây là năm thứ 8 hoạt động được tổ chức nhằm vinh danh các Thầy thuốc trẻ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi và lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các thế hệ giáo sư, bác sỹ, nhân viên y tế, cán bộ, viên chức Bệnh viện Bạch Mai và toàn ngành y tế cả nước.
Sáng 27/2, Bộ Y tế đã tổ chức Lễ phát động Chương trình sức khỏe Việt Nam. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát động Chương trình. Chiều 27/2, tại Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân dự Lễ kỷ niệm 64 năm Ngày thầy thuốc Việt Nam và chúc mừng các y bác sỹ, cán bộ, công nhân viên chức, người lao động Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương.
Chiều 27/2, Hội Thầy thuốc trẻ Việt Nam đã công bố 10 gương mặt Thày thuốc trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018. Đây là năm thứ 8 hoạt động được tổ chức nhằm vinh danh các Thầy thuốc trẻ có nhiều cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm hỏi bệnh nhân tại khoa Cấp cứu (bệnh viện Bạch Mai). (Ảnh: Thống Nhất - TTXVN)
Ba nhóm ngành của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lọt top 400-550 thế giới
Theo thông tin từ Đại học Bách khoa Hà Nội, ngày 27/2, Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds - QS (Vương quốc Anh) đã công bố kết quả Bảng xếp hạng QS thế giới theo 48 ngành/nhóm ngành đào tạo thuộc 5 lĩnh vực cho 1.222 cơ sở giáo dục đại học từ 153 quốc gia trên thế giới.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 3 nhóm ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ đứng đầu Việt Nam là Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo; Kỹ thuật Điện-Điện tử; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin được lọt vào tốp 400-550 thế giới.
Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên tham gia Bảng xếp hạng QS WRU by Subject. Nhóm ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử được xếp hạng tốp 401-450 thế giới.
Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Hàng không và Chế tạo đứng trong nhóm 451-500. Nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin) thuộc nhóm 501-550. Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS (QS WRU by Subject) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation - AR), uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation - ER), tỷ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động từ các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.
Trước đó, trong Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á (QS Asia) 2018-2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xếp ở vị trí 261-270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018.
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có 3 nhóm ngành thuộc lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ đứng đầu Việt Nam là Kỹ thuật Cơ khí, Hàng không và Chế tạo; Kỹ thuật Điện-Điện tử; Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin được lọt vào tốp 400-550 thế giới.
Năm 2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên tham gia Bảng xếp hạng QS WRU by Subject. Nhóm ngành Kỹ thuật Điện-Điện tử được xếp hạng tốp 401-450 thế giới.
Nhóm ngành Kỹ thuật cơ khí, Hàng không và Chế tạo đứng trong nhóm 451-500. Nhóm ngành Khoa học máy tính và Hệ thống thông tin (Công nghệ thông tin) thuộc nhóm 501-550. Bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới theo lĩnh vực của tổ chức QS (QS WRU by Subject) được xây dựng dựa trên 4 tiêu chí, bao gồm: uy tín trong giới hàn lâm (Academic Reputation - AR), uy tín với nhà tuyển dụng (Employer Reputation - ER), tỷ lệ trích dẫn trung bình trên một bài báo (Citations per paper) và chỉ số H-index đo lường năng suất và mức độ tác động từ các công bố khoa học của đội ngũ giảng viên.
Trước đó, trong Bảng xếp hạng các trường đại học châu Á (QS Asia) 2018-2019, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xếp ở vị trí 261-270, vươn lên 30 bậc so với năm 2018.
Đại học Bách khoa Hà Nội (Ảnh: hust.edu.vn)
(TTXVN/Vietnam+)