Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản
Từ ngày 8 đến 10/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10 và thăm Nhật Bản.
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò và đóng góp của hợp tác Mekong-Nhật Bản đối với thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển khu vực; đồng thời, khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mekong thúc đẩy hợp tác thành công hơn nữa.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược và thông qua Chiến lược Tokyo 2018 cho hợp tác giai đoạn 2019-2021, tập trung vào ba trụ cột chính gồm kết nối sống động và hiệu quả; xã hội lấy người dân làm trung tâm; hiện thực hóa một Mekong xanh.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới toàn diện và thực chất hơn nữa; tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai về năng lượng điện, giao thông, đào tạo…; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động…
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 9 văn kiện hợp tác.
Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Nhật Bản“Cơ hội mới, tầm nhìn mới trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.”
Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai bên đã ký kết, trao đổi 19 biên bản thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, có tổng giá trị cam kết gần 10 tỷ USD.
Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao hợp tác Mekong-Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò và đóng góp của hợp tác Mekong-Nhật Bản đối với thực hiện Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN, bảo đảm hòa bình, ổn định và phát triển khu vực; đồng thời, khẳng định cam kết của Việt Nam tiếp tục phối hợp chặt chẽ cùng Nhật Bản và các nước Mekong thúc đẩy hợp tác thành công hơn nữa.
Kết thúc Hội nghị, Thủ tướng cùng các nhà lãnh đạo đã quyết định nâng cấp hợp tác giữa các nước Mekong và Nhật Bản lên quan hệ đối tác chiến lược và thông qua Chiến lược Tokyo 2018 cho hợp tác giai đoạn 2019-2021, tập trung vào ba trụ cột chính gồm kết nối sống động và hiệu quả; xã hội lấy người dân làm trung tâm; hiện thực hóa một Mekong xanh.
Trong chuyến thăm Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Shinzo Abe. Hai bên nhất trí hợp tác chặt chẽ thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng giữa hai nước bước vào giai đoạn phát triển mới toàn diện và thực chất hơn nữa; tiếp tục thúc đẩy liên kết kinh tế giữa hai nước theo tinh thần hai bên cùng có lợi, các biện pháp để thúc đẩy tiến độ một số dự án đang triển khai về năng lượng điện, giao thông, đào tạo…; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, lao động…
Sau hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Shinzo Abe đã chứng kiến các bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 9 văn kiện hợp tác.
Cũng trong chuyến thăm, Thủ tướng đã dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam-Nhật Bản“Cơ hội mới, tầm nhìn mới trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.”
Tại Hội nghị, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng hai bên đã ký kết, trao đổi 19 biên bản thỏa thuận hợp tác trong nhiều lĩnh vực, có tổng giá trị cam kết gần 10 tỷ USD.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Cấp cao Hợp tác Mekong-Nhật Bản lần thứ 10. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN và thăm Indonesia
Trong 2 ngày 11 và 12/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tham dự Cuộc gặp các nhà Lãnh đạo ASEAN nhân dịp Hội nghị thường niên Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)-Ngân hàng Thế giới (WB) tại thành phố Bali, Indonesia và thăm làm việc tại Indonesia.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sáng kiến của Indonesia tổ chức Cuộc gặp, nhấn mạnh Hội nghị là cơ hội để các lãnh đạo ASEAN và các tổ chức quốc tế chia sẻ quan điểm và thảo luận các biện pháp phối hợp hành động cấp khu vực và toàn cầu, hợp tác thúc đẩy phát triển bao trùm, bền vững, sáng tạo, trọng tâm là thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc 2030.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng với sự hợp tác sẵn có và quyết tâm của các bên, các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc sẽ được thực hiện thành công ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Tại hội đàm, hai nhà Lãnh đạo trao đổi ý kiến sâu rộng về những phương hướng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, đưa hợp tác lên tầm cao mới và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh cần tạo đột phá, đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính của Đối tác Chiến lược…
Hai bên chia sẻ tầm nhìn và cam kết tăng cường hợp tác, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN, APEC, Liên hợp quốc…
Tổng thống Joko Widodo cam kết hợp tác chặt chẽ và ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh sáng kiến của Indonesia tổ chức Cuộc gặp, nhấn mạnh Hội nghị là cơ hội để các lãnh đạo ASEAN và các tổ chức quốc tế chia sẻ quan điểm và thảo luận các biện pháp phối hợp hành động cấp khu vực và toàn cầu, hợp tác thúc đẩy phát triển bao trùm, bền vững, sáng tạo, trọng tâm là thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững Liên hợp quốc 2030.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ tin tưởng với sự hợp tác sẵn có và quyết tâm của các bên, các mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc sẽ được thực hiện thành công ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Cộng hòa Indonesia, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Tại hội đàm, hai nhà Lãnh đạo trao đổi ý kiến sâu rộng về những phương hướng nhằm làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hai nước, đưa hợp tác lên tầm cao mới và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh cần tạo đột phá, đưa hợp tác kinh tế trở thành trụ cột chính của Đối tác Chiến lược…
Hai bên chia sẻ tầm nhìn và cam kết tăng cường hợp tác, phối hợp trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ ASEAN, APEC, Liên hợp quốc…
Tổng thống Joko Widodo cam kết hợp tác chặt chẽ và ủng hộ Việt Nam đảm nhiệm vị trí Chủ tịch ASEAN năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp song phương Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự MSEAP lần thứ ba và thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ
Từ ngày 7 đến 12/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tham dự Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ 3 (MSEAP 3) và thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 9/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động ngoại giao nghị viện trên thế giới và trong khu vực, sẵn sàng ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, góp phần hỗ trợ nhau đối phó với những thách thức toàn cầu, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng trên thế giới.
“Chúng tôi sẵn sàng phối hợp nhằm kết nối cơ chế hợp tác nghị viện Á Âu với các cơ chế hợp tác liên nghị viện, như: IPU, AIPA, APPF..., mở rộng chương trình nghị sự, hướng tới thực thi có hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững như đã cam kết,” Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội nêu một số ý kiến, trong đó đề cập tới việc tăng cường hơn nữa hợp tác Á Âu, đẩy mạnh liên kết về kinh tế trong khu vực và liên khu vực, hợp tác thương mại đa phương toàn cầu trên cơ sở cùng có lợi và dựa trên luật pháp quốc tế…
Chiều tối cùng ngày, lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan; hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim; tiếp ông Nail Olpak, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK).
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018; là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 9/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã phát biểu tại Phiên họp toàn thể thứ nhất Hội nghị Chủ tịch Quốc hội các nước Á Âu lần thứ ba.
Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động ngoại giao nghị viện trên thế giới và trong khu vực, sẵn sàng ủng hộ những hoạt động hợp tác với các nghị viện Á Âu, tăng cường chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, góp phần hỗ trợ nhau đối phó với những thách thức toàn cầu, đóng góp vào việc bảo đảm hòa bình, an ninh, thịnh vượng trên thế giới.
“Chúng tôi sẵn sàng phối hợp nhằm kết nối cơ chế hợp tác nghị viện Á Âu với các cơ chế hợp tác liên nghị viện, như: IPU, AIPA, APPF..., mở rộng chương trình nghị sự, hướng tới thực thi có hiệu quả Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển bền vững như đã cam kết,” Chủ tịch Quốc hội nói.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội nêu một số ý kiến, trong đó đề cập tới việc tăng cường hơn nữa hợp tác Á Âu, đẩy mạnh liên kết về kinh tế trong khu vực và liên khu vực, hợp tác thương mại đa phương toàn cầu trên cơ sở cùng có lợi và dựa trên luật pháp quốc tế…
Chiều tối cùng ngày, lãnh đạo các nước tham dự Hội nghị đã thông qua Tuyên bố chung.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan; hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim; tiếp ông Nail Olpak, Chủ tịch Hội đồng Kinh tế Đối ngoại Thổ Nhĩ Kỳ (DEIK).
Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội nước ta thăm chính thức Thổ Nhĩ Kỳ và cũng là chuyến thăm cấp cao nhất của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta tới Thổ Nhĩ Kỳ.
Chuyến thăm chính thức Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân có ý nghĩa quan trọng nhằm tiếp tục củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt với Thổ Nhĩ Kỳ trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao trong năm 2018; là dấu mốc mới trong việc tăng cường và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân hội kiến Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: Trọng Đức/TTXVN)
Truy tố Phan Văn Anh Vũ cùng 25 bị can trong vụ gây thiệt hại tại DAB
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng số 134/CTr-VKSTC-V3 truy tố bị can Phan Văn Anh Vũ (sinh năm 1975, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần xây dựng Bắc Nam 79) cùng 25 bị can khác trong vụ án gây thiệt hại cho Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (viết tắt là DAB) hơn 3.600 tỷ đồng.
Hai bị can Phan Văn Anh Vũ và Phạm Văn Phước bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, Khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Hai bị can Phan Văn Anh Vũ và Phạm Văn Phước bị truy tố về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 355, Khoản 4 - Bộ luật Hình sự năm 2015.
Bị cáo Phan Văn Anh Vũ trong phiên xét xử ngày 30/7. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Cô bé Hải Dương 14 tuổi giành giải Ba Cuộc thi viết thư quốc tế UPU
Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Liên minh Bưu chính Thế giới (UPU) đã tổ chức kỷ niệm ngày Bưu chính Thế giới (World Post Day) và trao các giải Nhất, Nhì, Ba cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 (năm 2018) tại thành phố Bern, Thụy Sĩ.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 năm 2018 có đề tài: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc lá thư ấy?” (Imagine you are a letter travelling through time. What message do you wish to convey to your readers?).
Với đề tài này, giải Nhất được trao cho em Chara Phoka, 13 tuổi đến từ Cộng hòa Cyprus. Giải Nhì được trao cho em José Duarte, 10 tuổi người Bồ Đào Nha.
Giải Ba thuộc về học sinh Nguyễn Thị Bạch Dương, 14 tuổi của Việt Nam. Ngoài ra, còn có 5 thí sinh đạt giải Khuyến khích.
Giữa tháng 5/2018, bức thư giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 của em Nguyễn Thị Bạch Dương, lớp 8A (năm học 2017-2018), Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Nam Sách, Hải Dương đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh để đại diện cho thiếu nhi Việt Nam tham gia vòng thi quốc tế UPU 47.
Bức thư này đã mang về giải Ba quốc tế cho Nguyễn Thị Bạch Dương.
Cuộc thi viết thư quốc tế UPU lần thứ 47 năm 2018 có đề tài: “Hãy tưởng tượng bạn là một lá thư du hành xuyên thời gian. Bạn muốn gửi gắm điều gì tới người đọc lá thư ấy?” (Imagine you are a letter travelling through time. What message do you wish to convey to your readers?).
Với đề tài này, giải Nhất được trao cho em Chara Phoka, 13 tuổi đến từ Cộng hòa Cyprus. Giải Nhì được trao cho em José Duarte, 10 tuổi người Bồ Đào Nha.
Giải Ba thuộc về học sinh Nguyễn Thị Bạch Dương, 14 tuổi của Việt Nam. Ngoài ra, còn có 5 thí sinh đạt giải Khuyến khích.
Giữa tháng 5/2018, bức thư giành giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư UPU lần thứ 47 của em Nguyễn Thị Bạch Dương, lớp 8A (năm học 2017-2018), Trường Trung học cơ sở Nguyễn Trãi, Nam Sách, Hải Dương đã được dịch sang tiếng Pháp và tiếng Anh để đại diện cho thiếu nhi Việt Nam tham gia vòng thi quốc tế UPU 47.
Bức thư này đã mang về giải Ba quốc tế cho Nguyễn Thị Bạch Dương.
Em Nguyễn Thị Bạch Dương. (Ảnh: Mạnh Minh/TTXVN)
Triều cường ở Cần Thơ vượt qua mức lịch sử
Ngày 8/10, Đài Khí tượng thủy văn thành phố Cần Thơ cho biết mực nước đỉnh triều trên các sông, rạch tại Cần Thơ trong đợt triều cường cuối tháng Tám, đầu tháng Chín âm lịch đang lên nhanh, ở mức rất cao và vượt đỉnh triều lịch sử từng có 0,02m.
Lúc 7 giờ ngày 8/10, mực nước thực đo cao nhất trên sông Hậu tại trạm Long Xuyên đạt 2,67m (trên mức báo động III: 0,17m), tại trạm Cần Thơ đạt 2,17 m (trên mức báo động III: 0,27m; vượt mức lịch sử: 0,02m).
Theo phân tích của các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ năm 1977 đến năm 2000, đỉnh lũ năm tại trạm Cần Thơ phổ biến dao động ở mức báo động 1-báo động 2.
Năm 2000 là năm lũ lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng đỉnh lũ năm tại Cần Thơ chỉ là 1,79m, dưới báo động 3 (1,9m) là 0,11m. Từ năm 2001 đến năm 2010, đỉnh lũ năm tại Cần Thơ thường xuyên vượt báo động 3.
Năm 2011, xuất hiện lũ lớn trên sông Cửu Long (đỉnh lũ tại Tân Châu 4,86m, trên báo động 3 là 0,36m), lũ lịch sử đã xuất hiện trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ là 2,15m (27/10/2011).
Từ năm 2013-2017, đỉnh lũ năm tại trạm Cần Thơ luôn ở mức cao hơn báo động 3 từ 0,05-0,2m.
Lúc 7 giờ ngày 8/10, mực nước thực đo cao nhất trên sông Hậu tại trạm Long Xuyên đạt 2,67m (trên mức báo động III: 0,17m), tại trạm Cần Thơ đạt 2,17 m (trên mức báo động III: 0,27m; vượt mức lịch sử: 0,02m).
Theo phân tích của các chuyên gia của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ năm 1977 đến năm 2000, đỉnh lũ năm tại trạm Cần Thơ phổ biến dao động ở mức báo động 1-báo động 2.
Năm 2000 là năm lũ lịch sử ở Đồng bằng sông Cửu Long nhưng đỉnh lũ năm tại Cần Thơ chỉ là 1,79m, dưới báo động 3 (1,9m) là 0,11m. Từ năm 2001 đến năm 2010, đỉnh lũ năm tại Cần Thơ thường xuyên vượt báo động 3.
Năm 2011, xuất hiện lũ lớn trên sông Cửu Long (đỉnh lũ tại Tân Châu 4,86m, trên báo động 3 là 0,36m), lũ lịch sử đã xuất hiện trên sông Hậu tại trạm Cần Thơ là 2,15m (27/10/2011).
Từ năm 2013-2017, đỉnh lũ năm tại trạm Cần Thơ luôn ở mức cao hơn báo động 3 từ 0,05-0,2m.
Nhiều cửa hàng trên đường Lý Tự Trọng, quận Ninh Kiều bị ngập sâu. (Ảnh: Thanh Sang/TTXVN)
(Vietnam+)