Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm
Sáng 8/1, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm bị truy tố về tội "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản" trong vụ án xảy ra tại Tổng Công ty Cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC).
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo:
- Đề nghị xử phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC), tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là tù chung thân; bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội là từ 26-28 năm tù.
- Đối với nhóm 12 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," Viện kiểm sát đã đề nghị tuyên phạt các mức án, gồm: Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) bị phạt từ 14-15 năm tù; bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) bị phạt từ 12-13 năm tù; 3 bị cáo: Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) và Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN) cùng bị đề nghị mức án từ 10-11 năm tù; 2 bị cáo: Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN) và Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) cùng bị đề nghị từ 7-8 năm tù; Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) bị đề nghị từ 8-9 năm tù; Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC) bị đề nghị từ 6-7 năm tù; 2 bị cáo: Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN) và Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN) cùng bị đề nghị từ 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 4-5 năm; bị cáo Trương Quốc Dũng (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) bị đề nghị từ 17-18 tháng tù giam.
- Nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" bị Viện kiểm sát đề nghị các mức án, gồm: Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) bị đề nghị từ 18-19 năm tù; 2 bị cáo: Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC) và Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) cùng bị đề nghị mức án từ 13-14 năm tù; Nguyễn Thành Quỳnh (nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng Công ty cổ phần miền Trung - Công ty cổ phần Đà Nẵng) bị đề nghị từ 8-9 năm tù; 4 bị cáo: Lê Thị Anh Hoa (vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh), Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC), Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC), Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) cùng bị đề nghị mức án 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
- Về trách nhiệm dân sự, Viện kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo: Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt phải liên đới bồi thường cho Nhà nước mà PVN mà PVN là đại diện số tiền 119.804.660.196 đồng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai tuần.
Đại diện Viện kiểm sát giữ quyền công tố tại phiên tòa đã đọc bản luận tội và đề nghị mức án đối với từng bị cáo:
- Đề nghị xử phạt bị cáo Trịnh Xuân Thanh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam - PVC), tổng hợp hình phạt chung cho cả hai tội là tù chung thân; bị cáo Vũ Đức Thuận (nguyên Tổng Giám đốc PVC) tổng hợp hình phạt chung cho cả 2 tội là từ 26-28 năm tù.
- Đối với nhóm 12 bị cáo bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng," Viện kiểm sát đã đề nghị tuyên phạt các mức án, gồm: Bị cáo Đinh La Thăng (nguyên Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN) bị phạt từ 14-15 năm tù; bị cáo Phùng Đình Thực (nguyên Tổng Giám đốc PVN) bị phạt từ 12-13 năm tù; 3 bị cáo: Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVN) và Ninh Văn Quỳnh (nguyên Kế toán trưởng kiêm Trưởng Ban Tài chính Kế toán và Kiểm toán PVN) cùng bị đề nghị mức án từ 10-11 năm tù; 2 bị cáo: Lê Đình Mậu (nguyên Phó Trưởng Ban Kế toán và Kiểm toán PVN) và Nguyễn Mạnh Tiến (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) cùng bị đề nghị từ 7-8 năm tù; Nguyễn Ngọc Quý (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC) bị đề nghị từ 8-9 năm tù; Phạm Tiến Đạt (nguyên Kế toán trưởng PVC) bị đề nghị từ 6-7 năm tù; 2 bị cáo: Vũ Hồng Chương (nguyên Trưởng ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN) và Trần Văn Nguyên (nguyên Kế toán trưởng Ban Quản lý dự án Điện lực dầu khí Thái Bình 2 thuộc PVN) cùng bị đề nghị từ 2-3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách từ 4-5 năm; bị cáo Trương Quốc Dũng (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) bị đề nghị từ 17-18 tháng tù giam.
- Nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" bị Viện kiểm sát đề nghị các mức án, gồm: Nguyễn Anh Minh (nguyên Phó Tổng Giám đốc PVC) bị đề nghị từ 18-19 năm tù; 2 bị cáo: Bùi Mạnh Hiển (nguyên Chánh văn phòng PVC) và Lương Văn Hòa (nguyên Giám đốc Ban điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) cùng bị đề nghị mức án từ 13-14 năm tù; Nguyễn Thành Quỳnh (nguyên Giám đốc kỹ thuật công nghệ Tổng Công ty cổ phần miền Trung - Công ty cổ phần Đà Nẵng) bị đề nghị từ 8-9 năm tù; 4 bị cáo: Lê Thị Anh Hoa (vợ của bị cáo Nguyễn Thành Quỳnh), Nguyễn Đức Hưng (nguyên Trưởng phòng Tài chính kế toán, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC), Lê Xuân Khánh (nguyên Trưởng phòng Kinh tế - kế hoạch, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC), Nguyễn Lý Hải (nguyên Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban Điều hành Dự án Vũng Áng - Quảng Trạch thuộc PVC) cùng bị đề nghị mức án 30-36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm.
- Về trách nhiệm dân sự, Viện kiểm sát cũng đề nghị Hội đồng xét xử tuyên buộc các bị cáo: Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn, Vũ Đức Thuận, Ninh Văn Quỳnh, Lê Đình Mậu, Nguyễn Ngọc Quý, Nguyễn Mạnh Tiến, Phạm Tiến Đạt phải liên đới bồi thường cho Nhà nước mà PVN mà PVN là đại diện số tiền 119.804.660.196 đồng.
Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai tuần.
Quang cảnh phiên xét xử. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Chiến thắng lịch sử của U23 Việt Nam
Chiến thuật phòng ngự phản công trong lượt trận đấu thứ hai bảng D với U23 Australia đã phát huy hiệu quả bằng chiến thắng 1-0 bất ngờ cho U23 Việt Nam tại giải U23 châu Á.
Tỷ số cuối cùng 1-0 dành cho U23 Việt Nam là kết quả mà ít người nghĩ tới khi tiếng còi khai cuộc bắt đầu vào chiều hôm nay (14/1).
Vượt qua U23 Australia trong trận đấu này, U23 Việt Nam tạm đứng thứ hai bảng D và cánh cửa đi tiếp của các cầu thủ Việt Nam đã rộng mở.
Trong lượt trận đấu cuối cùng bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển khá mạnh là U23 Syria, đội bóng đã để thua U23 Australia với tỷ số 1-3 trong trận đấu ra quân.
Tỷ số cuối cùng 1-0 dành cho U23 Việt Nam là kết quả mà ít người nghĩ tới khi tiếng còi khai cuộc bắt đầu vào chiều hôm nay (14/1).
Vượt qua U23 Australia trong trận đấu này, U23 Việt Nam tạm đứng thứ hai bảng D và cánh cửa đi tiếp của các cầu thủ Việt Nam đã rộng mở.
Trong lượt trận đấu cuối cùng bảng D, U23 Việt Nam sẽ đối đầu với đội tuyển khá mạnh là U23 Syria, đội bóng đã để thua U23 Australia với tỷ số 1-3 trong trận đấu ra quân.
Quang Hải (số 19) là người ghi bàn thắng duy nhất của trận đấu. (Nguồn: AFC)
Phiên tòa xét xử vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm giai đoạn 2
Ngày 8/1, Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vụ án “cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB – nay là CB) ra xét xử sơ thẩm.
Đây là giai đoạn hai của vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho VNCB. Ở vụ án này, Phạm Công Danh và đồng phạm bị cáo buộc làm thiệt hại cho VNCB hơn 6.100 tỷ đồng.
Cũng bị truy tố trong vụ án này, ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank) bị cáo buộc là người đã bàn bạc và thống nhất với Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) cho Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Danh số tiền 1.800 tỷ đồng.
Từ đó, Phan Huy Khang đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho vay. Hành vi của Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB.
Tại phiên tòa này, ngoài 46 bị cáo, Hội đồng xét xử đã triệu tập 127 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong đó đáng chú ý có ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín, tiền thân của VNCB), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV)… Hơn 70 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và những người liên quan.
Phiên tòa dự kiến xét xử đến ngày 7/2.
Đây là giai đoạn hai của vụ án Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị VNCB, Chủ tịch Hội đồng Thành viên kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và đồng phạm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng cho VNCB. Ở vụ án này, Phạm Công Danh và đồng phạm bị cáo buộc làm thiệt hại cho VNCB hơn 6.100 tỷ đồng.
Cũng bị truy tố trong vụ án này, ông Trầm Bê (nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank) bị cáo buộc là người đã bàn bạc và thống nhất với Phan Huy Khang (nguyên Tổng Giám đốc Sacombank) cho Phạm Công Danh vay tiền qua các công ty của Danh số tiền 1.800 tỷ đồng.
Từ đó, Phan Huy Khang đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục hợp pháp hóa để giải ngân cho vay. Hành vi của Trầm Bê và Phan Huy Khang đã giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh phạm tội, gây thiệt hại cho VNCB.
Tại phiên tòa này, ngoài 46 bị cáo, Hội đồng xét xử đã triệu tập 127 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong đó đáng chú ý có ông Trần Quý Thanh (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát), bà Trần Ngọc Bích (con gái ông Thanh), bà Hứa Thị Phấn (nguyên Cố vấn cấp cao Ngân hàng Đại Tín, tiền thân của VNCB), ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng BIDV)… Hơn 70 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các bị cáo và những người liên quan.
Phiên tòa dự kiến xét xử đến ngày 7/2.
Dẫn giải bị cáo Phạm Công Danh về trại giam. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng
Thực hiện Quyết định số 1198/QĐ-TTg ngày 15/8/2017 của Thủ tướng Chính phủ, chiều 8-1, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Lễ công bố quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự và phát biểu chỉ đạo.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.
Bộ Tư lệnh Tác chiến không giạn mạng sau khi được thành lập sẽ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc cả trên đất liền, trên không, trên biển và không gian mạng.
Theo đó, Bộ Tư lệnh Tác chiến không gian mạng là đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng, giúp Bộ Quốc phòng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ chủ quyền quốc gia trên không gian mạng và công nghệ thông tin trong toàn quân.
Bộ Tư lệnh Tác chiến không giạn mạng sau khi được thành lập sẽ đóng vai trò nòng cốt trong bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng; là lực lượng quan trọng tham gia bảo đảm an ninh, an toàn không gian mạng quốc gia, đấu tranh phòng chống tội phạm công nghệ cao và “diễn biến hòa bình” trên không gian mạng; góp phần cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của Tổ quốc cả trên đất liền, trên không, trên biển và không gian mạng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tặng hoa chúc mừng Bộ Tư lệnh tác chiến Không gian mạng. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Chính thức khai thác 6 đoàn tàu “5 sao” trên tuyến đường sắt Thống Nhất
Ngày 10/1, tại Ga Sài Gòn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam chính thức đưa 6 đoàn tàu khách tiêu chuẩn “5 sao” đóng mới vào khai thác trên tuyến đường sắt Thống Nhất.
90 toa xe thuộc 6 đoàn tàu được đóng theo công nghệ và vật liệu cao cấp, thiết kế tận dụng các ưu việt của ngành hàng không, hàng hải và đường bộ, đem lại sự thoải mái tối đa cho khách hàng.
Cùng với đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng phục vụ suất ăn hàng không miễn phí, được kiểm soát chất lượng và bảo quản theo quy trình chặt chẽ, đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu được đào tạo tại Học viện Hàng không.
90 toa xe thuộc 6 đoàn tàu được đóng theo công nghệ và vật liệu cao cấp, thiết kế tận dụng các ưu việt của ngành hàng không, hàng hải và đường bộ, đem lại sự thoải mái tối đa cho khách hàng.
Cùng với đó, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng phục vụ suất ăn hàng không miễn phí, được kiểm soát chất lượng và bảo quản theo quy trình chặt chẽ, đội ngũ nhân viên phục vụ trên tàu được đào tạo tại Học viện Hàng không.
Đoàn tàu chất lượng cao của ngành đường sắt. (Ảnh: Câu lạc bộ yêu Đường sắt Việt Nam)
Động đất liên tiếp tại Điện Biên
Vào lúc 6 giờ 21 phút ngày 9/1, trên địa bàn tỉnh Điện Biên đã xảy ra trận động đất với cường độ 4,3 độ Richter.
Đây là trận động đất thứ 2 xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong năm 2018, sau trận đất động đất có cường độ 3,9 độ Richter xảy ra vào rạng sáng 8/1.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn Điện Biên, thuộc Viện Vật lý địa cầu cho biết tâm chấn trận động đất được xác định tại tọa độ 21,444 độ vĩ Bắc; 103,310 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km, dư chấn kéo dài trong khoảng thời gian 4 giây.
Trận động đất này có cấp độ cấp 5 (theo thang MSK 64, tiêu chuẩn châu Âu). Vị trí được xác định nằm trên khu vực huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Cũng theo ông Nguyễn Thái Sơn, tâm chấn trận động đất này nằm cách tâm chấn trận động đất có cường độ 3,9 độ Richter xảy ra vào rạng sáng 8/1, khoảng hơn 10km.
Với cường độ lớn hơn, dư chấn kéo dài hơn nên rất có thể, trận động đất xảy ra ngày 9/1 là trận động đất chính, trận động đất xảy ra vào rạng sáng 8/1 là tiền dư chấn của trận động đất ngày hôm nay.
Đây là trận động đất thứ 2 xảy ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong năm 2018, sau trận đất động đất có cường độ 3,9 độ Richter xảy ra vào rạng sáng 8/1.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn Điện Biên, thuộc Viện Vật lý địa cầu cho biết tâm chấn trận động đất được xác định tại tọa độ 21,444 độ vĩ Bắc; 103,310 độ kinh Đông; độ sâu chấn tiêu khoảng 10km, dư chấn kéo dài trong khoảng thời gian 4 giây.
Trận động đất này có cấp độ cấp 5 (theo thang MSK 64, tiêu chuẩn châu Âu). Vị trí được xác định nằm trên khu vực huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.
Cũng theo ông Nguyễn Thái Sơn, tâm chấn trận động đất này nằm cách tâm chấn trận động đất có cường độ 3,9 độ Richter xảy ra vào rạng sáng 8/1, khoảng hơn 10km.
Với cường độ lớn hơn, dư chấn kéo dài hơn nên rất có thể, trận động đất xảy ra ngày 9/1 là trận động đất chính, trận động đất xảy ra vào rạng sáng 8/1 là tiền dư chấn của trận động đất ngày hôm nay.
Ông Nguyễn Thái Sơn, Trạm trưởng Trạm Quan sát địa chấn thành phố Điện Biên Phủ (Điện Biên) kiểm tra giao động của động đất xảy ra ngày 9/1. (Ảnh: Văn Dũng/TTXVN)
Văn Miếu - Quốc Tử Giám đưa vào hoạt động hệ thống thuyết minh tự động với 8 ngôn ngữ
Ngày 11/1, Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám chính thức đưa vào hoạt động hệ thống thuyết minh tự động với 8 ngôn ngữ phục vụ nhu cầu tham quan của du khách trong nước và quốc tế.
8 ngôn ngữ gồm: Tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Để trải nghiệm cách thức thuyết minh này, du khách cần sử dụng thiết bị thuyết minh được cài đặt sẵn các nội dung thuyết minh và lựa chọn điểm cần thuyết minh.
Thiết bị này được nối vào tai nghe tạo thuận lợi cho mỗi du khách và không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
8 ngôn ngữ gồm: Tiếng Việt, Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc. Để trải nghiệm cách thức thuyết minh này, du khách cần sử dụng thiết bị thuyết minh được cài đặt sẵn các nội dung thuyết minh và lựa chọn điểm cần thuyết minh.
Thiết bị này được nối vào tai nghe tạo thuận lợi cho mỗi du khách và không ảnh hưởng tới mọi người xung quanh.
Khu Di tích lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám. (Nguồn: TTXVN)
Hà Nội yêu cầu tháo dỡ đồng hồ đếm ngược ra khỏi di tích đền Bà Kiệu
Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa giao Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì, phối hợp cùng Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm và đơn vị liên quan đôn đốc chủ đầu tư tháo dỡ màn hình LED, giải tỏa toàn bộ vật tư, vật liệu ra khỏi khu vực, trả lại nguyên trạng ban đầu của khu di tích đền Bà Kiệu thuộc khu vực di tích quốc gia đặc biệt hồ Hoàn Kiếm.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết Sở phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hoàn thành việc tháo dỡ, giải tỏa màn hình LED trong tháng 1.
Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết Sở phối hợp với Ủy ban Nhân dân quận Hoàn Kiếm yêu cầu chủ đầu tư thực hiện nghiêm túc ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hoàn thành việc tháo dỡ, giải tỏa màn hình LED trong tháng 1.
Màn hình LED ở khu vực Đền Bà Kiệu. (Nguồn: Youtube)
(Vietnam+)