Hội nghị lần thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII
Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII diễn ra từ ngày 7 đến 12/5 tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị Trung ương lần này diễn ra đúng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XII, trong bối cảnh sau 2 năm rưỡi nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, tốt đẹp hơn cho sự nghiệp đổi mới.
Hội nghị đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung quan trọng: Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; và một số vấn đề quan trọng khác.
Ngày 9-5, tại ngày làm việc thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII thôi giữ chức Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; bầu đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Ủy viên Ban Bí thư khóa XII gồm: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Trung ương Đảng đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ: Hội nghị Trung ương lần này diễn ra đúng vào thời điểm giữa nhiệm kỳ khóa XII, trong bối cảnh sau 2 năm rưỡi nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực và đang đứng trước những thời cơ, vận hội mới, tốt đẹp hơn cho sự nghiệp đổi mới.
Hội nghị đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung quan trọng: Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong các doanh nghiệp; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; và một số vấn đề quan trọng khác.
Ngày 9-5, tại ngày làm việc thứ 3, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã biểu quyết đồng ý để đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII thôi giữ chức Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; bầu đồng chí Hoàng Văn Trà, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV tỉnh Phú Yên giữ chức Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã bầu bổ sung Ủy viên Ban Bí thư khóa XII gồm: Đồng chí Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Trung ương Đảng đã xem xét và quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng.
Toàn cảnh phiên thảo luận Đề án cải cách chính sách tiền lương, chiều 9/5. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông
Ngày 8/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về thông tin trên báo chí nước ngoài liên quan đến việc Trung Quốc bố trí tên lửa tại các cấu trúc mà nước này đã xây dựng trái phép thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng khẳng định: “Một lần nữa, Việt Nam khẳng định có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc với tư cách là quốc gia lớn ở khu vực và thế giới, thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không tiến hành quân sự hóa, rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc".
Việt Nam hết sức quan ngại trước các thông tin nêu trên và khẳng định mọi hoạt động quân sự hóa, bao gồm cả việc bố trí tên lửa trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, đi ngược lại Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (DOC), làm gia tăng căng thẳng, gây mất ổn định trong khu vực và không có lợi cho nỗ lực của các nước trong đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông hiện nay (COC).
Việt Nam đề nghị phía Trung Quốc với tư cách là quốc gia lớn ở khu vực và thế giới, thể hiện trách nhiệm trong việc duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông, không tiến hành quân sự hóa, rút các trang thiết bị quân sự triển khai trái phép trên các cấu trúc thuộc chủ quyền của Việt Nam, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tuân thủ nghiêm túc Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc".
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng chủ trì họp báo. (Nguồn: TTXVN)
Hà Nội thay đổi thời gian tuyển sinh với các trường ngoài công lập
Ngày 10/5, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn thực hiện công tác tuyển sinh vào các trường mầm non ngoài công lập, lớp 1 trường tiểu học ngoài công lập và lớp 6 trường THCS ngoài công lập năm học 2018-2019.
Trong đó, thời gian tuyển sinh đối với những trường ngoài công lập là ngay sau khi kết thúc năm học, cụ thể bắt đầu từ ngày 26/5 đến ngày 12/7. Việc cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển vào phần mềm sổ điểm điện tử chậm nhất ngày 23/7.
Những năm trước, công tác tuyển sinh tại các trường ngoài công lập đối với các lớp mầm non, lớp 1, lớp 6 phải theo đúng thời gian tuyển sinh áp dụng đối với các trường công lập.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đưa ra những hướng dẫn liên quan đến công tác tuyển sinh như: yêu cầu tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1, không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, khuyến khích các trường ngoài công lập sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực vào lớp 6 phải đảm bảo không gây áp lực thi cử cho học sinh, không tạo việc dạy thêm, học thêm tràn lan, công tác tuyển sinh trẻ khuyết tật, lưu trữ hồ sơ…
Trong đó, thời gian tuyển sinh đối với những trường ngoài công lập là ngay sau khi kết thúc năm học, cụ thể bắt đầu từ ngày 26/5 đến ngày 12/7. Việc cập nhật danh sách học sinh trúng tuyển vào phần mềm sổ điểm điện tử chậm nhất ngày 23/7.
Những năm trước, công tác tuyển sinh tại các trường ngoài công lập đối với các lớp mầm non, lớp 1, lớp 6 phải theo đúng thời gian tuyển sinh áp dụng đối với các trường công lập.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đưa ra những hướng dẫn liên quan đến công tác tuyển sinh như: yêu cầu tuyệt đối không tổ chức thi tuyển học sinh vào lớp 1, không tổ chức khảo sát học sinh đầu năm học, khuyến khích các trường ngoài công lập sử dụng phần mềm hỗ trợ tuyển sinh trực tuyến, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực vào lớp 6 phải đảm bảo không gây áp lực thi cử cho học sinh, không tạo việc dạy thêm, học thêm tràn lan, công tác tuyển sinh trẻ khuyết tật, lưu trữ hồ sơ…
(Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN)
Lễ hội Nàng Hai (Cao Bằng) đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
Trong hai ngày 7 và 8/5, (tức ngày 22 và 23/3 âm lịch), tại xã Tiên Thành huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Phục Hòa tổ chức Lễ hội Nàng Hai và đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ hội Nàng Hai là một trong những lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét đặc sắc của dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng nói riêng, thể hiện tín ngưỡng phồn thực của nhân dân. Lễ hội được sáng tạo từ cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi. Thông qua nghi lễ tại Lễ hội, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân lao động, luôn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Nàng Hai của nhân dân xã Tiên Thành bắt đầu được quan tâm và khôi phục lại vào năm 1977. Lễ hội được tổ chức 2 năm/lần (vào các năm chẵn).
Ngày 20/6/2017, Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL.
Lễ hội Nàng Hai là một trong những lễ hội dân gian truyền thống mang đậm nét đặc sắc của dân tộc Tày nói chung và dân tộc Tày ở tỉnh Cao Bằng nói riêng, thể hiện tín ngưỡng phồn thực của nhân dân. Lễ hội được sáng tạo từ cuộc sống sinh hoạt và lao động sản xuất của người nông dân miền núi. Thông qua nghi lễ tại Lễ hội, phản ánh được tâm tư nguyện vọng của nhân dân lao động, luôn cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội Nàng Hai của nhân dân xã Tiên Thành bắt đầu được quan tâm và khôi phục lại vào năm 1977. Lễ hội được tổ chức 2 năm/lần (vào các năm chẵn).
Ngày 20/6/2017, Lễ hội được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phê duyệt trở thành Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 2459/QĐ-BVHTTDL.
Múa quạt quanh lều cúng, một trong những nghi thức Lễ hội. Ảnh: Thanh Hà - TTXVN
Bê bối cáo buộc quấy rối tình dục của Phạm Anh Khoa
Trước các thông tin cáo buộc ca sỹ Phạm Anh Khoa liên quan tới các hành vi quấy rối tình dục trong thời gian qua, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) tại Việt Nam tuyên bố chấm dứt hợp tác với ca sỹ Phạm Anh Khoa trong tư cách là Đại sứ hình ảnh về phòng chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Ca sỹ Phạm Anh Khoa được UNFPA tại Việt Nam mời làm Đại sứ hình ảnh cho các chiến dịch phòng chống bạo lực giới vào các năm 2013, 2014 và sự kiện kỷ niệm 40 năm hợp tác giữa UNFPA và Chính phủ Việt Nam vào tháng 7/2017.
Tuy nhiên, trong thời gian qua các cô gái Phạm Lịch, Nga My và M.P đã chia sẻ các câu chuyện bị Phạm Anh Khoa quấy rối tình dục của mình trên mạng xã hội.
Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, UNFPA và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam hoan nghênh tinh thần mạnh mẽ và dũng cảm của những phụ nữ dám vượt qua sợ hãi và định kiến để cất lên tiếng nói. Chúng ta cần phải khuyến khích nhiều phụ nữ Việt Nam trở thành những người "phá vỡ im lặng". Câu chuyện của các nạn nhân bị bạo lực và quấy rối tình dục sẽ giúp nâng cao nhận thức về vấn đề này và giúp cả xã hội chung tay để chấm dứt bạo lực.
Ca sỹ Phạm Anh Khoa được UNFPA tại Việt Nam mời làm Đại sứ hình ảnh cho các chiến dịch phòng chống bạo lực giới vào các năm 2013, 2014 và sự kiện kỷ niệm 40 năm hợp tác giữa UNFPA và Chính phủ Việt Nam vào tháng 7/2017.
Tuy nhiên, trong thời gian qua các cô gái Phạm Lịch, Nga My và M.P đã chia sẻ các câu chuyện bị Phạm Anh Khoa quấy rối tình dục của mình trên mạng xã hội.
Đại diện Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam cho biết, UNFPA và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam hoan nghênh tinh thần mạnh mẽ và dũng cảm của những phụ nữ dám vượt qua sợ hãi và định kiến để cất lên tiếng nói. Chúng ta cần phải khuyến khích nhiều phụ nữ Việt Nam trở thành những người "phá vỡ im lặng". Câu chuyện của các nạn nhân bị bạo lực và quấy rối tình dục sẽ giúp nâng cao nhận thức về vấn đề này và giúp cả xã hội chung tay để chấm dứt bạo lực.
Ca sỹ Phạm Anh Khoa được lựa chọn làm kỷ niệm 40 năm hợp tác giữa UNFPA và Chính phủ Việt Nam. (Nguồn: UNFPA)
Hai "hiệp sỹ đường phố" bị đâm tử vong trên đường phố TP.HCM
Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 13/5, nhóm "hiệp sỹ đường phố Tân Bình" bắt quả tang một nhóm bốn đối tượng đang trộm một xe máy SH trên đường Cách Mạng Tháng Tám (đoạn phường 10, Quận 3). Ngay lập tức nhóm hiệp sỹ đã tổ chức vây bắt nhưng các đối tượng trộm xe nhanh chóng lên xe máy thoát thân. Rượt đuổi vài trăm mét, nhóm "hiệp sỹ" đã đuổi kịp các đối tượng.
Lúc này, nhóm đối tượng trộm xe đã rút hung khí tấn công lại nhóm "hiệp sỹ." Sau đó nhóm đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường.
Năm người bị thương nhanh chóng được đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, hai trong số họ đã tử vong.
Sáng 14/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ đã có Công điện gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng.
Lúc này, nhóm đối tượng trộm xe đã rút hung khí tấn công lại nhóm "hiệp sỹ." Sau đó nhóm đối tượng đã nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường.
Năm người bị thương nhanh chóng được đưa vào bệnh viện. Tuy nhiên, hai trong số họ đã tử vong.
Sáng 14/5, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm của Chính phủ đã có Công điện gửi Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Công an chia buồn cùng gia đình các nạn nhân, đồng thời chỉ đạo khẩn trương điều tra, xử lý nghiêm các đối tượng.
Công an khám nghiệm hiện trường vụ việc tối 13/5. (Ảnh: TTXVN phát)
(Vietnam+)