Chính phủ đồng hành còn cấp dưới thì "hành" doanh nghiệp
Tiếp tục Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng Tám dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, trong ngày 30/8, các thành viên Chính phủ đã thảo luận kỹ về các giải pháp đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội năm 2017.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự cố gắng không mệt mỏi của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của kế hoạch năm 2017, trong đó có tám chỉ tiêu phấn đấu vượt kế hoạch.
Người đứng đầu Chính phủ cảnh báo về khả năng kế hoạch sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra nếu trong tháng Chín và quý 4/2017, việc thực hiện các nhiệm vụ không sát sao. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát lại từng chỉ tiêu, phấn đấu quyết liệt thực hiện, không được chủ quan.
Giao nhiệm vụ cụ thể trong tháng Chín và các tháng còn lại của năm 2017, Thủ tướng yêu cầu “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành hiện đang còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một sân chơi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng cấp dưới chưa đồng hành. Một bộ phận còn hành doanh nghiệp thông qua các thủ tục.”
Xem thêm: Chính phủ đồng hành còn cấp dưới thì "hành" doanh nghiệp
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự cố gắng không mệt mỏi của các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp trong việc tổ chức thực hiện 13 chỉ tiêu kinh tế-xã hội của kế hoạch năm 2017, trong đó có tám chỉ tiêu phấn đấu vượt kế hoạch.
Người đứng đầu Chính phủ cảnh báo về khả năng kế hoạch sẽ không đạt được mục tiêu đã đề ra nếu trong tháng Chín và quý 4/2017, việc thực hiện các nhiệm vụ không sát sao. Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty tiếp tục rà soát lại từng chỉ tiêu, phấn đấu quyết liệt thực hiện, không được chủ quan.
Giao nhiệm vụ cụ thể trong tháng Chín và các tháng còn lại của năm 2017, Thủ tướng yêu cầu “đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính ở các cấp, các ngành hiện đang còn nhiều bất cập, chưa tạo nên một sân chơi thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, Chính phủ đồng hành cùng doanh nghiệp nhưng cấp dưới chưa đồng hành. Một bộ phận còn hành doanh nghiệp thông qua các thủ tục.”
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo phiên họp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
Xem thêm: Chính phủ đồng hành còn cấp dưới thì "hành" doanh nghiệp
Đại án OceanBank: Hà Văn Thắm và các đồng phạm ra hầu tòa
Sáng 28/8, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Hà Văn Thắm (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Dương - OceanBank) và 50 bị cáo khác.
Trong vụ án này, Hà Văn Thắm cùng 50 bị cáo khác bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội: “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự.
Các hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu, cầm đầu.
Xem thêm: Đại án OceanBank: Hà Văn Thắm và các đồng phạm ra hầu tòa
Trong vụ án này, Hà Văn Thắm cùng 50 bị cáo khác bị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao truy tố về các tội: “Tham ô tài sản” theo quy định tại Điều 278, “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng” theo quy định tại Điều 179, “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản” theo quy định tại Điều 280 và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 165 - Bộ luật Hình sự.
Các hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và đồng phạm đã gây thiệt hại cho ngân hàng gần 2.000 tỷ đồng. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu, cầm đầu.
Bị cáo Hà Văn Thắm, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Thương mại cổ phần Đại Dương đứng trước vành móng ngựa. (Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN)
Xem thêm: Đại án OceanBank: Hà Văn Thắm và các đồng phạm ra hầu tòa
Gần 8,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tám tháng đầu năm 2017 đạt hơn 8,47 triệu lượt, tăng 29,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Lượng khách nội địa trong tám tháng ước tính đạt khoảng 52,8 triệu lượt, trong đó có 25,4 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ du lịch ước đạt 335.840 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) về tình hình khách du lịch toàn cầu cho thấy, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 10 trên danh sách những điểm đến mới nổi, được du khách trên thế giới ưa thích.
Xem thêm: Gần 8,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Lượng khách nội địa trong tám tháng ước tính đạt khoảng 52,8 triệu lượt, trong đó có 25,4 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ du lịch ước đạt 335.840 tỷ đồng, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2016.
Báo cáo mới nhất của Tổ chức Du lịch thế giới Liên hợp quốc (UNWTO) về tình hình khách du lịch toàn cầu cho thấy, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 10 trên danh sách những điểm đến mới nổi, được du khách trên thế giới ưa thích.
Du khách quốc tế tham quan phố cổ Hội An. (Ảnh: Quang Quyết/TTXVN)
Xem thêm: Gần 8,5 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam
Trái phiếu Chính phủ “kém hấp dẫn,” tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 24,4%
Báo cáo thống kê từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội, tháng Tám, Kho bạc Nhà nước đã tổ chức 17 phiên đấu thầu và huy động 3.179 tỷ đồng trái phiếu, tuy nhiên tỷ lệ giá trị trúng thầu so với giá trị gọi thầu chỉ đạt 24,4%.
Cụ thể, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 4,6%/năm, 7 năm là 4,8%/năm, 10 năm là 5,38%/năm, 15 năm là 5,75%/năm, và 30 năm là 6,10%/năm.
So với tháng Bảy, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ vẫn có xu hướng giảm, kỳ hạn 5 năm giảm 0,12%/năm, 7 năm giảm 0,15%/năm, 10 năm và 15 năm giữ nguyên, 30 năm giảm 0,12%/năm.
Xem thêm: Trái phiếu Chính phủ “kém hấp dẫn,” tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 24,4%
Cụ thể, lãi suất trúng thầu của trái phiếu kỳ hạn 5 năm là 4,6%/năm, 7 năm là 4,8%/năm, 10 năm là 5,38%/năm, 15 năm là 5,75%/năm, và 30 năm là 6,10%/năm.
So với tháng Bảy, lãi suất trúng thầu của trái phiếu Chính phủ vẫn có xu hướng giảm, kỳ hạn 5 năm giảm 0,12%/năm, 7 năm giảm 0,15%/năm, 10 năm và 15 năm giữ nguyên, 30 năm giảm 0,12%/năm.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam+)
Xem thêm: Trái phiếu Chính phủ “kém hấp dẫn,” tỷ lệ trúng thầu chỉ đạt 24,4%
Giá thịt lợn phục hồi tác động mạnh đến đà tăng của CPI tháng Tám
Giá thịt lợn phục hồi khiến chỉ số giá nhóm thực phẩm tiếp tục tăng cao đồng thời tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng cả nước trong tháng Tám.
Cụ thể, giá thịt lợn tăng bình quân 5,72% so với tháng trước, kéo giá cả các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt cùng đi lên.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (ngày 29/8), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tám tăng 0,92% so với tháng Bảy, đây là mức cao nhất kể từ năm 2012.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tám tháng so với cùng kỳ năm ngoái tăng 3,84%, vượt 1,23% so với tháng 12 đồng thời tăng 3,35% so với cùng kỳ năm 2016.
Xem thêm: Giá thịt lợn phục hồi tác động mạnh đến đà tăng của CPI tháng Tám
Cụ thể, giá thịt lợn tăng bình quân 5,72% so với tháng trước, kéo giá cả các mặt hàng thực phẩm chế biến từ thịt cùng đi lên.
Báo cáo từ Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (ngày 29/8), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tám tăng 0,92% so với tháng Bảy, đây là mức cao nhất kể từ năm 2012.
Theo đó, chỉ số giá tiêu dùng bình quân tám tháng so với cùng kỳ năm ngoái tăng 3,84%, vượt 1,23% so với tháng 12 đồng thời tăng 3,35% so với cùng kỳ năm 2016.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Giá thịt lợn phục hồi tác động mạnh đến đà tăng của CPI tháng Tám
Lô gà đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất sang Nhật vào ngày 9/9
Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn Koyu & Unitek (liên doanh giữa Australia và Nhật Bản, đóng tại Khu công nghiệp Long Bình, tỉnh Đồng Nai), ngày 9/9, lô thịt gà đầu tiên của công ty này sẽ chính thức xuất khẩu sang Nhật Bản bằng đường biển.
Đây là lần đầu tiên thịt gà Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản, một thị trường “khó tính” nhất trên thế giới.
Lô hàng có trọng lượng 30 tấn, bao gồm năm sản phẩm được làm từ cánh, đùi và ức gà. Dự kiến sau 10 ngày, hàng sẽ cập cảng ở thành phố Tokyo (Nhật), sau đó được phân phối vào hệ thống siêu thị của nước bạn.
Xem thêm: Lô gà đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất sang Nhật vào ngày 9/9
Đây là lần đầu tiên thịt gà Việt Nam xuất khẩu chính ngạch vào Nhật Bản, một thị trường “khó tính” nhất trên thế giới.
Lô hàng có trọng lượng 30 tấn, bao gồm năm sản phẩm được làm từ cánh, đùi và ức gà. Dự kiến sau 10 ngày, hàng sẽ cập cảng ở thành phố Tokyo (Nhật), sau đó được phân phối vào hệ thống siêu thị của nước bạn.
Công nhân Công ty Koyu & Unitek làm sạch gà trước khi chế biến. (Ảnh: Công Phong/TTXVN)
Xem thêm: Lô gà đầu tiên của Việt Nam sẽ xuất sang Nhật vào ngày 9/9
Khu vực doanh nghiệp nước ngoài giải ngân 10,3 tỷ USD kể từ đầu năm
Báo cáo Tổng cục Thống kê, ngày 29/8, cho thấy khu vực nước ngoài đầu tư trực tiếp (tính đến thời điểm 20/8), bao gồm vốn đăng ký mới, cấp bổ sung và đầu tư góp vốn, mua cổ phần đã đạt 23,4 tỷ USD, tăng 45,1% so với cùng kỳ năm 2016. Theo đó, tổng số vốn giải ngân đạt 10,3 tỷ USD, tăng 5,1% so với cùng kỳ năm 2016.
Đáng chú ý, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí bất ngờ thu hút lượng vốn ngoại lớn nhất, đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,8 tỷ USD, chiếm 35,9%. Các ngành còn lại đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 24,3%.
Tuy nhiên tính chung cả vốn đăng ký, vốn bổ sung và vốn góp, mua cổ phần, tổng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,7 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đăng ký. Theo sau lại là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 23% và các ngành còn lại đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 27%.
Xem thêm: Khu vực doanh nghiệp nước ngoài giải ngân 10,3 tỷ USD kể từ đầu năm
Đáng chú ý, ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí bất ngờ thu hút lượng vốn ngoại lớn nhất, đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 39,8% tổng vốn đăng ký cấp mới.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 4,8 tỷ USD, chiếm 35,9%. Các ngành còn lại đạt 3,3 tỷ USD, chiếm 24,3%.
Tuy nhiên tính chung cả vốn đăng ký, vốn bổ sung và vốn góp, mua cổ phần, tổng đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 11,7 tỷ USD, chiếm 50% tổng vốn đăng ký. Theo sau lại là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí đạt 5,4 tỷ USD, chiếm 23% và các ngành còn lại đạt 6,3 tỷ USD, chiếm 27%.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Khu vực doanh nghiệp nước ngoài giải ngân 10,3 tỷ USD kể từ đầu năm
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các dự án giao thông trọng điểm
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu bộ, ngành và địa phương, các thành viên Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành tập trung giải quyết các tồn tại, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án.
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục của các dự án, xác định rõ thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương) để thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với các dự án quan trọng như Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông; Dự án mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; Dự án cảng hàng không Long Thành; Báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao.
Xem thêm: Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các dự án giao thông trọng điểm
Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành, địa phương cần rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục của các dự án, xác định rõ thẩm quyền (Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành, địa phương) để thực hiện theo đúng trình tự quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo chủ đầu tư, các ban quản lý dự án, nhà đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư đối với các dự án quan trọng như Dự án đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông; Dự án mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất; Dự án cảng hàng không Long Thành; Báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao.
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất luôn quá tải. (Ảnh: Hoàng Hải/TTXVN)
Xem thêm: Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh các dự án giao thông trọng điểm
Dự kiến điều chỉnh bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa gửi các trường đại học, học viện, các trường cao đẳng tuyển sinh nhóm ngành đào tạo giáo viên phương án dự kiến tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2018 để lấy ý kiến.
Theo đó, kỳ thi vẫn có 5 bài thi như năm 2017 nhưng điểm mới nhất là dự kiến điều chỉnh ở bài thi tổ hợp.
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến phương án tổ chức thi năm 2018 gồm ba bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Điểm thay đổi là nếu năm 2017 bài thi tổ hợp tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần, thì năm 2018, Bộ dự kiến có thể tổ chức mỗi bài thi tổ hợp được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất của toàn bài thi.
Xem thêm: Dự kiến điều chỉnh bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Theo đó, kỳ thi vẫn có 5 bài thi như năm 2017 nhưng điểm mới nhất là dự kiến điều chỉnh ở bài thi tổ hợp.
Cụ thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến phương án tổ chức thi năm 2018 gồm ba bài thi độc lập (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ) và hai bài thi tổ hợp: Khoa học Tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Điểm thay đổi là nếu năm 2017 bài thi tổ hợp tách thành 3 đầu điểm theo từng môn thi thành phần, thì năm 2018, Bộ dự kiến có thể tổ chức mỗi bài thi tổ hợp được bố trí thành một bài thi hoàn chỉnh, chấm điểm chung với một đầu điểm thống nhất của toàn bài thi.
Thí sinh dự thi trung học phổ thông quốc gia 2017. (Ảnh: TTXVN)
Xem thêm: Dự kiến điều chỉnh bài thi tổ hợp trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
Sau vụ VN Pharma, Bộ Y tế đề xuất có công an trong hội đồng thẩm định
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đề xuất trong hội đồng thẩm định cấp phép nhập khẩu thuốc cần có sự tham gia giám định của cơ quan công an sau vụ làm giả giấy tờ, con dấu của VN Pharma.
Nói điều này trong phiên họp báo Chính phủ tối 30/8, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến khẳng định, việc thẩm định đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita đã được hội đồng gồm 10 thành viên xem xét. Đây là những chuyên gia của Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và cả Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Tuy nhiên, theo ông, hồ sơ của VN Pharma đã được làm giả hết sức tinh vi. Từ vụ việc này, ông Tiến đề nghị, trong hội đồng thẩm định cần có một người trong ngành công an để giám định chữ viết, con dấu. Đây là vấn đề theo ông cần cân nhắc bởi hiện tại, hội đồng hiện chưa có người làm việc giám định trên.
Trước đó, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử vụ án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của tổ chức, cơ quan của Công ty cổ phần VN Pharma. Công ty này đã làm giả hồ sơ để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H - Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma) mức án 12 năm tù.
Xem thêm: Sau vụ VN Pharma, Bộ Y tế đề xuất có công an trong hội đồng thẩm định
Nói điều này trong phiên họp báo Chính phủ tối 30/8, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến khẳng định, việc thẩm định đề nghị cấp phép nhập khẩu thuốc H-Capita đã được hội đồng gồm 10 thành viên xem xét. Đây là những chuyên gia của Đại học Dược Hà Nội, Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương và cả Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế.
Tuy nhiên, theo ông, hồ sơ của VN Pharma đã được làm giả hết sức tinh vi. Từ vụ việc này, ông Tiến đề nghị, trong hội đồng thẩm định cần có một người trong ngành công an để giám định chữ viết, con dấu. Đây là vấn đề theo ông cần cân nhắc bởi hiện tại, hội đồng hiện chưa có người làm việc giám định trên.
Trước đó, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã xét xử vụ án buôn lậu và làm giả con dấu, tài liệu của tổ chức, cơ quan của Công ty cổ phần VN Pharma. Công ty này đã làm giả hồ sơ để nhập khẩu 9.300 hộp thuốc H - Capita 500mg Caplet chữa bệnh ung thư. Hội đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Nguyễn Minh Hùng (nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty VN Pharma) mức án 12 năm tù.
Thuốc tân dược không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng thu giữ trong một vụ việc. (Ảnh: Nguyễn Hoàng/TTXVN)
Xem thêm: Sau vụ VN Pharma, Bộ Y tế đề xuất có công an trong hội đồng thẩm định
(TTXVN/Vietnam+)