Lễ viếng, truy điệu 9 quân nhân phi hành đoàn CASA-212 và Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Lễ viếng, truy điệu 9 quân nhân phi hành đoàn CASA-212
Sáng 30/6, tại Nhà Tang lễ Bộ Quốc phòng (Số 5, Trần Thánh Tông, Hà Nội), Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không-Không quân tổ chức nghi thức Lễ tang cấp cao cho 9 phi công và thành viên tổ bay máy bay CASA-212 hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ; nhiều đoàn đại biểu bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, các địa phương trong cả nước; tùy viên quân sự các nước tại Việt Nam và hàng ngàn người dân đã đến viếng các liệt sỹ và chia buồn cùng các gia quyến có quân nhân hy sinh.
Máy bay CASA-212, số hiệu 8983 của Lữ đoàn Không quân 918 trong khi làm nhiệm vụ bay tìm kiếm, cứu nạn phi công Trần Quang Khải và máy bay Su-30MK2 của Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân đã không may gặp sự cố bất ngờ và xảy ra tai nạn lúc 12 giờ 30 phút ngày 16/6. Chín phi công và thành viên tổ bay đã hy sinh.
Ghi nhận sự hy sinh anh dũng của các đồng chí phi công và thành viên tổ bay máy bay CASA-212, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng lương một lần cho Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Không quân 918 và 8 đồng chí còn lại; mỗi đồng chí thăng một bậc quân hàm.
Chủ tịch nước đã quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất đối với từng thành viên của tổ bay CASA-212. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận các thành viên tổ bay máy bay CASA-212 là liệt sỹ./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ viếng. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)
Xem thêm: Lễ viếng, truy điệu 9 quân nhân phi hành đoàn CASA-212
Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng
Thông tin trong buổi họp tối 30/6, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, đã có những sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm của Formosa và đây chính là nguyên nhân gây ra sự cố môi trường, làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam trong thời gian vừa qua.
Theo kết quả kiểm tra, sự cố trên xuất phát ở giai đoạn vận hành thử nghiệm tổ máy của Formosa do các nhà thầu phụ của công ty này tuyển chọn và ký hợp đồng thực hiện.
Theo Bộ trưởng, với những chứng cứ khách quan, chính xác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ ngành khác đã nhiều lần làm việc với Formosa và tới 28/6, công ty này đã nhận trách nhiệm về sự cố môi trường trên.
Bộ trưởng cho hay, phía Formosa qua đó đã cam kết 5 điểm. Thứ nhất là việc công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Ngoài ra, phía Formosa cũng cam kết bồi thường kinh tế cho người dân và phục hồi môi trường biển 4 tỉnh miền Trung với số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD./.
Xem thêm: Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng
Theo kết quả kiểm tra, sự cố trên xuất phát ở giai đoạn vận hành thử nghiệm tổ máy của Formosa do các nhà thầu phụ của công ty này tuyển chọn và ký hợp đồng thực hiện.
Theo Bộ trưởng, với những chứng cứ khách quan, chính xác, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các bộ ngành khác đã nhiều lần làm việc với Formosa và tới 28/6, công ty này đã nhận trách nhiệm về sự cố môi trường trên.
Bộ trưởng cho hay, phía Formosa qua đó đã cam kết 5 điểm. Thứ nhất là việc công khai xin lỗi Chính phủ và nhân dân Việt Nam vì đã để xảy ra sự cố nghiêm trọng.
Ngoài ra, phía Formosa cũng cam kết bồi thường kinh tế cho người dân và phục hồi môi trường biển 4 tỉnh miền Trung với số tiền 11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD./.
Công ty Formosa xin lỗi và nhận trách nhiệm. (Ảnh cắt từ clip)
Xem thêm: Formosa chính thức nhận lỗi vụ cá chết, hứa bồi thường 11.500 tỷ đồng
Thủ tướng yêu cầu tìm nguyên nhân GDP nửa đầu năm chỉ đạt 5,52%
Trong khuôn khổ kỳ họp Chính phủ thường kỳ tháng Sáu, ngày 30/6, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp với các địa phương về phát triển kinh tế-xã hội.
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ đây là kỳ họp quan trọng, nhằm đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm và bàn các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của năm 2016.
Nêu rõ tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm chỉ đạt 5,52%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thảo luận, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng 6,7% như Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra./.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu tìm nguyên nhân GDP nửa đầu năm chỉ đạt 5,52%
Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ đây là kỳ họp quan trọng, nhằm đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm và bàn các giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế-xã hội của năm 2016.
Nêu rõ tăng trưởng GDP sáu tháng đầu năm chỉ đạt 5,52%, thấp hơn cùng kỳ năm ngoái, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành và địa phương thảo luận, xác định nguyên nhân, từ đó đưa ra giải pháp để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng 6,7% như Nghị quyết của Quốc hội đã đề ra./.
Bốc xếp hàng hóa tại Cảng Hải Phòng. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu tìm nguyên nhân GDP nửa đầu năm chỉ đạt 5,52%
Lạm phát cả năm có thể tăng cao hơn mục tiêu quốc hội đề ra
Tại buổi họp Chính phủ tổ chức chiều 30/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nguyễn Chí Dũng đã đưa ra dự báo về mức lạm phát cả năm 2016 có thể tăng cao hơn mục tiêu quốc hội đề ra.
Một trong những nguyên nhân theo Bộ trưởng là khu vực nông lâm thủy sản tăng trưởng âm sau 6 tháng, trong đó nông nghiệp giảm 0,73% đã để lại hậu quả nặng nề cho mùa vụ sau.
Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách đang ở mức cao do mức chi ngân sách vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Năm 2015 bội chi tăng lên 6,1% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 là 4,5% và khả năng năm 2016 mức bội chi vẫn vượt trần cho phép.
"Khả năng lạm phát có thể sẽ vượt mức 5% mà nghị quyết của Quốc hội đề ra trong năm 2016," Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo./.
Xem thêm: Lạm phát cả năm có thể tăng cao hơn mục tiêu quốc hội đề ra
Một trong những nguyên nhân theo Bộ trưởng là khu vực nông lâm thủy sản tăng trưởng âm sau 6 tháng, trong đó nông nghiệp giảm 0,73% đã để lại hậu quả nặng nề cho mùa vụ sau.
Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách đang ở mức cao do mức chi ngân sách vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Năm 2015 bội chi tăng lên 6,1% GDP, cao hơn mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 là 4,5% và khả năng năm 2016 mức bội chi vẫn vượt trần cho phép.
"Khả năng lạm phát có thể sẽ vượt mức 5% mà nghị quyết của Quốc hội đề ra trong năm 2016," Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo./.
Lạm phát cả năm 2016 có thể vượt mức 5% mà Quốc hội đề ra. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam+)
Xem thêm: Lạm phát cả năm có thể tăng cao hơn mục tiêu quốc hội đề ra
Hàn Quốc đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với gần 4 tỷ USD
Sáu tháng đầu năm, Hàn Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu về tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam với 3,99 tỷ USD và chiếm 35,37% tổng vốn đầu tư.
Tại Báo cáo công bố từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ, trong sáu tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% và giải ngân được 7,25 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, cả nước có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư nước ngoài, đứng sau Hàn Quốc là Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư 1,229 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Kế tiếp, Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,129 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư./.
Xem thêm: Hàn Quốc đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với 3,99 tỷ USD
Tại Báo cáo công bố từ Cục Đầu tư Nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng chỉ rõ, trong sáu tháng, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% và giải ngân được 7,25 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm 2015.
Như vậy, cả nước có 61 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đầu tư nước ngoài, đứng sau Hàn Quốc là Nhật Bản, với tổng vốn đầu tư 1,229 tỷ USD, chiếm 10,8% tổng vốn đầu tư đăng ký.
Kế tiếp, Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,129 tỷ USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư./.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Hàn Quốc đầu tư FDI nhiều nhất vào Việt Nam với 3,99 tỷ USD
Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số già điển hình trên thế giới
Trong 5 năm qua, tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai đang giảm xuống, tình trạng già hóa dân số tăng nhanh... Nếu không có các giải pháp mang tính cân bằng và chiến lược, Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số già điển hình trên thế giới.
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015, triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, do Bộ Y tế tổ chức sáng 29/6 tại Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ đến năm 2017, vấn đề dân số sẽ được trình Ban chấp hành Trung ương Đảng để bàn về Luật Dân số. Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo, ngay từ bây giờ, ngành dân số phải tổ chức nghiên cứu bài bản các vấn đề quan trọng liên quan đến công tác dân số./.
Xem thêm: Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số già điển hình trên thế giới
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị tổng kết 5 năm công tác dân số-kế hoạch hóa gia đình giai đoạn 2011-2015, triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2016-2020, do Bộ Y tế tổ chức sáng 29/6 tại Hà Nội.
Phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ rõ đến năm 2017, vấn đề dân số sẽ được trình Ban chấp hành Trung ương Đảng để bàn về Luật Dân số. Do đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo, ngay từ bây giờ, ngành dân số phải tổ chức nghiên cứu bài bản các vấn đề quan trọng liên quan đến công tác dân số./.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Bích Huệ/TTXVN)
Xem thêm: Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số già điển hình trên thế giới
Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng hơn 21%
Thông tin từ Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 27/6 cho biết khách quốc tế đến Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay ước đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong 6 tháng qua, du lịch Việt Nam đã phục vụ khoảng 32,4 triệu lượt khách nội địa. Trong đó, khách lưu trú đạt 15,8 triệu lượt.
Đến thời điểm này, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 200.000 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả quan, tạo đà thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam hoàn thành mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỷ đồng trong năm nay.
Xem thêm: Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng hơn 21%
Trong 6 tháng qua, du lịch Việt Nam đã phục vụ khoảng 32,4 triệu lượt khách nội địa. Trong đó, khách lưu trú đạt 15,8 triệu lượt.
Đến thời điểm này, tổng thu từ khách du lịch ước đạt hơn 200.000 tỷ đồng, tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả quan, tạo đà thuận lợi cho ngành du lịch Việt Nam hoàn thành mục tiêu đón 8,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 60 triệu lượt khách nội địa, tổng thu từ khách du lịch đạt 370.000 tỷ đồng trong năm nay.
Du khách tại khu du lịch Suối Moọc và Sông Chày – Hang Tối trong quần thể du lịch hang động Quảng Bình. (Ảnh: Đức Thọ/TTXVN)
Xem thêm: Khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 4,7 triệu lượt, tăng hơn 21%
Hơn 871.000 thí sinh tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2016
Sáng 1/7, hơn 871.000 thí sinh trên cả nước chính thức bước vào kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2016. Kỳ thi kéo dài đến ngày 4/7, được tổ chức với 8 môn, trong đó có ba môn bắt buộc là Toán, Văn và Ngoại ngữ, 5 môn tự chọn gồm Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.
Đây là năm thứ 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Kết quả thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Khác với năm ngoái, số lượng cụm thi năm nay lớn hơn với 120 cụm. Trong đó có 70 cụm do các trường đại học chủ trì, dành cho thí sinh dự thi vừa xét công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. 50 cụm thi còn lại do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì, dành cho thí sinh dự thi chi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp./.
Xem thêm: Hơn 871.000 thí sinh tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2016
Đây là năm thứ 2 Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Kết quả thi vừa để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông, vừa để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng.
Khác với năm ngoái, số lượng cụm thi năm nay lớn hơn với 120 cụm. Trong đó có 70 cụm do các trường đại học chủ trì, dành cho thí sinh dự thi vừa xét công nhận tốt nghiệp vừa xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng. 50 cụm thi còn lại do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì, dành cho thí sinh dự thi chi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp./.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại điểm thi Đại học Nông lâm, Bắc Giang. (Ảnh: Đồng Thuý/TTXVN)
Xem thêm: Hơn 871.000 thí sinh tham gia kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia 2016
Huế - thành phố xanh quốc gia của Việt Nam trong năm 2016
Ngày 28/6, tại thành phố Huế đã diễn ra lễ công bố Huế là thành phố xanh quốc gia của Việt Nam năm 2016.
Đây là kết quả cuộc bầu chọn do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tổ chức, thông qua sự đánh giá của 17 thành viên độc lập của các tổ chức khác nhau trên thế giới thực hiện.
Năm nay, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được tham gia dự thi "Thành phố xanh quốc tế."
Cùng với Huế, 17 thành phố khác trên thế giới lọt vào vòng chung kết cuộc bầu chọn. Quán quân thành phố xanh quốc tế năm 2016 được trao cho Paris của Pháp - Kinh đô Ánh sáng. Việt Nam lần đầu tiên tham gia với đại diện là thành phố Huế được trao tặng danh hiệu thành phố xanh quốc gia năm 2016./.
Xem thêm: Huế - thành phố xanh quốc gia của Việt Nam trong năm 2016
Đây là kết quả cuộc bầu chọn do Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) tổ chức, thông qua sự đánh giá của 17 thành viên độc lập của các tổ chức khác nhau trên thế giới thực hiện.
Năm nay, thành phố Huế của Việt Nam cùng 127 thành phố đến từ 21 quốc gia khác trên khắp các châu lục được tham gia dự thi "Thành phố xanh quốc tế."
Cùng với Huế, 17 thành phố khác trên thế giới lọt vào vòng chung kết cuộc bầu chọn. Quán quân thành phố xanh quốc tế năm 2016 được trao cho Paris của Pháp - Kinh đô Ánh sáng. Việt Nam lần đầu tiên tham gia với đại diện là thành phố Huế được trao tặng danh hiệu thành phố xanh quốc gia năm 2016./.
Hoàng thành Huế. (Ảnh: Thế Duyệt/TTXVN)
Xem thêm: Huế - thành phố xanh quốc gia của Việt Nam trong năm 2016
Quản lý hướng dẫn viên Trung Quốc “chui” từ đơn vị lữ hành Việt
Liên quan đến việc hướng dẫn viên du lịch “chui” người Trung Quốc đã xuyên tạc lịch sử, văn hóa Việt Nam khi thuyết minh với khách tại Đà Nẵng, gây bức xúc trong dư luận thời gian qua, ông Nguyễn Quý Phương - Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) khẳng định, sẽ kiên quyết xử lý cả cá nhân đối tượng vi phạm và đơn vị lữ hành liên quan.
“Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thông báo rõ sự việc với cơ quan quản lý du lịch phía Trung Quốc để có biện pháp xử lý,” Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho biết.
Trao đổi với báo chí sáng 1/7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Quý Phương nhấn mạnh, việc người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi, theo Điều 32, 33 (Luật Du lịch) quy định, người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (nội địa và quốc tế) phải mang quốc tịch Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.
Trước đó, lãnh đạo Vụ Lữ hành cho biết đơn vị này đã tiếp nhận thông tin về việc xuất hiện hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hoạt động “chui” ở Đà Nẵng, xuyên tạc về lịch sử Việt Nam khi thuyết minh, sử dụng đồng Nhân dân tệ để mua hàng… “Chúng tôi đã lập tức yêu cầu Sở Du lịch Đà Nẵng xác minh, làm rõ sự việc,” ông Phương cho hay.
Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, trong sáu tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng 47,9% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Xem thêm: Quản lý hướng dẫn viên Trung Quốc “chui” từ đơn vị lữ hành Việt
“Bên cạnh đó, chúng tôi sẽ thông báo rõ sự việc với cơ quan quản lý du lịch phía Trung Quốc để có biện pháp xử lý,” Vụ trưởng Vụ Lữ hành cho biết.
Trao đổi với báo chí sáng 1/7, tại Hà Nội, ông Nguyễn Quý Phương nhấn mạnh, việc người nước ngoài làm hướng dẫn viên du lịch tại Việt Nam là hành vi vi phạm pháp luật. Bởi, theo Điều 32, 33 (Luật Du lịch) quy định, người được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch (nội địa và quốc tế) phải mang quốc tịch Việt Nam và thường trú tại Việt Nam.
Trước đó, lãnh đạo Vụ Lữ hành cho biết đơn vị này đã tiếp nhận thông tin về việc xuất hiện hướng dẫn viên du lịch người Trung Quốc hoạt động “chui” ở Đà Nẵng, xuyên tạc về lịch sử Việt Nam khi thuyết minh, sử dụng đồng Nhân dân tệ để mua hàng… “Chúng tôi đã lập tức yêu cầu Sở Du lịch Đà Nẵng xác minh, làm rõ sự việc,” ông Phương cho hay.
Số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, trong sáu tháng đầu năm, lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng 47,9% so với cùng kỳ năm ngoái./.
Bộ đội Biên phòng làm thủ tục nhập cảnh cho du khách Trung Quốc. (Ảnh: Trọng Đức/TTXVN).
Xem thêm: Quản lý hướng dẫn viên Trung Quốc “chui” từ đơn vị lữ hành Việt
(TTXVN/Vietnam+)