GDP năm 2016 ước tăng 6,21%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ và Thủ tướng chỉ đạo cơ chế đặc thù cho Dự án Sân bay Long Thành là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
GDP năm 2016 ước tăng 6,21%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ
Theo Tổng cục Thống kê, Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 ước tính tăng 6,21% so với năm 2015.
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 28/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường.
Năm 2016 bình quân mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%; CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%; CPI tháng 12 năm 2016 tăng 4,74% so tháng 12 năm 2015, thấp hơn so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.
Xem thêm: GDP năm 2016 ước tăng 6,21%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ
Mức tăng trưởng năm nay tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới không thuận, trong nước gặp nhiều khó khăn do thời tiết, môi trường biển diễn biến phức tạp thì đạt được mức tăng trưởng trên là một thành công, khẳng định tính đúng đắn, kịp thời, hiệu quả của các biện pháp, giải pháp được Chính phủ ban hành, chỉ đạo quyết liệt các cấp, các ngành, các địa phương cùng thực hiện.
Phát biểu tại cuộc họp báo công bố tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng 28/12, tại Hà Nội, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Bích Lâm nhấn mạnh, năm 2016 được coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều chỉnh giá một số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường.
Năm 2016 bình quân mỗi tháng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,4%; CPI bình quân năm 2016 so với năm 2015 tăng 2,66%; CPI tháng 12 năm 2016 tăng 4,74% so tháng 12 năm 2015, thấp hơn so với mục tiêu 5% của Quốc hội đặt ra.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: GDP năm 2016 ước tăng 6,21%, thấp hơn mục tiêu của Chính phủ
Giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay đạt 15,8 tỷ USD
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến 26/12, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh tăng và mua cổ phần đạt 24,4 tỷ USD. Bên cạnh đó, giá trị giải ngân cũng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 15,8 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2015.
Số liệu của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài cho thấy, cả nước có 2.556 dự án mới được cấp giấy phép, tổng vốn đăng ký 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Thêm vào đó, dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư là 1.225 lượt, tổng vốn tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ.
Cũng trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD.
Hiện, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,58 tỷ USD, kế tiếp là Singapore với tổng vốn 2,41 tỷ USD, tương ứng 10,62% và 9,9% tổng vốn đầu tư.
Trong 56 địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, đạt 3,42 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn 2,98 tỷ USD, chiếm 12,26%. Tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai với số vốn đăng lần lượt là 2,79 tỷ USD, 2,36 tỷ USD và 2,23 tỷ USD.
Xem thêm: Giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay đạt 15,8 tỷ USD
Số liệu của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài cho thấy, cả nước có 2.556 dự án mới được cấp giấy phép, tổng vốn đăng ký 15,18 tỷ USD, tăng 27% về số dự án và bằng 97,5% so với cùng kỳ năm 2015.
Thêm vào đó, dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư là 1.225 lượt, tổng vốn tăng thêm là 5,76 tỷ USD, tăng 50,5% về số dự án và bằng 80,3% về vốn tăng thêm so với cùng kỳ.
Cũng trong năm 2016, có 2.547 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mua cổ phần với tỷ lệ vốn lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện với tổng vốn đầu tư là 3,425 tỷ USD.
Hiện, Hàn Quốc là quốc gia dẫn đầu với tổng vốn đầu tư 7 tỷ USD, chiếm 28,8% tổng vốn. Nhật Bản đứng vị trí thứ hai với tổng vốn đầu tư 2,58 tỷ USD, kế tiếp là Singapore với tổng vốn 2,41 tỷ USD, tương ứng 10,62% và 9,9% tổng vốn đầu tư.
Trong 56 địa phương, Thành phố Hồ Chí Minh thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, đạt 3,42 tỷ USD, chiếm 14% tổng vốn đầu tư. Hải Phòng đứng thứ hai với tổng vốn 2,98 tỷ USD, chiếm 12,26%. Tiếp theo là Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai với số vốn đăng lần lượt là 2,79 tỷ USD, 2,36 tỷ USD và 2,23 tỷ USD.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay đạt 15,8 tỷ USD
Chuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực
Theo AFP và đài Tiếng nói Hoa Kỳ, giới chuyên gia quốc tế đánh giá Việt Nam đang ngày càng trở thành một "thỏi nam châm" trong khu vực về thu hút đầu tư tư nhân, đặc biệt là trong các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng.
Các nhà phân tích đã ca ngợi, xem Việt Nam là một "điểm sáng" trong khu vực, so sánh với Thái Lan, từng là một "ngôi sao" ở Đông Nam Á, nhưng kinh tế hiện đang "chệch choạc" dưới thời chính quyền quân sự.
Chuyên gia Frederic Neumann, đồng đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC Holdings Plc ở Hong Kong, đánh giá: "Việt Nam là một điểm sáng hiện nay. Các công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nguồn lao động cạnh tranh cao và chi phí thấp. Triển vọng là tươi sáng và nước này là một trong những nền kinh tế xuất sắc ở châu Á."
Ngày 28/12, Việt Nam đã công bố số liệu về tăng trưởng kinh tế, cho biết tăng trưởng kinh tế chưa có sự bứt phá, song vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao và ổn định là một thành công trong quản lý điều hành của Chính phủ Việt Nam.
Các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng GDP năm 2016 ước tăng 6,21% trong năm 2016. Con số này được đánh giá có phần sụt giảm so với năm ngoái, nhưng vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong bối cảnh thương mại toàn cầu đi xuống và những khó khăn do thiên tai gây ra.
Xem thêm: Chuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực
Các nhà phân tích đã ca ngợi, xem Việt Nam là một "điểm sáng" trong khu vực, so sánh với Thái Lan, từng là một "ngôi sao" ở Đông Nam Á, nhưng kinh tế hiện đang "chệch choạc" dưới thời chính quyền quân sự.
Chuyên gia Frederic Neumann, đồng đứng đầu nhóm nghiên cứu kinh tế châu Á thuộc HSBC Holdings Plc ở Hong Kong, đánh giá: "Việt Nam là một điểm sáng hiện nay. Các công ty nước ngoài tiếp tục đầu tư vào Việt Nam để tận dụng lợi thế nguồn lao động cạnh tranh cao và chi phí thấp. Triển vọng là tươi sáng và nước này là một trong những nền kinh tế xuất sắc ở châu Á."
Ngày 28/12, Việt Nam đã công bố số liệu về tăng trưởng kinh tế, cho biết tăng trưởng kinh tế chưa có sự bứt phá, song vẫn duy trì được mức tăng trưởng khá cao và ổn định là một thành công trong quản lý điều hành của Chính phủ Việt Nam.
Các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, tăng trưởng GDP năm 2016 ước tăng 6,21% trong năm 2016. Con số này được đánh giá có phần sụt giảm so với năm ngoái, nhưng vẫn nằm trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong bối cảnh thương mại toàn cầu đi xuống và những khó khăn do thiên tai gây ra.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Chuyên gia: Việt Nam là “điểm sáng” kinh tế trong khu vực
Phó Thủ tướng yêu cầu tái cấu trúc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Tại hội nghị Chính phủ với địa phương ngày 29/12, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã yêu cầu Bộ Công Thương tập trung tái cấu trúc lại các lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Theo đó, Bộ Công Thương cần lựa chọn các sản phẩm chủ lực để ưu tiên phát triển trong giai đoạn mới, trong đó có lĩnh vực ôtô, may mặc, da giầy, túi xách là những ngành có nhiều lợi thế của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu túi xách, da giầy và đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Đáng chú ý các sản phẩm này đang có tỷ lệ hóa rất cao, khoảng 40-50%. Chỉ tính riêng năm 2016, xuất khẩu nhóm hàng túi xách, da giầy và các sản phẩm may mặc đã mang về khoảng 37 tỷ USD, cao hơn lĩnh vực nông nghiệp.
"Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là gạo, nông, thủy sản là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam," Phó Thủ tướng lưu ý.
Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần tập trung phát triển cho lĩnh vực này
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thay vì chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước thì quan điểm cần hướng tới là phải tập trung đáp ứng thị trường trong nước lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu.
Tính đến đầu năm 2016, cả nước mới chỉ có gần 1.4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và so với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, tức là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%.
Theo Bộ Công Thương, chính sự yếu kém về nội lực nên hầu hết các nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo đều phải nhập khẩu, do đó sản phẩm cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cao. Đến nay, các doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Xem thêm: Phó Thủ tướng yêu cầu tái cấu trúc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Theo đó, Bộ Công Thương cần lựa chọn các sản phẩm chủ lực để ưu tiên phát triển trong giai đoạn mới, trong đó có lĩnh vực ôtô, may mặc, da giầy, túi xách là những ngành có nhiều lợi thế của Việt Nam.
Phó Thủ tướng cho biết, Việt Nam đang đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu túi xách, da giầy và đứng thứ 4 thế giới về xuất khẩu các sản phẩm may mặc. Đáng chú ý các sản phẩm này đang có tỷ lệ hóa rất cao, khoảng 40-50%. Chỉ tính riêng năm 2016, xuất khẩu nhóm hàng túi xách, da giầy và các sản phẩm may mặc đã mang về khoảng 37 tỷ USD, cao hơn lĩnh vực nông nghiệp.
"Trong thời gian tới, Bộ Công Thương cần phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để mở rộng thị trường cho hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam, đặc biệt là gạo, nông, thủy sản là những mặt hàng lợi thế của Việt Nam," Phó Thủ tướng lưu ý.
Liên quan đến lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Công Thương cần tập trung phát triển cho lĩnh vực này
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thay vì chỉ tập trung phát triển thị trường trong nước thì quan điểm cần hướng tới là phải tập trung đáp ứng thị trường trong nước lấy thị trường toàn cầu làm mục tiêu.
Tính đến đầu năm 2016, cả nước mới chỉ có gần 1.4000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và so với tổng số 500.000 doanh nghiệp đang hoạt động trên cả nước, tức là doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chỉ chiếm 0,03%.
Theo Bộ Công Thương, chính sự yếu kém về nội lực nên hầu hết các nguyên vật liệu và linh kiện đầu vào phục vụ cho công nghiệp chế biến, chế tạo đều phải nhập khẩu, do đó sản phẩm cuối cùng không tạo ra giá trị gia tăng cao. Đến nay, các doanh nghiệp nội địa mới chỉ cung ứng được khoảng 10% nhu cầu nội địa về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Phó Thủ tướng yêu cầu tái cấu trúc các lĩnh vực sản xuất công nghiệp
Thưởng Tết 2017: Nơi thưởng ôtô tiền tỷ, nơi thấp nhất 50.000 đồng
Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm 2016, nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu tổng kết kết quả kinh doanh và thưởng Tết Dương lịch 2017 cho người lao động. Mặc dù chưa có báo cáo về tình hình thưởng Tết trên cả nước nhưng đã xuất hiện doanh nghiệp thưởng ôtô tiền tỷ cho người lao động, không bất ngờ khi mức thưởng “khủng” này là của khối doanh nghiệp bất động sản.
Một công ty bất động sản tại Hà Nội đã quyết định thưởng Tết cho 8 nhân viên quản lý bậc trung là 8 chiếc xe ô tô trị giá hơn 8 tỷ đồng (năm nhân viên ở Hà Nội và ba nhân viên ở chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh).
Những phần thưởng Tết lớn như tặng nhà, tặng xe hàng năm thường thuộc về các nhóm ngành nghề kinh doanh tốt, những doanh nghiệp FDI…. Có lẽ mức thưởng “khủng” này thuộc về ngành nghề bất động sản là không quá bất ngờ vì trong năm 2016 đây cũng là ngành nghề có mức lương, thưởng cao nhất.
Bà Nguyễn Thị Mai, Phó giám đốc Công ty Tư vấn Macconsult cho biết, theo khảo sát mới đây của công ty, mức thưởng trung bình trong năm của nghề bất động sản là cao nhất, ở mức 55 triệu đồng ở cấp bậc quản lý, giám sát và 12,75 triệu đồng ở cấp bậc chuyên viên, kỹ sư.
Trong khi đó, theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nhìn chung theo phương án của các doanh nghiệp đã báo cáo thì mức thưởng Tết Dương lịch và Tết Âm lịch 2017 cơ bản cũng tương đương năm 2016. Mức thưởng Tết Dương lịch bình quân khoảng 900.000-1.000.000 đồng/người và vẫn có mức 50.000 đồng/người. Mức thưởng Tết Âm lịch thì vẫn khoảng một tháng lương cơ bản".
Xem thêm: Thưởng Tết 2017: Nơi thưởng ôtô tiền tỷ, nơi thấp nhất 50.000 đồng
Một công ty bất động sản tại Hà Nội đã quyết định thưởng Tết cho 8 nhân viên quản lý bậc trung là 8 chiếc xe ô tô trị giá hơn 8 tỷ đồng (năm nhân viên ở Hà Nội và ba nhân viên ở chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh).
Những phần thưởng Tết lớn như tặng nhà, tặng xe hàng năm thường thuộc về các nhóm ngành nghề kinh doanh tốt, những doanh nghiệp FDI…. Có lẽ mức thưởng “khủng” này thuộc về ngành nghề bất động sản là không quá bất ngờ vì trong năm 2016 đây cũng là ngành nghề có mức lương, thưởng cao nhất.
Bà Nguyễn Thị Mai, Phó giám đốc Công ty Tư vấn Macconsult cho biết, theo khảo sát mới đây của công ty, mức thưởng trung bình trong năm của nghề bất động sản là cao nhất, ở mức 55 triệu đồng ở cấp bậc quản lý, giám sát và 12,75 triệu đồng ở cấp bậc chuyên viên, kỹ sư.
Trong khi đó, theo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, nhìn chung theo phương án của các doanh nghiệp đã báo cáo thì mức thưởng Tết Dương lịch và Tết Âm lịch 2017 cơ bản cũng tương đương năm 2016. Mức thưởng Tết Dương lịch bình quân khoảng 900.000-1.000.000 đồng/người và vẫn có mức 50.000 đồng/người. Mức thưởng Tết Âm lịch thì vẫn khoảng một tháng lương cơ bản".
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Thưởng Tết 2017: Nơi thưởng ôtô tiền tỷ, nơi thấp nhất 50.000 đồng
Rau quả Việt: Điểm sáng ấn tượng trên bức tranh xuất khẩu nông sản
Ngành hàng rau quả được đánh giá là lĩnh vực có sự tăng trưởng bứt phá nhất trong bức tranh xuất khẩu nông sản năm nay. Đây là lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này vượt qua ngành hàng lúa gạo và cán đích 2,4 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2015.
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, nhìn lại bức tranh xuất khẩu nông sản năm nay, trong khi những nhóm hàng nông sản chủ lực liên tiếp gặp khó khăn thì “lính mới” rau quả lại có bước tiến vô cùng ngoạn mục.
“Từ một lĩnh vực chỉ xuất khẩu được vài chục, vài trăm triệu USD nhưng đến nay lĩnh vực rau quả đã vươn lên trên vài tỷ USD là một ‘kỷ lục’vượt bậc. Bình quân chung, tăng trưởng xuất khẩu rau quả từ đầu năm đến nay khoảng 37%/tháng. Đặc biệt, các sản phẩm rau quả đã lọt vào được nhiều thị trường “khó tính” như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, New Zealand,…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao và ghi nhận.
Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành trái cây liên tục tăng. Riêng năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây đã tăng gấp 10 lần so với năm 2005.
Cụ thể, năm 2005, rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu và có mặt ở 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch trên 235 triệu USD; đến năm 2015, số thị trường thâm nhập được đã tăng lên hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD, tăng 782% so với năm 2005.
Vẫn trên đà đi lên, năm 2016, ngành hàng rau quả tiếp tục lọt top ngành hàng đóng góp “tỷ đô” vào kim ngạch xuất khẩu và liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Xem thêm: Rau quả Việt: Điểm sáng ấn tượng trên bức tranh xuất khẩu nông sản
Theo đánh giá của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường, nhìn lại bức tranh xuất khẩu nông sản năm nay, trong khi những nhóm hàng nông sản chủ lực liên tiếp gặp khó khăn thì “lính mới” rau quả lại có bước tiến vô cùng ngoạn mục.
“Từ một lĩnh vực chỉ xuất khẩu được vài chục, vài trăm triệu USD nhưng đến nay lĩnh vực rau quả đã vươn lên trên vài tỷ USD là một ‘kỷ lục’vượt bậc. Bình quân chung, tăng trưởng xuất khẩu rau quả từ đầu năm đến nay khoảng 37%/tháng. Đặc biệt, các sản phẩm rau quả đã lọt vào được nhiều thị trường “khó tính” như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, New Zealand,…” - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường đánh giá cao và ghi nhận.
Đại diện Hiệp hội Rau quả Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành trái cây liên tục tăng. Riêng năm 2016, tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây đã tăng gấp 10 lần so với năm 2005.
Cụ thể, năm 2005, rau quả Việt Nam đã được xuất khẩu và có mặt ở 36 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, đạt kim ngạch trên 235 triệu USD; đến năm 2015, số thị trường thâm nhập được đã tăng lên hơn 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, với kim ngạch xuất khẩu hơn 1,8 tỷ USD, tăng 782% so với năm 2005.
Vẫn trên đà đi lên, năm 2016, ngành hàng rau quả tiếp tục lọt top ngành hàng đóng góp “tỷ đô” vào kim ngạch xuất khẩu và liên tục có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Thu hoạch thanh long ở Long An. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Xem thêm: Rau quả Việt: Điểm sáng ấn tượng trên bức tranh xuất khẩu nông sản
Thủ tướng chỉ đạo cơ chế đặc thù cho Dự án Sân bay Long Thành
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến chỉ đạo về cơ chế đặc thù của Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng trước khi Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án; trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thẩm định Khung chính sách theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng năm 2005; phê duyệt quy hoạch dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành năm 2011.
Mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F - cấp cao nhất theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, được chia làm 3 giai đoạn. Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách Biên Hòa 30km.
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo cơ chế đặc thù cho Dự án Sân bay Long Thành
Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai và các cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành tiểu dự án riêng trước khi Quốc hội phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai xây dựng Khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án; trên cơ sở đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thẩm định Khung chính sách theo quy định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, tỉnh Đồng Nai là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vị trí, quy mô và phân khu chức năng năm 2005; phê duyệt quy hoạch dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành năm 2011.
Mục tiêu đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành đạt cấp 4F - cấp cao nhất theo phân cấp của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO).
Công suất dự kiến đạt 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm, được chia làm 3 giai đoạn. Sau khi hoàn thành, sân bay Long Thành cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 40km, cách Biên Hòa 30km.
Phối cảnh dự án sân bay Long Thành. (Ảnh: TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng chỉ đạo cơ chế đặc thù cho Dự án Sân bay Long Thành
Lần đầu cầu truyền hình trực tiếp đón năm mới kết nối các châu lục
Tối 31/12, đã diễn ra chương trình "Đếm ngược 2017" chào năm mới 2017.
"Đếm ngược 2017" là chương trình chào năm mới, lần đầu tiên được thực hiện cầu truyền hình kết nối với các châu lục. Trường quay chính được đặt tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, hướng mặt ra Hồ Hoàn Kiếm.
Chương trình bao gồm những cuộc trò chuyện ngắn, ý nghĩa với Đại sứ Phạm Sanh Châu, nhà báo Trương Anh Ngọc (TTXVN), đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam...
Chương trình còn có những clip phóng sự mang niềm tự hào Việt Nam, những hình ảnh truyền đi từ khắp năm châu về những người Việt Nam toàn cầu và năm mới của họ.
Đặc biệt, “chuyến tàu" Đếm ngược 2017 còn đưa khán giả vượt không gian đến với không khí chào năm mới tại Hàn Quốc, Anh, Mỹ, thậm chí là những vùng đất xa xôi tại châu Phi như Tanzania, hay Peru ở châu Mỹ thông qua cầu truyền hình trực tiếp.
Với chủ đề “Tự hào Việt Nam - Kết nối toàn cầu,” chương trình còn thu hút sự tham gia của những nghệ sỹ Việt Nam thành công trên đấu trường âm nhạc quốc tế, điển hình như Ninh Đức Hoàng Long - Quán quân Opera quốc tế lần thứ 9 tại Hungary.
Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ hàng đầu như ca sỹ Mỹ Linh, nhạc sỹ Phương Uyên, Noo Phước Thịnh, Trọng Hiếu Idol, Suboi, Đinh Mạnh Ninh, nhóm Oplus...
Đặc biệt, dàn hợp xướng “Lý mười thương” do 20 vị khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới thể hiện, hay những điệu múa đón năm mới theo phong cách truyền thống của người dân ở nhiều quốc gia mang đến cho khán giả một đêm Giao thừa bùng nổ cảm xúc.
Xem thêm: Lần đầu cầu truyền hình trực tiếp đón năm mới kết nối các châu lục
"Đếm ngược 2017" là chương trình chào năm mới, lần đầu tiên được thực hiện cầu truyền hình kết nối với các châu lục. Trường quay chính được đặt tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ, hướng mặt ra Hồ Hoàn Kiếm.
Chương trình bao gồm những cuộc trò chuyện ngắn, ý nghĩa với Đại sứ Phạm Sanh Châu, nhà báo Trương Anh Ngọc (TTXVN), đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam...
Chương trình còn có những clip phóng sự mang niềm tự hào Việt Nam, những hình ảnh truyền đi từ khắp năm châu về những người Việt Nam toàn cầu và năm mới của họ.
Đặc biệt, “chuyến tàu" Đếm ngược 2017 còn đưa khán giả vượt không gian đến với không khí chào năm mới tại Hàn Quốc, Anh, Mỹ, thậm chí là những vùng đất xa xôi tại châu Phi như Tanzania, hay Peru ở châu Mỹ thông qua cầu truyền hình trực tiếp.
Với chủ đề “Tự hào Việt Nam - Kết nối toàn cầu,” chương trình còn thu hút sự tham gia của những nghệ sỹ Việt Nam thành công trên đấu trường âm nhạc quốc tế, điển hình như Ninh Đức Hoàng Long - Quán quân Opera quốc tế lần thứ 9 tại Hungary.
Chương trình có sự tham gia của nhiều nghệ sỹ hàng đầu như ca sỹ Mỹ Linh, nhạc sỹ Phương Uyên, Noo Phước Thịnh, Trọng Hiếu Idol, Suboi, Đinh Mạnh Ninh, nhóm Oplus...
Đặc biệt, dàn hợp xướng “Lý mười thương” do 20 vị khách đến từ nhiều quốc gia trên thế giới thể hiện, hay những điệu múa đón năm mới theo phong cách truyền thống của người dân ở nhiều quốc gia mang đến cho khán giả một đêm Giao thừa bùng nổ cảm xúc.
Chương trình Đếm ngược 2017 tại khu vực Tượng đài Lý Thái Tổ. (Ảnh: Minh Đức/TTXVN)
Xem thêm: Lần đầu cầu truyền hình trực tiếp đón năm mới kết nối các châu lục
Nhiều địa phương đón những du khách đầu tiên trong năm 2017
Đúng 6 giờ ngày 1/1/2017, ông Thomas Bauche (quốc tịch Đức), đi trên chuyến bay VN36 của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam đã đến Sân bay quốc tế Nội Bài, là vị khách du lịch quốc tế đầu tiên "xông đất" Hà Nội năm 2017.
Lễ đón vị khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Hà Nội năm 2017 do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức diễn ra tại Nhà khách VIP A, Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Ông Thomas Bauche đến Việt Nam du lịch cùng vợ là bà Monika Spohrbauche. Vợ chồng ông Thomas Bauche dự kiến sẽ đi du lịch tại Hà Nội, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, miền Tây, sau đó sẽ quay lại Hà Nội trước khi trở về Đức. Đây là lần thứ hai ông Thomas Bauche đến Việt Nam du lịch. Năm 2016, ông Thomas Bauche và vợ đến du lịch ở Việt Nam 3 tuần.
Sáng cùng ngày 1/1, tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Đây là những vị khách quốc tế đáp chuyến bay số hiệu VN30 từ Đức và chuyến bay số hiệu TG550 từ London (Anh) đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đón gần 200 hành khách, trong đó có 190 khách du lịch quốc tế đi trên chuyến bay mang số hiệu VN1543 của Vietnam Airlines từ Hà Nội đến Huế.
Chuyến bay số hiệu MI 632 từ Singapore đến Đà Nẵng do Hãng hàng không Silk Air khai thác đã đưa hơn 160 khách Singapore, Đức, Anh… đến tham quan và nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Nẵng nhân dịp Tết dương lịch 2017.
Còn tại Hà Giang, những du khách "xông đất" Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2017 đến từ Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên năm 2017
Lễ đón vị khách du lịch quốc tế đầu tiên đến Hà Nội năm 2017 do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức diễn ra tại Nhà khách VIP A, Sân bay Quốc tế Nội Bài.
Ông Thomas Bauche đến Việt Nam du lịch cùng vợ là bà Monika Spohrbauche. Vợ chồng ông Thomas Bauche dự kiến sẽ đi du lịch tại Hà Nội, Hội An, Thành phố Hồ Chí Minh, miền Tây, sau đó sẽ quay lại Hà Nội trước khi trở về Đức. Đây là lần thứ hai ông Thomas Bauche đến Việt Nam du lịch. Năm 2016, ông Thomas Bauche và vợ đến du lịch ở Việt Nam 3 tuần.
Sáng cùng ngày 1/1, tại Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên đến Thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. Đây là những vị khách quốc tế đáp chuyến bay số hiệu VN30 từ Đức và chuyến bay số hiệu TG550 từ London (Anh) đến Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đón gần 200 hành khách, trong đó có 190 khách du lịch quốc tế đi trên chuyến bay mang số hiệu VN1543 của Vietnam Airlines từ Hà Nội đến Huế.
Chuyến bay số hiệu MI 632 từ Singapore đến Đà Nẵng do Hãng hàng không Silk Air khai thác đã đưa hơn 160 khách Singapore, Đức, Anh… đến tham quan và nghỉ dưỡng tại thành phố Đà Nẵng nhân dịp Tết dương lịch 2017.
Còn tại Hà Giang, những du khách "xông đất" Cao nguyên đá Đồng Văn năm 2017 đến từ Ba Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc...
Đại diện lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh với đoàn khách du lịch quốc tế đầu tiên. (Ảnh: An HiếuTTXVN)
Xem thêm: Thành phố Hồ Chí Minh đón đoàn khách quốc tế đầu tiên năm 2017
Trong tháng Một, các tỉnh miền Bắc sẽ đón 1-2 đợt rét đậm
Nhận định về xu thế thời tiết đặc biệt trong tháng 1/2017, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, trong tháng này nhiều khả năng hoạt động của dải áp thấp xích đạo vẫn có xu hướng hoạt động mạnh, do vậy xoáy thuận nhiệt đới vẫn có thể xuất hiện trên Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền nước ta.
Xác suất xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới cao hơn trên khu vực giữa và Nam Biển Đông và các tỉnh thuộc Trung Bộ trở vào.
Trong tháng 1/2017, miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng từ 3-4 đợt không khí lạnh và có 1-2 đợt rét đậm, tập trung vào thời kỳ nửa cuối tháng nhưng không kéo dài. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ vẫn có khả năng xuất hiện 1-2 đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Mưa trái mùa có khả năng xuất hiện trong tháng 1 ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Xem thêm: Trong tháng Một, các tỉnh miền Bắc sẽ đón 1-2 đợt rét đậm
Xác suất xuất hiện xoáy thuận nhiệt đới cao hơn trên khu vực giữa và Nam Biển Đông và các tỉnh thuộc Trung Bộ trở vào.
Trong tháng 1/2017, miền Bắc có khả năng chịu ảnh hưởng từ 3-4 đợt không khí lạnh và có 1-2 đợt rét đậm, tập trung vào thời kỳ nửa cuối tháng nhưng không kéo dài. Khu vực Trung và Nam Trung Bộ vẫn có khả năng xuất hiện 1-2 đợt mưa vừa, mưa to diện rộng. Mưa trái mùa có khả năng xuất hiện trong tháng 1 ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Trong tháng Một, các tỉnh miền Bắc sẽ đón 1-2 đợt rét đậm
(TTXVN/Vietnam+)